Bài chép về từ Mõ Làng
Những mốc son quan hệ giữa Việt Nam và Vatican
Nhìn lại 2 năm 2013, 2014 Chính thể Việt Nam, bằng cả nỗ lực của Đảng, Quốc Hội, Nhà nước đã có nhiều hoạt động mang tính lịch sử để cải thiện quan hệ với Vatican và được Tòa thánh đón tiếp niềm nở, đồng thuận tư tưởng để hướng hoạt động của Giáo hội công giáo Việt Nam "Đồng hành cùng dân tộc", xây dựng đất nước phồn vinh.
Sáng thứ Ba, 22-01-2013, Đức Giáo Hoàng đã niềm nở tiếp kiến ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, ông Tổng bí thư và phái đoàn cùng đi đã hội kiến với Đức hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone, SDB, và Đức Tổng giám mục Dominique Mamberti, Thư ký phụ trách Quan hệ với các Quốc gia.
Đây là lần đầu tiên một Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gặp Đức Thánh Cha và các vị trong Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Các cuộc thảo luận thân mật đã đề cập đến các đề tài liên quan đến Việt Nam và Tòa Thánh. Hai bên dã bàn về phát triển quan hệ trong tương lai, giải quyết một số tình hình còn tồn đọng để sự hợp tác sẽ được củng cố hơn nữa.
Sau chuyến viếng thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chiều 22/3/2014, Tòa thánh Vatican đón tiếp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch đã có buổi hội kiến Giáo hoàng Francis I và Thủ tướng Tòa thánh Vatican, Hồng y Pietro Parolin. Ông Chủ tịch Quốc hội đã bày tỏ vui mừng gặp Giáo hoàng Francis I tại Tòa thánh Vatican; tin tưởng rằng với lòng quảng đại, bác ái và dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Giáo hoàng, Tòa thánh Vatican tiếp tục quan tâm đến sự ổn định, hòa bình và đời sống tinh thần của giáo dân trên toàn thế giới. Đồng thời, ông cũng khẳng định rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối coi tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của người dân; đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong muốn, với uy tín, vị thế của mình, Giáo hoàng tiếp tục quan tâm, huấn dụ chỉ dẫn Giáo hội Công giáo Việt Nam tiếp tục thực hiện đường hướng “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc,” “người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt,” phát huy những mặt tích cực của Giáo hội Công giáo, đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước Việt Nam.
Nhận lời mời của Giáo hoàng, ngày 18/10/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thăm Tòa thánh Vatican, hội kiến với Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Tòa thánh Pietro Parolin.
Hai bên đánh giá quan hệ Việt Nam và Tòa thánh Vatican đã có những bước phát triển tích cực, thể hiện qua các cuộc tiếp xúc ở cấp cao, việc tổ chức và triển khai hiệu quả thỏa thuận tại các cuộc họp Nhóm Công tác hỗn hợp cũng như hoạt động của Đặc phái viên không thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam.
Giáo hoàng Francis khẳng định Tòa thánh Vatican luôn chủ trương phát triển quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, tiếp tục ủng hộ Giáo hội Công giáo Việt Nam tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Giáo hoàng Francis nhấn mạnh phải thực hiện tốt hơn nữa đường hướng “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc”, “giáo dân tốt phải là công dân tốt”, “người Công giáo Việt Nam phải đồng hành cùng dân tộc Việt Nam xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc”, “người Công giáo Việt Nam phải là người yêu nước”. Hai bên thống nhất tích cực duy trì đối thoại, tiếp xúc để tăng cường quan hệ tốt đẹp và hướng dẫn Giáo hội cùng cộng đồng Công giáo Việt Nam thực hiện tốt các huấn từ và sứ điệp của Giáo hoàng nêu trên.
Chiều 10/9,Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tòa thánh Vatican, ông Antoine Camilleri đã dẫn đầu đoàn Tòa thánh tham dự Cuộc họp vòng V Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam - Tòa thánh tại Hà Nội từ ngày 10-11/9.
Ông đã được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chào đón. Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh A. Camilleri bày tỏ ấn tượng lần đầu thăm Việt Nam và được chứng kiến các hoạt động công giáo phong phú tại những địa phương đến thăm. Thứ trưởng Camilleri cảm ơn sự quan tâm của chính quyền các cấp Việt Nam đã dành cho Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng như đối với các chuyến thăm làm việc của Đặc phái viên không thường trú của Tòa thánh trong thời gian vừa qua.
Thứ trưởng Camilleri khẳng định Giáo hoàng Francis và Tòa thánh luôn mong muốn quan hệ Việt Nam – Tòa thánh ngày càng phát triển và cộng đồng Công giáo Việt Nam tích cực đóng góp vào công cuộc phát triển của đất nước theo tinh thần Sứ điệp và Huấn từ của Giáo hoàng.
Ngày 20/1/2014, Bộ trưởng Truyền giáo Tòa thánh Vatican, Hồng y Fernando Filoni đã sang thăm Việt Nam và chuyển lời cầu nguyện hòa bình, thịnh vượng đến đất nước, nhân dân Việt Nam.
Chiều 20/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Hồng y Fernando Filoni, Bộ trưởng Truyền giáo Tòa thánh Vatican tại trụ sở Chính phủ. Hồng y đang có chuyến thăm và hoạt động mục vụ tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Hồng y Fernando Filoni thăm Việt Nam và tin tưởng với chuyến thăm này, Hồng y sẽ thu nhận được nhiều thông tin về đất nước, con người, chính sách tự do tôn giáo và đời sống đạo của người công giáo Việt Nam.
Giáo hoàng Francis hôm (4/1/2015) thông báo tin mừng bổ nhiệm 20 hồng y mới, trong đó có 15 người dưới 80 tuổi đến từ 14 quốc gia. Các vị hồng y dưới 80 tuổi có quyền tham gia hội nghị để bầu Giáo hoàng kế nhiệm.
Trong số các tân hồng y có 5 người ở châu Âu, ba người ở Mỹ Latinh gồm cả Mexico, hai người ở châu Phi và châu Đại Dương, và ba tân hồng y từ đến từ châu Á. Trong ba người này có Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội, Pierre Nguyễn Văn Nhơn.
Cùng với những hoạt động ngoại giao mang tính lịch sử nói trên, nhà nước Việt Nam đã tạo mọi điều kiện để Giáo hội Công giáo Việt Nam hoạt động tín ngưỡng, tổ chức các nghi lễ tôn giáo, xây dựng cơ sở vật chất tôn giáo. Chính quyền cũng đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế, làm sầm uất xứ đạo, chăm lo phúc lợi xã hội cho các công dân là tín đồ. Vùng giáo bây giờ đã khác nhiều so với vài năm trước đây.
Vẫn còn đó những tiếng nói lạc lõng
Không phải là tất cả nhưng vẫn còn đó những tư tưởng, hành động của một vài cơ sở giáo hội lạc lõng với xu thế của đất nước. Nổi bật là những hoạt động cố tình kích động chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, cổ vũ tư tưởng chống đối với Đảng, Nhà nước, tiếp sức cho những phần tử cơ hội thực hiện âm mưu lật đổ chế độ.
Trong số đó, trước hết phải kể đến Dòng chúa cứu thế (DCCT) tại 38 Kỳ Đồng, TP Hồ Chí Minh và nhà thờ Thái Hà ở phố Nguyễn Lương Bằng Đống Đa, Hà Nội. DCCT Kỳ Đồng là “trụ sở” liên kết thành phần cực đoan trong tôn giáo khác như Giáo hội phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo và thành phần chống Nhà nước, có thâm thù có lý lịch “chống cộng”. Nhà thờ là nơi thường xuyên tổ chức hoạt động kiểu như tri ân Thương phế binh Việt Nam cộng hòa vào dịp 30/4 hay lễ tết, đứng ra tổ chức tưởng niệm Ngô Đình Diệm mỗi dịp ngày mất, là nơi dung dưỡng, chứa chấp, bao che cho những kẻ đã, đang ấp ủ các hoạt động chống Nhà nước về Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cư ngụ và hoạt động.
Giới chức sắc DCCT liên kết với Việt Tân và các tổ chức ngoại vi của Việt Tân như Dân làm báo, VOICE xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam qua các diễn đàn tại Thụy Sỹ, bên lề phiên UPR 2014, đẩy mạnh hoạt động hậu thuẫn cho các hội nhóm đối tượng chống Nhà nước Việt Nam dưới cái gọi “đấu tranh dân chủ, nhân quyền”. Văn phòng Công lý và Hòa bình là nơi Bùi Hằng và các nhóm mang danh xã hội dân sự mời gọi dân khiếu kiện, đối tượng vi phạm pháp luật đến để tập hợp tư liệu “tố cáo tội ác chính quyền”, từ đó hướng dẫn họ, hướng lại họ vào hội dân oan, hội“đấu tranh dân chủ”…Truyền thông Dòng Chúa cứu thế do linh mục Lê Ngọc Thanh điều hành dành hẳn chuyên mục đưa tin, phỏng vấn, cập nhật mọi hoạt động chống đối trong nước gắn mác “đấu tranh dân chủ”. Dòng Chúa Cứu thế ở Kỳ Đồng dành hẳn “biệt khu”với trang bị hiện đại cho các “nhà đấu tranh dân chủ” đến đó hoạt động, hội họp. Tại đây đang duy trì cuộc họp giữa “đại diện các tổ chức xã hội dân sự” vào tuần đầu hàng tháng, nơi các “tổ chức XHDS” đánh giá, tổng kết công việc chống đối rồi ra thông báo vu cáo chính quyền đàn áp “bất đồng chính kiến” đủ kiểu.
Kế đến là Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà (bao gồm xứ Thái Hà và Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà). Linh mục Vũ Khởi Phụng là bề trên nhà dòng kiêm chánh xứ Thái Hà. Tại khu vực của Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà luôn có khoảng 10 linh mục đang làm mục vụ tại đây, tất cả đều không đăng ký với chính quyền như luật định.
Cùng với khuynh hướng thúc đẩy hoạt động huấn luyện, đào tạo cho thành phần chống Nhà nước kỹ năng “đấu tranh bất bạo động”, DCCT Thái Hà đã trở thành nơi công khai tuyển lựa, mời gọi, tổ chức các khóa huấn luyện về hoạt động XHDS, truyền thông, bảo mật, kiến thức pháp luật đối phó với việc xử lý của chính quyền…Giáo trình được chính linh mục Lê Ngọc Thanh chuyển thể từ giáo trình giảng dạy truyền thông cho các giáo dân sang truyền kỹ năng “làm báo mạng” cho các “nhà đấu tranh dân chủ”. Các phần khác được lấy từ tư liệu thu thập được qua các khóa huấn luyện của Việt Tân ở hải ngoại do các “nhà đấu tranh dân chủ” trong nước tự truyền đạt cho nhau. Dòng chúa cứu thế Thái Hà đã tổ chức khá nhiều khóa học được các hội nhóm như Phong Trào Con đường Việt Nam, Hội Anh em dân chủ,…quảng bá.
Không chỉ vậy, giáo xứ còn trở thành nơi tổ chức hội thảo về nhân quyền, nơi gặp mặt, giao lưu đấu tố chính quyền của các hội nhóm“XHDS” với các quan chức, nhân viên đại diện ngoại giao Mỹ, phương Tây ở Việt Nam. Các “nhà đấu tranh dân chủ”, các “dân oan”, tín đồ giáo phái khác về Hà Nội tiếp xúc với đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế được DCCT cưu mang, tổ chức, sắp xếp các cuộc gặp, rồi truyền thông rùm beng “tố cáo tội ác cộng sản”. Trong hội thảo về “Cơ chế quốc tế bảo vệ Người bảo vệ nhân quyền”ngày 26/11/2014 vừa qua ở Thái Hà, ông Nguyễn Quang A công khai tuyên bố sẽ không chấp hành yêu cầu phía công an, sẽ cứ tổ chức hội thảo trên bất chấp quy định pháp luật. Nhà thờ Thái Hà bất chấp quyết định UNBD quận Đống Đa dù đã nhận thông báo việc tổ chức hội thảo trên là trái pháp luật. Nhà thờ trở thành “lãnh địa” bất tuân pháp luật, thách thức trật tự xã hội, xem thường cơ quan và nhân viên công vụ Nhà nước.
Ở quy mô giáo phận phải kể đến giáo phận Vinh, liên tiếp trong 2 năm 2013 - 2014, dưới sự điều hành của Tổng giám mục Nguyễn Thái Hợp, giáo phận Vinh luôn là điểm nóng của những hoạt động chống đối chính quyền có tổ chức. Những cuộc tuần hành, bao vây trụ sở chính quyền, bao vây phiên tòa, bắt giữ và đánh đập nhân viên công quyền đang thi hành nhiệm vụ. Có vụ trở nên nghiêm trọng như cuộc bạo động ở giáo xứ Nghi Phương.
Mới vài hôm trước, họ vẫn cố lén lút tổ chức cái gọi "Tưởng niệm anh hùng Hoàng Sa", kéo nhau ra bãi biển Diễn Hạnh. Nơi mà nhiều bạn đọc gọi là điểm hội tụ "Cave" để ăn nhậu và thả vòng hoa.
Thật nực cười là, chính họ còn không biết Hoàng Sa ở đâu, trận đánh ngày 19/1 diễn ra ở đâu! Theo họ đó là Gạc Ma!
Trong dòng chảy chung của dân tộc, những hoạt động của vài giáo xứ và giới chức Công giáo nói trên thật là lạc lõng, đáng bị tẩy chay, lên án.
Những ngày vừa qua tôi có nghe nói là ông Antoine Camilleri là bộ trưởng bộ truyền giáo ở vantican sang Việt Nam tôi hi vọng sau chuyến tham này thiên chúa giáo ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh nhưng sư phát triển đó phải đồng hành cùng sự phát triển của đất nước và thiên chúa giáo hãy chấm rứt những hành động ảnh hưởng đến an ninh trật tự của xã hội cùng đất nước ta phát triển.
Trả lờiXóađồng hành với dân tộc?. khi nào vatican thôn tính được việt nam.dân viêt nam theo đạo toàn công giáo hết.. thì mới có đồng hành,a men !!!
Trả lờiXóanhững năm vừa qua chúng ta có thể thấy được quan hệ của việt nam với giáo triều vatican đang có những bước phát triển vượt bậc, sau những lần viếng thăm ngoại giao của hai bên chúng ta có thể mong rằng sau những sự kiện ấy, sẽ giúp cho sự phát triển của thiên chúa ở việt nam luôn góp phần xây dựng và phát triển cùng đất nước, phải loại bỏ thẳng tay những tên linh mục đội lốt tôn giáo để hoạt động vì mục đích khác ngoài việc đạo.
Trả lờiXóanghe đến tưởng niệm cho ông Diệm là tôi đã thấy rằng những con người dòng chúa cứu thế nào cực đoan và có dòng máu thâm thù chống cộng núp bóng tôn giáo, nhìn mà xem những việc làm của họ thực tế là cổ động cho phong trào chống cộng lật đổ chế độ, dùng cái mác tôn giáo để thôi miên người dân tuyên truyền sai lịch sử cho người dân
Trả lờiXóa