By Catherine Phillips /Newsweek
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện tại Presidency University ở Kolkata, W. Bengal, India ngày January 13, 2015. Ảnh của Tenzin Choejor/OHHD
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xác định mình như là một người theo chủ nghĩa Mác vào ngày thứ Ba trong khi nói chuyện về chủ nghĩa tư bản, sự phân biệt đối xử và bạo lực trong một bài thuyết giảng về hòa bình thế giới ở Kolkata, Ấn Độ. Đây không phải là lần đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã nói chuyện nghiêng về chính trị - vào năm 2011, ngài đã nói: "Tôi xem mình là một người theo chủ nghĩa Mác ... nhưng không theo Lenin (Leninist)" khi phát biểu tại một hội nghị ở Minneapolis, Hoa Kỳ.
"Chúng ta phải có một cách tiếp cận với con người. Theo như lý thuyết kinh tế xã hội, tôi là một người Marxist," ông nói với các khán giả vào thứ ba, với chủ đề "Phương pháp tiếp cận của con người với nền hòa bình thế giới" được tổ chức bởi trường đại học Presidency University, Kolkata Ấn Độ.
Karl Max (Mác) - Ảnh theeconomyofmedia-oracleofottaw
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đã đổ lỗi một phần cho chủ nghĩa tư bản về sự bất bình đẳng và nói rằng ông coi chủ nghĩa Mác như là câu trả lời. “Ở các nước tư bản chủ nghĩa, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng gia tăng. Trong chủ nghĩa Mác, người ta chú trọng vào việc phân phối công bằng," ông nói thêm rằng "nhiều nhà lãnh đạo Mác bây giờ đã theo tư bản chủ nghĩa trong lối tư duy của họ".
Ngài nói rằng ngài coi sự bất bình đẳng kinh tế và xã hội ở Ấn Độ đang diễn ra là do phân biệt đối xử đối với phụ nữ và đẳng cấp xã hội thấp, ngài kêu gọi thanh niên trên thế giới hãy để thế kỷ 21 từ một thế kỷ của bạo lực thành một "thế kỷ của hòa bình".
"Tôi sẽ không nhìn thấy điều này trong cuộc đời của tôi, nhưng chúng ta phải bắt đầu thực hiện điều đó. Những ai ở lứa tuổi dưới 30 là thế hệ của thế kỷ 21. Bạn phải ngăn chặn bạo lực với ý chí, tầm nhìn và trí tuệ của mình," và nói thêm rằng vũ khí hạt nhân nên bị cấm.
Tình cảm của Đức Đạt Lai Lạt Ma này không được Đức Giáo Hoàng Francis chia sẻ, tuy nhiên, người (Đức Giáo Hoàng Francis) đã nhiều lần bác bỏ ý kiến cho rằng ông ta là một người cộng sản. Đầu tuần này, Đức Giáo Hoàng một lần nữa bảo vệ các hệ tư tưởng kinh tế và xã hội của mình bằng cách nói rằng chúng bắt nguồn từ đức tin Kitô giáo, không phải chủ nghĩa Mác.
"Như chúng ta có thể thấy, mối quan tâm cho người nghèo này là ở trong phúc âm, trong truyền thống của nhà thờ, nó không phải là một phát minh của chủ nghĩa cộng sản và nó không được biến thành một ý thức hệ, như đôi khi đã xảy ra trước khi đi vào lịch sử," ông nói trong một cuộc phỏng vấn được ghi trong cuốn sách This Economy Kills, một cuốn sách giáo lý của Ngài được phát hành ở Italia trong tuần này."
Một nhà phê bình, chương trình radio American Rush Lambaugh, đã đề cập đến quan điểm của Đức Giáo Hoàng Francis về đói nghèo và bất bình đẳng ngày càng tăng như là "Chủ nghĩa Mác tinh khiết". (Pure Marxism)
Hiện đang có tin đồn rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ xuất hiện trong lễ hội Glastonbury Festival tại Anh Quốc vào tháng 6 năm 2015. Mặc dù có một thông báo xuất hiện trên trang web chính thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma vào đầu tháng 1 năm 2015 nhưng bài viết sau đó đã được nhanh chóng xóa đi và ban tổ chức đã từ chối bình luận về việc này.
Catherine Phillips/ Tịnh Thủy dịch
Nguồn:
Tiếng Anh http://www.newsweek.com/ 1/15/15 AT 11:49 AM
Tiếng Việt Thư Viện Hoa Sen 17/01/20151:58
Thật khó để khằng định ông Lai lạt ma là người của chủ nghĩa Mác xít hay kito giáo. Có điều có vẻ như ông luôn muốn chứng minh mình là người theo chủ nghĩa mác xít. Cũng chưa thể biết vì sao ông muốn làm vậy.
Trả lờiXóacó 2 thứ tinh thần lớn lao mà nhiều những vĩ nhân công nhận mình tin theo, 1 là đạo phật, đạo phật còn được cả nền khoa học công nhận những thuyết vượt thời gian của mình, thứ 2 là chủ nghĩa mác, chủ nghĩa mác là hình thái xã hội cao nhất của loài người, nhiều người cứ bảo là mơ ước ảo tưởng, nhưng đây rõ ràng là hình thái vì con người nhất
Trả lờiXóađến những lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo lớn đều công nhận về giá trị của chủ nghĩa mác mà không ngại phũ phàng nói ra những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản đối với nhân loại, nếu như giáo hoàng không phải thiên vị cho tư bản thì chắc chắn ông cũng phải công nhận chủ nghĩa mác mà thôi, tri thức khó mà có thể phủ nhận được đối với cái đầu lớn, cùng lắm họ lơ đi thôi
Trả lờiXóathật sự tiếc khi không được nghe buổi nói chuyện của ông về chủ nghĩa tư bản, sự phân biệt đối xử và bạo lực trong một bài thuyết giảng về hòa bình thế giới, nghe những con người này nói chuyện tầm vĩ mô mới sáng được cái đầu ra bao nhiêu, thời này không thiếu thông tin, nhưng thông tin gần như cuốn kinh lưu truyền mới là thứ quý giá hơn ngàn cái thư viện vớ vẩn trên mạng
Trả lờiXóanhiều người cứ bảo ở các nước tư bản chủ nghĩa, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng gia tăng thì ở các nước xã hội cũng vậy, rồi lấy ví dụ ở nước mình mấy thằng công tử đại gia với người dân tộc nghèo, nhưng thưa rằng đừng để ánh mắt con người mà nhìn, mà hãy nhìn vào tầm vĩ mô, tỉ lệ tiền bạc người ta còn tính được nữa là, làm sao mà không thấy được tỉ lệ tiền một nước do bao nhiêu người nắm giữ chứ
Trả lờiXóađến cả Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng thừa nhận mình là một người theo chủ nghĩa Mác thì chắc hẳn mọi người cũng thừa hiểu sự đúng đắn về phương pháp luận khoa học mà những người đi đầu cho chủ nghĩa khoa học này là Mác và Ăng Ghen đã xây dựng. Như vậy tức là chủ nghĩa cộng sản sẽ là chủ nghĩa cuối cùng của xã hội loài người và chủ nghĩa tư bản chưa đạt tới sự hoàn thiện cần cải tổ
Trả lờiXóahoan hô người đứng đầu Phật giáo hiện tại cũng là người sáng suốt đi theo con đường của chủ nghĩa Mác. Hẳn là những quan điểm của ông luôn được mọi người đón nhận và tin tưởng vì ông là người đứng đầu một tôn giáo lớn trên thế giới, có nhiều thời gian, kinh nghiệm cho sự lựa chọn, đúc kết để có thể nhận định được chủ nghĩa Mác tốt đẹp, đúng đắn đến nhường nào
Trả lờiXóaĐức Đạt Lai Lạt Ma nói như thế là hoàn toàn đúng, vì chỉ có chủ nghĩa mác mới giúp giải phóng con người, nó du nhập vào việt nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tế khách quan của dân tộc việt nam. thực tế nó cho thấy chỉ có ở việt nam người dân mới được hưởng những tự do, hạnh phúc, còn tư bản thì không sớm thì muộn nó cũng bộc lộ bản chất bóc lột của nó thôi
Trả lờiXóađiều đó là hoàn toàn đúng, giáo lý của phật giáo có rất nhiều điểm tương đồng, văn minh tiến bộ với chủ nghĩa mác, và mặt khác thì khi so sánh chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội thì chúng ta nên chon chủ nghĩa xã hội là điều tất yếu, một xã hội văn minh, tiến bộ, con người bình đẳng, được sống trong hòa bình, chứ không như cái tư bản chủ nghĩa kia độc ác, chỉ mang lại lợi ích cho giai cấp tư sản mà thôi.
Trả lờiXóa“Ở các nước tư bản chủ nghĩa, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng gia tăng. Trong chủ nghĩa Mác, người ta chú trọng vào việc phân phối công bằng," ông nói thêm rằng "nhiều nhà lãnh đạo Mác bây giờ đã theo tư bản chủ nghĩa trong lối tư duy của họ". Đúng là cái mà xã hội cần được hướng tới đó là sự công bằng xã hội, dân chủ và văn minh
Trả lờiXóaNếu ko có chủ nghĩa Mác, ko có công bằng xã hội, xã hội bóc lột, phân biệt giai cấp, giai tầng thì liệu có hạnh phúc không??? Chúng ta nên hiểu trohng cs chúng ta cần gì? Tiền không phải là tất cả. Cái quan trọng là được sống trong một xa hội yên bình, công bằng, dân chủ, hạnh phúc mà thôi
Trả lờiXóaKhông biết ông này có ý đồ gì mà ông ta lại luôn khẳng định ông Lai lạt ma là người của chủ nghĩa Mác xít hay kito giáo. Có điều có vẻ như ông luôn muốn chứng minh mình là người theo chủ nghĩa mác xít. Cũng chưa thể biết vì sao ông muốn làm vậy.
Trả lờiXóaĐức Đạt Lai Lạt Ma đã nói :" Trong chủ nghĩa Mác, người ta chú trọng vào việc phân phối công bằng," ông nói thêm rằng "nhiều nhà lãnh đạo Mác bây giờ đã theo tư bản chủ nghĩa trong lối tư duy của họ".Điều đó cho thấy rằng ông đã có những suy nghĩ tích cực và có thể nói là kết hợp 2 trường phái xã hội để có thể tạo ra một điều tốt đẹp nhất đến với nhân loại
Trả lờiXóaĐức Đạt Lai Lạt Ma đa phát biểu :" Chúng ta phải có một cách tiếp cận với con người. Theo như lý thuyết kinh tế xã hội, tôi là một người Marxist" Và có thể nói những gì ông nói đã làm cho giới cầm quyền ở các nước tư bản phương Tây có cái nhìn khác về chủ nghĩa cộng sản cũng như những thành tựu to lớn mà Mác đã để lại cho nhân loại và hướng thế giới đến những điều tốt đẹp nhất
Trả lờiXóa