Chia sẻ

Tre Làng

BÓP CÒI!

Nếu ai đó hỏi bạn: Anh có nhớ anh bóp còi khi nào và ở đâu không? Chắc bạn sẽ phá lên cười, bạn sẽ cho rằng câu hỏi đó là ngu xuẩn và không có lời giải đáp. Bạn sẽ nghĩ rằng không ai có thể nhớ được trong đời mình bóp còi khi nào và ở đâu.

Bạn đang nhầm.

Vô số lái xe không thể trả lời nhưng tôi và các đồng nghiệp của tôi tại xí nghiệp xe khách 14 có thể trả lời chính xác chúng tôi bóp còi ở đâu và khi nào.

Bạn không tin ư?

Chúng tôi bóp còi tại bến xe trước lúc xe khởi hành 10 phút. Còi gồm hai nhịp. “Bép bép” có nghĩa là “sắp đi”. Các màn chào hỏi hôn hít của hành khách nên kết thúc để lên xe.

Chúng tôi bóp còi tại nơi nghỉ chân giữa chặng đường như quán cơm hay cây xăng để báo cho hành khách rằng xe chuẩn bị lăn bánh tiếp, ai đi vệ sinh thì nhanh lên, ai uống nước thì trả tiền đi. Còi trong trường hợp này gồm 3 nhịp “Bép bép.. bepppp” có nghĩa là “nhanh lên nàooo”.

Chúng tôi thỉnh thoảng bóp còi khi gặp nhau giữa đường. Chỉ một tiếng “bép” nghĩa là “CHÀO”. và bên kia chào lại cũng bằng tiếp “Bép”.

Khi xe đã lăn bánh, dù trong thành phố hay trên xa lộ, chúng tôi không bao giờ bóp còi.

Vì sao, chúng tôi, những tài già không bao giờ dùng còi?

Nguyên tắc quan trọng của những lái xe kinh nghiệm là: Không bao giờ được đưa mình vào tình thế nguy hiểm và không bao giờ được đưa mình vào thế bị động. Khi bạn dùng còi, bạn đang đưa mình vào cả hai thế đó.

Để tôi phân tích kĩ hơn:

1- Khi bạn bóp còi, ánh mắt của bạn hướng tới đối tượng bị còi và do vậy, tầm quan sát của bạn bị giảm, Khi quá chú tâm vào một đối tượng, bạn sẽ không nhìn thấy mối nguy khác, phương tiện khác.

2- Khi bóp còi, khả năng sử dụng vô lăng của bạn bị giới hạn. Bạn không thể vừa bóp còi vừa lấy lái nhanh nhẹn, nhịp nhàng.

3- Khi bóp còi, bạn trông chờ vào phản ứng của người bị còi để quyết định bước đi tiếp theo của bạn. Điều này làm bạn mất tính chủ động. Nói cách khác, phản ứng của bạn tùy thuộc vào người khác. Và nếu người bị còi không có phản ứng như bạn mong muốn, bạn phải đạp phanh dúi dụi và đó là lúc bạn đưa mình vào thế nguy hiểm và bị động.

Trong mọi tình huống lái xe trên đường, thay vì còi, bạn sẽ có muôn vàn cách xử lý khác hay hơn, an toàn hơn. Sự lệ thuộc vào tiếng còi tạo cho bạn tính ỷ lại, thể hiện sự thiếu tự tin và hạn chế khả năng của các thao tác khác. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, tiếng còi đột ngột của bạn tạo ra những phản ứng quá đà của đối tượng bị còi như Giật mình, loạng choạng, ngã....chửi.

Bạn hãy để ý những lái xe ô tô hay dùng còi trong thành phố. Theo thứ tự giảm dần, họ là:


  • Lái xe tắc xi
  • Lái xe tải biển ngoại tỉnh
  • Lái xe công vụ biển xanh
  • Mới bán đất mua xe
  • Vừa có bằng.
  • Mái già U50
Ồ, Bạn sẽ rất hiếm khi thấy những tài xe buýt bóp còi.

Tiếng còi có chức năng chính là báo cho người khác biết về sự hiện diện của mình. Nhưng ngày nay tiếng còi biến tướng vô vàn:Tiếng còi chuyển tải những thông điệp mang đầy nôn nóng và tức giận.

Đèn sắp chuyển sang xanh: bép bép bép bép (đi mẹ chúng mài đi)

Tiếng còi thúc vào đít xe máy: Bép bép bép (địt mẹ mài)

Tiếng còi thúc vào đít xe ô tô khác: Bép bépbépppp bepppppppppppppppp (dẹp mẹ mài raaaa)

Tiếng còi gào ầm ỹ gọi cô bán cà phê hay cậu bán bánh mì: Bepsssssssssssss (Nhanh...lên...)

Giữa muôn vàn âm thanh hỗn loạn ấy, người ta sinh ra nhờn tiếng còi. Ai còi kệ ai, bố cứ đi kiểu bố thích. Tiếng còi ngày càng trở nên vô dụng và dần dần âm hưởng của nó trở nên thù hằn, gắt gỏng và mang tính chửi bới hơn là báo hiệu.

Khi môi trường bị ô nhiễm âm thanh, con người trở nên dễ điên khùng. Nếu bạn giật mình thức giấc trong đêm vì ai đó bóp còi, tôi chắc bạn sẽ lầm bầm văng tục: Còi cái địt con mẹ chúng mài!

Khi tiếng còi thét lên đó là lúc sự văn minh đổ sụp xuống.


Nguồn: Nguyễn Đăng Ninh
----------
Bổ sung: Xin lỗi cố Nguyễn Đăng Ninh vì chưa dẫn link, con bổ sung link dẫn đây ạ.Nguyễn Đăng Ninh đây

4 nhận xét:

  1. gì thì không biết nhưng đang đi trên đường mà nghe tiếng còi thực sự mình thấy hốt!
    mình ghét tiếng còi trên đường, chỉ lúc nào bất đắc dĩ lắm mới bóp còi, chứ giờ cứ đang đi mà nghe tiếng còi nhiều khi giật mình mà ngã...
    khỏi nói mấy bác tài già như bác tác giả, thần kinh không vững nghe còi lại tai nạn thì khốn đời!

    Trả lờiXóa
  2. may là bài viết không so sánh việt nam với nước ngoài, cơ bản việt nam bóp còi nhiều cũng chỉ vì giao thông đặc thù rối rắm mà không dùng còi thì lại phải dùng mồm để chửi, để dẹp đường để đi nhanh, chứ nếu như được như nước ngoài toàn ô tô, đi theo làn, cứ thế mà đi, chẳng thằng nào tranh đường thằng nào, chẳng có cái xe máy nào le ve trước mặt

    Trả lờiXóa
  3. nếu như đi đường cao tốc hay đường tỉnh lộ thì tôi còn tin được là càng già càng không còi mấy, thế nhưng đi đường thành phố nhất là lúc tắc đường tôi đố mấy ông già không hay còi đấy, đặc biệt là mấy ông xe bus lại càng hay còi, vừa còi còn vừa đi ẩu vượt mặt xe khác nữa chứ, gặp phải mấy ông già khó tình thì chửi người ta thôi rồi, bản tính của mỗi người mà thôi

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là tiếng còi khi tham gia giao thông ngày càng không còn nhiều ý nghĩ và người ta cũng không lợi dụng nhiều vào tiếng còi như ngày xưa nữa đúng là khi còi người ta sẽ bị động hơn mà khi tham gia giao thông chúng ta cần sự chủ động cho nên chúng ta khi đi tham gia giao thông hãy hạn chế bóp còi và luôn đặt mình vào vị thế chủ động và chỉ bóp còi khi cần thiết cũng là để cho xã hội đỡ ồn ào hơn.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog