Chia sẻ

Tre Làng

LỌC VÀ MƯỢT GIỚI THIỆU THƠ DG

Mượt

Biết Phạm Khánh Sơn đã lâu, nhưng chị vẫn không khỏi suy ngẫm mỗi khi đọc những vần thơ của anh.

Thôi em đừng buồn nữa/ Chuyện đã có gì đâu/ Hết thương, thì giải tán/ Vấn vương chi nhức đầu.

Chiều nay anh về vội/ Lòng nhẹ tênh, hẳn rồi/ Nhớ gì đâu, tóc rối/ Thương gì đâu, xa xôi…

Đọc thơ của Phạm Khánh Sơn, lúc có cảm giác anh như chú bé nhà quê thảng thốt lạc giữa buổi chiều phố thị, lúc lại thấy anh như người chiến sĩ đang gác ngoài biên ải nhớ về người vợ trẻ và đứa con thơ, lúc lại thấy trầm tư như một người đàn ông trung niên đang hồi tưởng về quá khứ chiến trận oai hùng.

Cái tình trong thơ anh cũng như chính con người anh, giản dị mà sâu lắng, chân tình mà rỗng tuếch, thuỷ chung mà cũng chẳng thiếu nét phong tình.

Không những thế, thơ Phạm Khánh Sơn còn mang hơi thở đương đại bởi giằng xé giữa toan tính của miếng cơm manh áo với tâm hồn thi sĩ mong manh. Đó là ẩn ức bi kịch mà kẻ sĩ như anh luôn ẩn giấu trong cuộc sống thường ngày.

Hay, nhẹ mà ngấm, cảm ơn anh, mong anh có thêm những vần thơ hay cho bạn đọc.

Anh là Zái ghẻ DG , bé yêu của chị Mượt. Địt mẹ anh. Hehe.

Nguồn: Mượt Khắm

Lọc

Sự kiện chấn động làng Face khi chùm thơ của anh Dái Ghẻ với nghệ danh Phạm Khánh Sơn, kĩ sư xây dựng, sinh năm 1980 quê Nghệ An được in lên 1/4 trang Tiền Phong Chủ nhật. Những bài thơ mà trước đây dù đang vui vẻ chém gió nhân lúc trà dư tửu hậu thì anh cũng chỉ dám nói sẽ vào hợp tuyển của QUÁN THƠ BỰA. Tỉ dụ như tôi giờ muốn đăng quảng cáo thuốc gia truyền trị bệnh trĩ lên đấy nhẽ phải mất đôi chục củ chứ đùa, hehe.

May mắn thay, cả Tiền Phong online cũng đã đăng thơ anh. Thật chứ tiên nhân chúng nó không chịu đăng thì bao nhiêu fan hâm mộ biết bình ở đâu hay làm sao dám bỏ tiền ra mua về đọc rồi lại cho đồng nát.

Sáng qua anh có nhắn tin cho tôi bảo Lọc có bận mấy thì bận hãy viết cho anh mấy lời bình. Để mấy con nỡm kia nó bình thì còn gì là oai phong lẫm liệt của Trại chủ Lương Sơn Trại.

Tôi định viết thật lòng nhưng mấy lần báo đều không đăng. Nguyên nhân chính là vì cái đoạn này:

"Biết Phạm Khánh Sơn chưa lâu, tôi đã kết ngay cái chất thơ anh. Tự nhiên một cách đầy sắp đặt, giản dị mà vẫn lấp lánh leng keng, chân tình mà đầy sáo rỗng, hehe".

Đúng là cũng khó đăng thật. Lỡ hứa rồi không nuốt lời được nên tôi có viết thế này:

"Hẳn đã phải viết mòn những mỹ từ, hoa ngữ rồi mới lắng ra những câu thơ tình và dung dị như vậy.

Thơ Sơn như thứ rượu quê được ủ bằng men ta và chưng cất kĩ lưỡng. Say, nồng nàn và đầy hậu vị.

Nói như bạn tôi thì nó giản dị như sự thật, như bóng đêm, như bốn mùa, như sống chết.

Phải nghe Sơn ngâm thơ thì mới thấy hết cái vẻ đẹp tâm hồn giàu trí tuệ và tình cảm của anh qua giọng ngâm đầy nội lực và say đắm

Anh chính là một trong những người đi tiên phong khai mở ra một thứ ngôn ngữ mới vượt qua những giới hạn của ngôn ngữ bây giờ".

Sau rồi báo đăng cho tôi hai đoạn đầu vì nâng bi đoạn sau lên hơi cao, qua mẹ cả chiếc khăn gió ấm. Mời anh em ai chưa đọc thì hãy đọc những câu thơ bốc mả của anh Dái, ai đọc rồi thì cùng đọc lại với tôi cho nó thi vị ngày làm việc đầu tiên của năm mới:

"Chiều nay anh về vội
Lòng nhẹ tênh, hẳn rồi
Nhớ gì đâu, tóc rối
Thương gì đâu, xa xôi...".

Thật chứ nó giản dị và đầy chất đời đến mức mà nhiều lúc tôi cứ băn khoăn tự hỏi hay là đéo phải thơ.

Nguồn: Lọc


Chùm thơ Phạm Khánh Sơn

TP - Chất đương đại nằm ngay trong những dòng thơ không cầu kỳ cách tân của Phạm Khánh Sơn.

Ru con

Đêm ta nằm ru con
À ơi, đoàn quân Việt Nam đi
À ơi, đêm chong đèn ngồi nhớ lại
À ơi, tạm biệt rồi còn đọng mãi
Những nụ hôn bên cửa sổ mùa xuân

Đêm ta nằm ru con
Chân con đập uỳnh uỳnh trên ngực
À ơi, lửa đã cháy ở phía trước
Bốn ngàn năm sao chưa dứt à ơi...

Đêm ta nằm ru con
Tay ta vòng tìm ngực vợ
À ơi những mối tình dang dở
Quay đều thương mãi vòng xe

Đêm ta nằm ru con
À ơi, một giàn thiên lý
À ơi, chân đồi khéo nhé
Kẻo nhầm rồi lại à ơi…

Chuyện đã có gì đâu

Thôi em đừng buồn nữa
Chuyện đã có gì đâu
Hết thương, thì giải tán
Vấn vương chi nhức đầu.

Em hãy về, bên đó
Lại con bế, con bồng
Và hãy cười, như thể
Ngày nao, bước theo chồng

Chuyện đời mà, đơn giản
Anh - cũng như bao thằng
Đàn ông, thời khốn nạn
Buồn gì, chút gió trăng!

Chiều nay anh về vội
Lòng nhẹ tênh, hẳn rồi
Nhớ gì đâu, tóc rối
Thương gì đâu, xa xôi…

Có những chiều về ngang chợ cóc

Có những chiều về ngang chợ cóc
Bâng khuâng muốn tặng em, ví dụ, một đóa hồng
Nhưng cứ đứng bần thần rồi ngại
Chẳng biết vợ mình có chọc mình không?

Anh lặng nhìn những thanh niên trên phố
Chợt thấy lơ ngơ giữa lấp lánh đèn màu
Chúng ngúng nguẩy nào gấu bông, hoa đỏ
Bỗng chợt giật mình, ta có gì cho nhau?

Ôi thời buổi mở cửa ra là khốn khó
Là cơm áo sáng mai, là con cái đến trường
Là nghề nghiệp chông chênh thời khủng hoảng
Là nụ cười gượng gạo buổi nhiễu nhương

Nhẽ nào anh được đổ cho thời buổi?
Và được đổ cho cơm áo gạo tiền
Để mỗi lúc chạm vào vùng lãng đãng
Anh tự huyễn mình, cho phép được quên

Chiều nay, nếu về qua chợ cóc
Nhất định anh sẽ mua, ví dụ, một đóa hồng
Rồi cứ thế, mỉm cười, anh tặng
Mặc kệ em rằng, có chọc hay không…

1 nhận xét:

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog