Cuteo@
Tên bài do Cuteo@ tự đặt. Bài gốc có tên là: Cớ sao lại phải lo sợ khi Việt Nam có tàu ngầm?
***************
Tàu ngầm Việt Nam chỉ hoạt động trong vùng biển Việt Nam thì việc có 3 chiếc, 6 chiếc hay 60 chiếc cũng vậy thôi…có gì phải lo sợ, hằn học?
Đương nhiên, tàu ngầm Việt Nam hoạt động trong vùng biển Việt Nam không phải là hoạt động du lịch, khảo sát khoa học mà hoạt động chiến đấu (tác chiến) để bảo vệ vùng biển chủ quyền. Rõ ràng, về thái độ, kẻ đó đã có vấn đề, đằng sau đó là một âm mưu lớn với vùng biển Việt Nam, cho nên, không chỉ khi tàu ngầm xuất hiện mà bất cứ loại vũ khí gì cho phòng thủ, thậm chí bất cứ mối quan hệ nào về quốc phòng với lân bang, cũng đều được coi là sự cản trở hoặc là tạo ra sự nguy hiểm không lường được cho âm mưu đến tối của họ.
Tuy nhiên, chỉ về thái độ thôi thì chúng ta không đáng quan tâm, vì thế giới này có nhiều quốc gia không thích, không muốn quốc gia láng giềng khác mạnh lên để dễ bề khống chế, nhưng thái độ đó gắn liền với một âm mưu thôn tính, chiếm đoạt…thì cũng nên phân tích kỹ một chút để thấy được rằng những lo sợ, hằn học, của ai đó không phải là không có cơ sở. Vậy đó là những vấn đề gì?
Thứ nhất là lo ngại sự phát triển lực lượng của Việt Nam.
Nếu như thực dân Pháp năm 1944 không coi nhẹ sự ra đời của 34 chiến sỹ thì đã không có trận Điện Biên Phủ, bởi vì, vấn đề ở chỗ không phải chỉ là số lượng 34 hay 35 mà khi đã có 34 rồi thì vấn đề có hàng sư đoàn chủ lực thiện chiến chỉ là vấn đề thời gian. Từ đó chúng ta sẽ thấy được, khi Việt Nam đã có tàu ngầm tham gia tác chiến trong đội hình phòng thủ thì nhiều hay ít không quan trọng với Việt Nam mà đó chỉ là sự lựa chọn để đáp ứng với nhu cầu chiến thuật mà thôi. Điều rất quan trọng cần quan tâm là, Việt Nam đã có đủ cơ sở vật chất hậu cần, kỹ thuật, để phát triển lực lượng tàu ngầm, đáp ứng tình hình khi cần thiết.
Nên nhớ là để có được tàu ngầm tác chiến là không hề đơn giản cho bất kỳ quốc gia nào, riêng Việt Nam, nếu không nhầm thì đã phải chuẩn bị không dưới 20 năm. Và, các chuyên gia quân sự thế giới đã đánh giá sự xuất hiện của tàu ngầm Việt Nam rằng: “Cuộc chơi trên Biển Đông đã thay đổi” là không cường điệu hóa một chút nào.
Đúng! Một thế lực quân sự mới đã, đang, hình thành và sẽ phát triển trên Biển Đông.
Thứ hai là tàu ngầm Việt Nam trở nên rất lợi hại bởi có lợi thế địa lý.
Việt Nam án ngữ tuyến hàng hải từ Ấn Độ dương sang Thái Bình dương. Đây là tuyến hàng hải quan trọng có tính sống còn của nhiều quốc gia Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Không những thế, về mặt quân sự, tuyến vận tải quân sự của Trung Quốc về phía Nam cũng không ngoài tình thế trên. Do đó nếu xung đột quân sự xảy ra, khi cần phải phong tỏa, có thêm lực lượng tàu ngầm tác chiến thì chiến dịch sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
Hải chiến hiện đại ngày nay, các lực lượng đối địch hiếm khi đối mặt nhau mà chỉ tiêu diệt nhau khi khoảng cách còn rất xa. Tuy nhiên, nhìn xa hơn, vũ khí có tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn, thường được dùng để phô tương thanh thế…mới chỉ là một lợi thế. Nhưng, mỗi bên, bằng cách nào đó (chiến thuật), mà đưa tên lửa vào trúng mục tiêu trước, mới quyết định sự thành bại của các trận hải chiến. Vì thế, hải chiến, không chiến, trong phòng thủ từ hướng biển của Việt Nam, vấn đề có tính quyết định trong đòn tấn công là các vị trí đợi cơ, vị trí xuất phát tấn công ở đâu mà khi đối phương phát hiện ra thì chúng cũng đã nằm trong tầm hỏa lực. Do vậy, yếu tố bí mật trong hải chiến hiện đại được nâng lên một khái niệm rộng hơn, đó là, bí mật không những do thế địa lý tạo ra trực quan, mà bí mật còn do thế địa lý tạo ra bằng công nghệ (radar, thông tin liên lạc) để “che mắt, bịt tai địch”, nhằm đưa lực lượng ta vào gần nhất có thể, trong tầm hỏa lực, để công kích mục tiêu.
Trong khi đó, ai cũng biết, tàu ngầm KILO là lợi hại, là “lỗ đen”…nhưng nó là tàu ngầm Diesel-điện nên thời gian hoạt động ngầm là hạn chế mà cần phải nổi để nạp điện. Đây là một bài toán rất khó cho không ít quốc gia sử dung tàu ngầm diesel-điện là làm sao khi nổi lên nạp điện hoặc ở vị trí đợi cơ hay ở vị trí xuất phát tấn công có lợi nhất…mà vẫn không bị lộ bí mật. Với Việt Nam, bài toán trở nên quá đơn giản. Bờ biển Việt Nam dài, có những dãy núi ăn sâu ra biển, cho nên, không những chỉ có cảng Cam Ranh là căn cứ lý tưởng cho tàu ngầm trú đậu, trú ẩn và xuất phát tấn công mà các vị trí khác trên bờ biển Việt Nam cũng có thể là nơi cho tàu ngầm Việt Nam thỏa mãn những điều kiện trên: bí mật, bất ngờ.
Tàu ngầm quốc gia nào, kiểu loại gì cũng đều rất mạnh trong tấn công, nhưng rất yếu khâu phòng thủ tự bảo vệ mình. Do đó, khi bị lộ vị trí bởi đối phương phát hiện (bằng máy bay săn ngầm, tàu săn ngầm) là coi như bị loại, nếu như không được các lực lượng khác hỗ trợ, bảo vệ. Ở vào một thế địa lý như Việt Nam, tàu ngầm Việt Nam lại chỉ tác chiến trong vùng biển Việt Nam, cho nên, đối phương dùng các phương tiện như máy bay, tàu mặt nước, để săn KILO của Việt Nam thì gặp rất nhiều khó khăn, bởi lẽ, vùng biển, vùng trời Việt Nam không phải là nơi để các loại đó của đối phương “diễn tập”. Hơn nữa, ở vào một thế địa lý như Việt Nam thì với khả năng của tàu ngầm KILO, tấn công vào sào huyệt đối thủ tiềm tàng cũng không phải là quá khó…
Như vậy thế địa lý đã tạo ra bất ngờ, bí mật, là thế mặc nhiên vốn có, hỗ trợ tự nhiên vô cùng thuận lợi cho tác chiến ngầm của Việt Nam. Rõ ràng, lợi thế địa lý đã tạo ra lợi thế tác chiến, không những với các loại tàu khác mà còn với tàu ngầm cùng loại của đối phương.
Thứ ba là chiến tranh du kích của Việt Nam thăng hoa bởi tàu ngầm.
Tại sao Việt Nam chỉ mua sắm 6 chiếc tàu ngầm KILO mà không là 8, 9…thì như trên đã nói, nhiều hay ít nó phụ thuộc chủ yếu là yêu cầu chiến thuật. Đó là số lượng ít nhất có thể, để đáp ứng được nhiệm vụ chiến thuật đề ra, đã được cơ quan Tham mưu tính toán kỹ, mà trong đó lợi thế địa lý đã luôn luôn là kim chỉ nam cho tư tưởng quân sự “lấy ít địch nhiều” nói chung và tác chiến ngầm nói riêng của Việt Nam. Điều này chỉ cho ta thấy mối liên hệ mật thiết của tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam với địa thế Việt Nam mà thời hiện đại, dân tộc Việt đã phát triển lên một tầm cao mới là chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân trong BVTQ…
Thực hiện một cuộc chiến tranh du kích (CTDK) trên đất liền thì không ai bàn cãi, nhưng trên biển, địa hình trống trải…thì chiến tranh du kích hay hải chiến du kích (HCDK) của Việt Nam vẫn tồn tại và phát huy.
CTDK có 2 lối đánh đặc trưng đó là phục kích và tập kích. Hai lối đánh này luôn dựa vào lợi thế địa hình để tổ chức thực hiện, trong đó yếu tố bí mật, bất ngờ, quyết định thành bại của đòn đánh.
Phục kích theo lối truyền thống thì chủ thể là con người, con tàu, ẩn nấp chờ giặc đến (thế tĩnh chờ thế động) đúng tầm là tấn công, nhưng theo lối hiện đại thì máy bay, tên lửa và thậm chí cả pháo binh (luôn ở thế động) vẫn có thể là chủ thể của trận phục kích.
Tập kích là bí mật, bất ngờ, dùng lực lượng cơ động nhanh, uy lực mạnh, tấn công dồn dập vào quân địch khiến chúng tê liệt, tan rã hay thiệt hại nặng. Đây là đòn đánh sở trường của Việt Nam mà bất kỳ lực lượng nào, từ đặc công cho đến không quân, hải quân đều sử dụng.
Nếu như chúng ta có chút kiến thức về địa lý quân sự thì lực lượng phòng thủ biển đảo của ViệtNam sử dụng 2 lối đánh phục kích và tập kích là tối ưu. Sự kết hợp giữa tàu ngầm và không quân luôn tạo ra những quả đấm cực mạnh, cực nhanh, cực hiểm vào tuyến hành lang "bất khả kháng" của kẻ địch.
Sự xuất hiện tàu ngầm Việt Nam giống như một mảnh ghép cuối cùng trong một bức tranh giá trị cao về thẩm mỹ và nghệ thuật-“bức tranh” thế trận phòng thủ biển có chiều sâu, có chiều rộng, có tính liên hoàn của nhiều lực lượng. Một mảnh ghép cuối cùng làm thăng hoa lối đánh sở trường của ViệtNam đã vốn cực kỳ nguy hiểm cho đối thủ hùng mạnh trong các cuộc chiến tranh trước đây.
Tại sao bạn không cao, nhưng khiến nhiều người phải ngước nhìn? Tàu ngầm KILO của Việt Nam cũng vậy thôi, không nhiều, không hiện đại hơn ai, nhưng khi nằm trong tay một đất nước có lợi thế địa lý như Việt Nam, khi nằm trong tay một đội quân dày dạn trận mạc có truyền thống đánh giặc, sử dụng vũ khí sáng tạo, có một nền nghệ thuật quân sự độc đáo như Việt Nam, thì...đánh giá sức mạnh của nó như thế nào tùy theo sự chủ quan của đối thủ. Tại sao giới truyền thông Trung Quốc lại lo sợ, hậm hực, bàn tán, trước những chiếc tàu ngầm KILO của Việt Nam mà số lượng mới chỉ đếm trên đầu ngón tay trong khi họ đã có hàng chục chiếc tàu ngầm cũng dạng KILO? Ở đây không đơn giản là thái độ, mà đằng sau đó, là âm mưu và đặc biệt là nhận thức sự nguy hiểm không lường, luôn tiềm ẩn của chính những chiếc tàu ngầm Việt Nam gây ra khi tác chiến. Xét về mặt quân sự, là không có gì ngạc nhiên, nó phù hợp với logic.
Nguồn: Lê Ngọc Thống
Đúng là có tật thì giật mình. Không có ý định xấu với việt nam thì sao phải sợ việt nam có tàu ngầm.
Trả lờiXóaLại có kẻ có tật giật mình rồi sao. Không ăn cắp làm sao sợ công an, thế mà còn nói này nọ. Đó chỉ là lý do để chiến đóng Việt Nam thôi. Chúng ta phải luôn đề cao tinh thần chiến đấu, bảo vệ Tổ Quốc.
Trả lờiXóathực ra tôi nghĩ rằng không có việc lo sợ việt nam có tàu ngầm thôi, vì căn bản với nguồn lực của nó thì không đến nỗi phải sợ, chẳng qua đây là một cái gai trong mắt, hay nói đúng hơn là một trướng ngại vật mà nó muốn chấm mút được cái gì thì trước hết phải vượt qua đã, mà vượt qua được thì ít ra phải mất vốn, và nó vốn tính keo kiệt mà
Trả lờiXóaviệt nam có tàu ngầm và còn có rất nhiều tàu ngầm chỉ là vấn đề tất yếu cần thời gian mà thôi, với một nước có bờ biển trải dài, có vùng biển so với đất liền rộng lớn và không kém phần quan trọng quý giá quyết định vận mệnh tương lai của đất nước thì đầu tư và khéo còn cả chế tạo sản xuất tàu ngầm phục vụ yêu cầu an ninh là điều dĩ nhiên
Trả lờiXóaMột đất nước mạnh về quân sự như TQ mà phải hậm hực vì vài cái tàu ngầm của Việt Nam sao? Phải chăng TQ không mạnh như họ vẫn luôn phô trương?
Trả lờiXóanếu như việt nam có tàu ngầm tạo ra sự lo sợ cho các nước khác, đặc biệt là cái bọn nhòm ngó đến "rừng vàng biển bạc" của nước ta là một điều vô cùng tốt, vì đấy mới là mục đích phòng ngừa trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng, nếu có mà bọn nó không sợ thì có để làm cái gì cơ chứ, vậy nên đừng trách nó sợ
Trả lờiXóanếu hỏi câu không xâm lược cớ sao phải sợ việt nam có tàu ngầm? thì chả khác nào khẳng định luôn là có ý định xâm lược nhưng thấy việt nam có tàu ngầm là tỏ thái độ để việt nam bớt có tàu ngầm ngăn cản mục đích của bọn chúng đi, mà cái âm mưu xâm lược của tàu khựa quá rõ ràng rồi, và phải khẳng định rằng không riêng gì tàu mà còn cả đế quốc muốn nữa
Trả lờiXóangày xưa việt nam chỉ có súng trường với xe tăng thì ít ỏi cũng đánh thắng được mỹ với đủ loại vũ khí không kém gì hiện đại so với bây giờ, thế mà mỹ vẫn phải chạy mất dép, còn trung quốc giờ muốn chiến thì việt nam đã có tàu ngầm cho nên tàu phải có tàu vũ trụ mang ra đánh nhau thì mới có hy vọng, việt nam toàn lấy yếu địch mạnh thôi
Trả lờiXóatôi không cần biết các ông lo sợ hay phản đối tỏ thái độ gì cả, vì đơn giản tàu ngầm Việt Nam hoạt động trong vùng biển Việt Nam chứ không vi phạm biển nước nào, ao ta ta tắm thì lo sợ gì bố con thằng nào, kể cả đây là hoạt động du lịch, khảo sát khoa học thì cũng chẳng ảnh hưởng hay đe dọa ai cả mà phải giải thích đấy là bảo vệ đất nước cả
Trả lờiXóacó vẻ phát ngôn viên của mấy cái nước "lớn" đều rất là thoải mái trong những phát ngôn thì phải, cơ bản là việt nam không thế nên không quen, không quen soi mói bới móc những cái việc nội bộ quốc gia nước khác cho nên thấy rất lạ lùng khi bất kỳ hành động quân sự của mình đều được coi là sự cản trở hoặc là tạo ra sự nguy hiểm không lường được cho âm mưu đến tối của họ.
Trả lờiXóaphải làm sao để mấy cái nước hằn học kia hiểu rằng việc việt nam có tàu ngầm hay vũ khí phòng thủ nào khác để với mục đích bảo vệ quốc gia, biển đảo, chuẩn bị cho mình những con bài hộ mệnh mỗi khi lâm chung chứ không có cái mục đích "cao cả" là chạy đua vũ trang hay hơn nước nào để mà có mục đích tương lai lâu dài bá chủ đâu
Trả lờiXóađối với các nước có tham vọng lớn như đế quốc hay kể cả một nước nhỏ ẩn nhẫn đi nữa thì việc có vũ khí hiện đại, hay là vũ khí hủy diệt thì phải giấu đi, che đi làm một con bài chưa lật cho tương lai, thế nhưng đối với việt nam thì có vũ khí hạng nặng phải mang ra công khai cho mấy đứa nhòm ngó phải kiêng nể không dám làm càn mới là sáng suốt
Trả lờiXóađừng có tức hay hằn học cái gì, trước hết phải tự trách bản thân mình đi, ai bảo có ý đồ xâm lược rồi thì liên tục khiêu khích làm bùng lên ý chí quật cường, tinh thần yêu nước thà chết chứ không chịu mất nước của dân tộc tao, bây giờ thì sướng chưa, kích thích một quả bom xong sợ nó nổ chết mình thì cứ phải sợ thôi chứ làm gì được như ý mình
Trả lờiXóanếu đánh nhau với trung quốc mà nó tấn công qua đường biển thì cũng khó nhai đấy, ngày xưa chiến với mỹ mình đánh du kích, núi rừng bao bọc cho bộ đội đánh chúng khó chịu như bị muỗi đốt, thế nhưng bây giờ chiến trên biển thì khó mà có kiểu du kích nữa, may sao việt nam đủ tiềm lực để có tàu ngầm, vẫn còn hy vọng đánh du kích đấy
Trả lờiXóavới một người dân bình thường thì rất khó đánh giá tiềm lực hay sự ẩn giấu, bí mật của đất nước mình, hay bất kỳ một nước nào cũng thế thôi, đều có lực lượng ẩn giấu riêng, cho nên đánh giá sự chuẩn bị không dưới 20 năm của việt nam cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi, tuy nhiên tôi rất tin tưởng vào sư khôn khéo và sáng tạo của dân tộc mình
Trả lờiXóanói chung là bác phân tích rất chi tiết và nhiều điểm rất tường minh trong chiến đấu bảo vệ biển đảo, nhưng kết một câu rằng chúng ta vẫn lợi thế hơn vì chúng ta ở thế thủ, ở thế thủ thì hậu phương ngay sau lưng, không lo sợ không có tiếp tế, ngược lại ta đánh vào đường tiếp tế của địch thì khả năng đẩy lùi quân địch rất cao, trên lý thuyết là như thế
Trả lờiXóanếu như mà bảo việt nam có tàu ngầm thì chắc hẳn đã là người dân việt nam hẳn sẽ tự hào, nhưng nếu ai nghĩ rằng có tàu ngầm để sẵn sàng chiến tranh, không sợ bố con thằng nào thì đấy là quá sai lầm, có tàu ngầm để cho lòng dân yên tâm hơn, cảm thấy an toàn hơn mà thôi, chứ nói chung vẫn phải chủ trương giải quyết hòa bình, không tự kiêu
Trả lờiXóaKhông biết đến khi mấy cái tàu còn lại về tụi TQ nói sao nhỉ? Chắc sốt vó lắm đây. Nhìn nó tức mình có chút hả hê
Trả lờiXóaViệc mua tàu ngầm là nhằm mục đích bảo vệ lãnh thổ chứ chẳng đi xâm chiếm ai như thằng Tàu. Chỉ là thấy trước nguy cơ phá sản trong mục đích bành trướng nên nó mới uất ức làm um lên thôi.
Trả lờiXóaviệc mỗi quốc gia sở hữu vũ khí hay tăng cường tiềm lực quốc phòng là để phòng thủ đất nước thì sẽ chẳng có vấn đề gì và nước ta từ trước đến nay cũng chưa bao giờ sử dụng vũ lực với nước khác hay gây chiến tranh xâm lược, chỉ có những nước có dã tâm xâm lược thì mới nghĩ đến chuyện dùng quân sự để xâm chiếm một nước khác
Trả lờiXóaTàu ngầm KILO đã chứng tỏ tiềm lực quốc phòng ngày càng vững mạnh của Việt Nam. Nó chỉ có tính đe dọa đối với các quốc gia thế lực có mưu đồ xâm phạm vùng biển, vùng lãnh thổ chủ quyền của Việt Nam. Vì vậy, nếu không có mưu đồ gì thì việc Việt Nam có tàu ngầm là điều hết sức bình thường. Một quốc gia sẽ không thể mãi yếu kém để chịu lệ thuộc của các nước lớn hơn nữa.
Trả lờiXóaĐúng là những nước có âm mưu trên Biển Đông mới sợ chúng ta phát triển tiềm lực quốc phòng nhưng chúng ta phát triển tiềm lực quốc phòng không phải vì muốn phô trương sức mạnh quân sự cũng không vì mục đích gây chiến tranh với các nước mà Việt Nam trang bị quốc phòng vị muốn bào vệ đất nước và duy trì hòa bình trong khu vực tạo sự cân bằng trong khu vực chứ không vì mục đích xấu nào khác và tôi nghĩ những nước đang có âm mưu xấu với đất nước ta mới trang bị quốc phòng vì mục đích xấu chứ không phải nước.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTrung quốc chưa khi nào từ bỏ âm mưu ý đồ xâm lược chúng ta , trai qua hàng nghìn năm qua các giải đoạn lịch sử và biết bao cuộc chiến tranh , chưa khi nào chúng ta chịu khuất phục trước gã hàng xóm xấu tính này , chúng ta sẵn sàng làm tất cả những gì cần thiết để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc
Trả lờiXóatruyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc ta vẫn luôn lấy ít địch nhiều , lấy yếu thắng mạnh , dùng mưu trí thắng hung tàn , lấy trí nhân để thắng cường bạo , chúng ta đã đứng vững trước rất nhiều kẻ thù mạnh trên thế giới và bây giờ , chúng ta vẫn luôn sẵn sàng làm tất cả mội việc để bảo vệ chủ quyền quốc gia , bất kẻ kẻ thù là ai
Trả lờiXóachúng ta chưa khi nào có thể ngừng cảnh giác với ông bạn hàng xóm to lớn mà gian xảo này được , đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Trung quốc đang trỗi dậy muốn vươn ra ảnh hưởng tới cả khu vực và thế giới thì việc chúng ta củng cố sức mạnh quân sự là hết sức cần thiết để bảo vệ chủ quyền quốc gia
Trả lờiXóa