Hai bạn Baron Trịnh và Nguyễn Trần Đăng đề cập đến chức danh giáo sư và phó giáo sư. Tại Nhật, học hàm này Beo không rõ nên không dám qua mặt thầy giáo. Nhưng tại Mỹ, cụ thể như sau:
1. Các cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp, không tổ chức...phong học hàm học vị, chỉ quản lý theo luật lao động.
Việc phong GS với các điều kiện, tiêu chuẩn thế nào là tùy vào từng trường. Tuy nhiên, nó cũng có những chuẩn chung nhất cho tất cả các trường, ví dụ như quá trình (thời gian) giảng dạy, học vị, hợp đồng lao động với trường...Đặc biệt, khi có thành tích khoa học nổi bật (ví dụ như đoạt Nobel, Field...) thì việc phong này đặc cách, bất chấp tất cả những điều trên.
2. Học hàm tại Mỹ có nguồn gốc từ nhà thờ Kitô giáo châu Âu, thế kỷ 16. Như đã nói, vì việc phong học hàm tùy thuộc vào từng trường nên có cả thảy quãng 20 cấp. Trong đó, có 5 cấp cơ bản chung nhất cho tất cả các trường như sau: (Beo chuyển ngữ theo nghĩa dễ hiểu) Giáo sư danh dự (Distinguished Professor), Giáo sư (Professor), Phó Giáo sư (Associate Professor), Trợ lý giáo sư (Assistant Professor), Phụ tá Giáo sư (Adjunct Professor). Mỗi trường có thể gọi khác nhau chút xíu, ví dụ như Adjunct Professor có thể là Lecturer hay, Distinguished Professor một số trường gọi là Endowed Professor.
3. Trợ giảng là Teacher Assistant. Đây không phải học hàm. Các giáo sư có thể thuê bất cứ sinh viên nào làm cho mình, hầu hết các trường do Giáo sư tự bỏ tiền trả công.
Công việc này, luật lao động không đòi hỏi phải là thường trú nhân mới được phép làm như các học hàm kể trên. Đây có lẽ là trường hợp mà bạn Nguyễn Trần Đăng hỏi.
Nguồn: Beo Hồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét