Bài chép của DG
Đã có sự thừa nhận.
Thật sự thú vị khi có hẳn một nội dung và thậm chí còn được nhấn mạnh tại Hội nghị TW 10 vừa qua, đó là đề án Quyhoạch phát triển và quản lý báo chí.
Chắc chắn bên cạnh việc quy hoạch để tiếp tục thích ứng với các xu thế mới, thì hẳn chính bản thân Trung ương cũng đã có những nhìn nhận, đánh giá sòng phẳng về thực trạng truyền thông kém cỏi của nước ta, và rõ ràng cần phải có sự thay đổi dứt khoát trong tư duy quản lý.
Truyền thông đã vẽ lệch lạc hình ảnh xã hội, thậm chí đã trở thành các công cụ để đấu đá phe nhóm, tranh giành lợi ích chính trị?
Truyền thông đã góp phần làm vấy bẩn không gian văn hóa đất nước bằng hằng hà sa số các hình thức lá cải?
Những trường hợp tiêu biểu.
Sự phức tạp và đa dạng và thậm chí vấy đục của truyền thông trong mấy năm qua, có thể được thấy rõ qua câu chuyện của một số nhân vật mà hình ảnh của họ đã quá gắn bó với dư luận, đó là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các ông bộ trưởng Đinh La Thăng, Nguyễn Thiện Nhân, và bà Nguyễn Thị Kim Tiến.
Cả một không gian truyền thông, đặc biệt là không gian mạng, gần như “lên đồng tập thể” khi công kích hình ảnh thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong những năm 2011, 2012.
Điều đó cũng xảy ra tương tự với ông Nguyễn Thiện Nhân, khi ông còn là Bộ trưởng Bộ giáo dục, hay mới chỉ gần đây là bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng đương nhiệm Bộ Y Tế, những Bộ với những mảng công việc mà cánh báo chí vẫn thường nói đùa, là thích “đánh” lúc nào cũng được!
Và cũng trong những ngày đầu nhậm chức, với việc thí điểm thay đổi giờ học, hay thí điểm đi làm bằng xe bus, cấm cán bộ chơi Golf, những phát ngôn về khái niệm tư lệnh ngành, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng đã bị “bầm dập” với báo chí.
Và hậu quả về mặt hình ảnh thì đã rõ.
Ngoại trừ một ông thủ tướng đẳng cấp vượt trội với đúng phong cách đàn ông theo lối anh hai Nam Bộ, là vẫn cứ việc mình thì mình làm, không lê la to nhỏ chỗ này lắm sâu, chỗ kia có đôi ba đồng chí Z, bình tĩnh lỳ đòn vượt qua dư luận thị phi. Và với những thành tựu đạt được trong công việc, thì đến lúc này rất thú vị là chính thế giới truyền thông ảo kia lại đang quay ra tung hô, ủng hộ.
Với sự uyển chuyển và khá thức thời, hay nói chính xác ra là khá “biết điều” với báo chí, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã dần lấy lại được hình ảnh, thậm chí gây dựng được một hiện tượng xã hội mang tên chính bản thân ông.
Có vẻ như biện pháp xử lý các khủng hoảng truyền thông chủ yếu của ông Bộ trưởng này, là chủ trương “thí tốt” để giải tỏa sự uẩn ức của đám đông. Đám đông dư luận Việt, đặc biệt là ảo, vốn dĩ hời hợt và “khát máu”, hẳn rất mong nhìn thấy một cái đầu trên giá treo cổ trong mỗi sự vụ. Và chủ trương xử lý khủng hoảng của ông Bộ trưởng chính là đánh vào tâm lý bầy đàn đó, ban phát cho họ một sự hả hê trong tâm lý đả kích quan chức.
Về bản chất, có thể coi đấy là nghệ thuật của sự đổ lỗi, đổ lỗi cho cấp dưới, để tránh cho được mũi dùi dư luận đang chỉ về nơi mà đúng ra mới là đích của nó – là trách nhiệm và lỗi của Bộ trưởng!
Rất ít khi thấy ông Bộ trưởng này nhận lỗi, dù lĩnh vực của ông xảy ra không ít sự cố, nhưng ông lại rất thành công trong việc bảo vệ hình ảnh cá nhân của mình, thông qua việc thẳng tay tuyên bố trừng trị cấp dưới, những kẻ thấp cổ bé họng hơn cái vai trò một vị Bộ trưởng rất nhiều.
Không làm được điều này như ông Thăng, chính là yếu điểm chết người còn lại của hai vị bộ trưởng khác, là Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Tiến!
Khoa học hay lạc hậu, lỗi thời?
Lục lại hồ sơ, hai vị chính khách này có một điểm chung, đều là những người có cốt cách tri thức khoa học nổi tiếng. Ông Nguyễn Thiện Nhân là giáo sư, tiến sĩ, và gia đình ông là một trong số hiếm gia đình ở Việt Nam có truyền thống khoa học khi cả hai cha-con đều là những giáo sư đầu ngành. Phụ thân của ông là giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến nguyên là viện trưởng trẻ nhất của hệ thống các viện Pasteur trên thế giới, là cháu của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập, và cũng là một vị giáo sư, tiến sĩ rất tên tuổi trong giới Y học. Không mấy ai để ý đến việc bà là một phụ nữ Việt Nam hiếm hoi đã nhận được Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp vì những cống hiến cho mối quan hệ Việt Pháp thông qua lĩnh vực Y tế, cùng với một số người khác như bà Tôn Nữ Thị Ninh, Ngô Bảo Châu, Nguyễn Thị Xuân Phượng, Bùi Trân Phượng…
Có thể nói, cốt cách khoa học khá cứng nhắc của hai vị Bộ trưởng này, đã phần nào cản trở chính bản thân họ trong vấn đề cần phải hòa mình và thích nghi cùng với một không gian truyền thông trong giai đoạn nhiễu nhương.
Và họ đã phải lãnh hậu quả.
Hình ảnh và tên tuổi của họ khá bi đát trong dư luận, mặc dù với góc độ một Bộ trưởng, họ đã thiết lập và áp đặt được rất nhiều tư duy vĩ mô và chính sách có ý nghĩa trong lĩnh vực quản lý của mình. Với Nguyễn Thiện Nhân là tư duy và triết lý về lòng trung thực trong giáo dục, với Nguyễn Thị Kim Tiến là những biến đổi lớn về phát triển hạ tầng y tế, các chính sách bảo hiểm y tế cho người dân, và những khắt khe trong vấn đề y đức.
Họ lúng túng trong việc xử lý truyền thông với các sự cố, cốt cách làm việc khoa học và tri thức đã làm cho họ cứng nhắc trong việc cần phải “biết điều” với truyền thông. Đây cũng chính là đặc điểm lớn nhất của giới khoa học, họ khó có thể lẫn vào những không gian bỗ bã xôi thịt đời thường được, dù rằng đôi khi đó là điều nên nhắm mắt mà làm, và thậm chí làm được thì càng tốt!
Giá trị bền vững.
Suy cho cùng, giá trị bền vững của con người vẫn là các giá trị nội tại của chính họ, và suy cho cùng, người dân vẫn cần các vị chính khách của mình với nền tảng năng lực, đạo đức, tư duy, hơn là cần những vị chính khách nhanh nhạy ứng phó và xử lý theo kiểu lấy lòng dư luận nhất thời. Sóng gió đối với hình ảnh của các vị đã nêu, và cách thức ứng phó của họ đã thể hiện khá rõ được thực trạng của đời sống truyền thông hiện tại, và càng hiểu hơn khi vì sao, đích thân ông Tổng bí thư phải nhấn mạnh đến mấy lần về việc phải đổi mới lại cơ chế quản lý báo chí.
Chỉ một thắc mắc, chả biết lúc Tổng bí thư phát biểu về thực trạng báo chí như thế, thì dưới hội trường, những Ủy viên trung ương đã đánh bóng được tên tuổi bằng truyền thông, liệu có điều gì áy náy với dân, với nước?
Và xấu hổ?
Nguồn DG
Báo chí, truyền thông đại chúng là kênh thông tin và cũng là món ăn tin thần, nét văn hóa của nhân dân, báo chí có đưa tin đúng, kịp thời thì người dân mới có cái nhìn đúng đắn về đất nước, đồng thời những kênh truyền thông giải trí cũng là nơi thu gian giải trí cho người dân sau những giờ làm việc mệt mỏi nhưng nó cũng không được làm mất đi những nét văn hóa truyền thống của đất nước, dân tộc
Trả lờiXóatôi thấy cũng đúng đấy, làm gì cứ suốt ngày đổi cho mất mạng vì đứt cáp rồi vì gì gì đó, cũng do quản lý không tốt mà ra thôi chứ đổ lỗi nhiều làm gì, người ngoài hay người dân làm sao mà biết được, một nước to như thế mà vì một con cá mập ngứa răng thôi là tèo bao nhiêu công việc cần mạng sao, quản lý cho tốt vào thì đất nước còn phát triển nhanh được
Trả lờiXóađầu tư vào truyền thông, và mạng internet và đặc biệt là trong khâu quản lý mà một lối đi rất hợp lý và chính ra cần phản triển khai sớm từ rất lâu rồi, nhưng đến bây giờ mới bắt đầu thì không bao giờ là muộn cả, nhưng nếu ngay từ bây giờ làm thì phải cho ra làm, làm sao cho thật đồng bộ, tạo nền móng vững chắc để phát triển về lâu về dài sau này mới tốt
Trả lờiXóavẫn biết là môi trường truyền thông, báo chí đã phức tạp và nhạy cảm nhiều vấn đề rồi, mạng xã hội bây giờ còn nhiều hơn thế, người ta coi mạng xã hội còn trọng hơn cả danh dự ngoài đời không có gì là lạ cả, khôn khéo và nhiều khi phải bỏ cái này vì cái kia, nhưng riêng việc gì cần cứng rắn, cần sự ủng hộ từ quần chúng và bảo vệ sự thật thì không phải lo, số đông vẫn đang rất có lý trí
Trả lờiXóatruyền thông là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong xã hội ngày nay, con người thiếu đi truyền thông tức là sẽ không nhận được bất kỳ thông tin nào, và như thế sẽ đẩy lùi đi sự phát triển của xã hội và đất nước, ngược lại đó truyền thông là tiếng nói gắn kết của người dân thì phải thể hiện được giá trị đích thực của mình, phải cung cấp thông tin chính xác, nhưng hiện nay truyền thông ở nước ta bị lợi dụng một cách không thể nào chấp nhận được, ví dụ như bài viết của tác giả là điển hình, qua đó tạo nên dư luận xấu, một cách nhìn nhận lệch lạc của ngươi dân qua truyền thông cung cấp.
Trả lờiXóaKhông hẳn là ác cảm với báo chí bởi một phần nào đó thông tin được lấy từ báo chí nhưng thực sự là đôi khi không có thiện cảm với báo chí. Có thể là con sâu cá thể thôi nhưng đôi khi vì lợi ích mà các nhà báo làm hại đến tương lai, gia đình của rất nhiều người.
Trả lờiXóa