KhanhKim
30 tháng 4 Hòa hợp và đoàn kết dân tộc
Cuộc chiến đã chấm dứt gần 40 năm, Nhân Dân và Nhà nước Việt Nam đã từ lâu không hề nhắc đến tội lỗi và cũng chẳng ai thù hằn các cá nhân đã một thời phục vụ cho chính quyền VNCH, một chế độ đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Ngày chiến thắng 30/04/1975 là ngày vui chung của toàn dân tộc, ngày hội của non sông, ngày đất nước thống nhất, chẳng hề có cuộc trả thù hay "Tắm máu" như kẻ thù tuyên truyền và cố tình dựng chuyện. Ngày nay Đất nước đã thanh bình Nhân Dân đang sống trong hòa bình, ấm no và hạnh phúc, đang chung tay, chung sức, đồng lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì chẳng có lý do gì mà khơi lại quá khứ đau thương của cá nhân và của cả dân tộc này, vết thương cũ tuy đã lành sẹo nhưng vẫn còn nhức nhối về sự chia rẽ và thù hận, nay đang cần được “Hóa giải” để hòa hợp dân tộc.
Từ lâu đã có rất nhiều bài viết, lời nói từ hai phía về vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc. Chính phủ và nhân dân VN với tinh thần dân tộc cũng đã làm nhiều việc đầy ý nghĩa thể hiện sự cầu thị, lòng vị tha để lấp đầy khoảng trống, hố sâu ngăn cách nhằm lôi kéo người Việt xa xứ hướng về Tổ quốc, quê hương, xóa bỏ mặc cảm, hận thù nhằm hòa hợp dân tộc. Những việc làm đó đã có tác động mạnh mẽ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc. Vì thế thời gian qua đã có rất nhiều cựu Quân Cán Chính đặc biệt có cả một số Cựu Chính khách của chế độ VNCH, cùng một số nhân vật có tư tưởng chống cộng cực đoan cũng đã trở về thăm Tổ quốc, nhất là chuyến về thăm quê hương của Cựu phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ đã gây ấn tượng mạnh mẽ đến cộng đồng người Việt HN. Những chuyến thăm quê hương của ông vào những năm tháng cuối đời không chỉ là một lối mở để những đứa con của ông có thể noi theo, mà tiếp theo sau đó còn cho nhiều người Việt đủ các thành phần hiện ở HN còn đang băn khoăn, mặc cảm hay còn nhiều lý do tế nhị nào đó mà họ vẫn còn do dự, nay họ đã noi gương ông dũng cảm bước qua “Lằn ranh Quốc Cộng” và họ đã trở về. Nhìn những đoàn người hành hương về với đất Mẹ mà không khỏi “Chạnh xe lòng” bởi đa số họ là những người đã lớn tuổi, họ đã ở bên kia sườn dốc của cuộc đời. Thế mới biết đời người cũng “Ngắn chẳng tày gang” “Mới ngày nào họ bỏ nước ra đi mái tóc vẫn còn xanh”, thấm thoắt 40 năm họ mới trở về mà “Đã lơ thơ đầu bạc”. Tâm thức của tuổi già, họ nhớ đến quê hương, đất nước, “Cóc chết ba năm vẫn muốn quay đầu về núi”, “Lá rụng về cuội” bởi họ vẫn là người Việt Nam, trước hay sau họ vẫn muốn trở về với đất Mẹ, Tổ tiên, Ông Bà, quê Cha đất Tổ của mình.
Thời gian tha hương đã dần thức tỉnh con người, biến chuyển suy nghĩ của những người xa xứ. Từ quyết tâm của người quyết đòi lại những gì đã mất, những cái quá khứ đã từng thuộc về mình, thế nhưng thời gian trôi đi trong vô vọng và nay đã trở thành nỗi thất vọng trong đợi chờ mà không còn hy vọng của những thay đổi. Giờ đây nhiều người Việt hải ngoại thực sự đã bằng lòng với cuộc sống hiện tại, bởi cuộc sống lưu vong ở xứ người đã là bài học “Trường đời” rất đắt giá không thể dễ quyên trong mỗi cuộc đời, dù cuộc sống nay đã đủ đầy nhưng tuổi già nên họ nghĩ nhiều đến quê hương, đất nước, đến tổ tiên, gia đình và dòng tộc. Đây cũng là động lực chính, một cơ hội thôi thúc người Việt HN sẵn sàng chấp nhận những gì đến với mình để được về Việt Nam quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn của mình, để được làm một việc gì đó có ích cho quê hương, Đất nước, cho gia đình. Mặc dù trong suy nghĩ của nhiều người còn có những khác biệt về nhận thức, cách nhìn nhận nhiều vấn đề “Trong và sau cuộc chiến”, nhưng nhiều người đã biết gạt sang một bên những điều khác biệt, để khoảng cách bất đồng trong những khác biệt dần được thu hẹp, Vì thế quan niệm thắng thua nay đã không còn là vấn đề quan trọng, không còn chỗ cho những mặc cảm, hận thù thay bằng những tình cảm chân thành, bao dung và độ lượng của con người Việt, thế nên Không khí hòa giải để hòa hợp có vẻ mát mẻ hơn, (dễ thở) hơn không còn nặng nề, bức bách, ngột ngạt, như thập kỷ 80-90 của thế kỷ trước
Chính sách hòa giải dân tộc của Đảng và Nhà nước VN đã quá rõ ràng, Tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn từ phía những người lưu vong (Được gọi là tỵ nạn CS) ra nước ngoài sau 30 tháng 4 năm 1975. Người ta dễ dàng nhận thấy Cộng đồng người Việt ở nước ngoài như một bức tranh có hai mảng “sáng và tối”. “Mảng sáng” là chủ đạo gồm những người, chấp nhận lịch sử đau thương, tự nguyện xóa bỏ hận thù, quyên đi quá khứ như một thử thách, cùng với những người ra đi vì lý do kinh tế, đi học hành, làm ăn luôn có những suy nghĩ tốt về quê hương, đất nước. “Mảng tối” là một nhóm, một thiểu số người ra đi vì thất bại, thua trận trong cuộc chiến, nặng lòng thù hận, cố chấp không thể quên quá khứ, vì thế ở những nước có nhiều người Việt lưu vong (Tỵ nạn) đặc biệt ở Mỹ có gần 2,5 triệu người. Trong số đó, đại đa số là bà con yêu nước bỏ qua những mặc cảm và đã về nước, còn lại rất ít những người vẫn nuôi tư tưởng hận thù từ năm 1975 đến giờ. “Mảng tối” ở dạng này cứ đến các ngày nhạy cảm, nhất là ngày 30/4 họ lại tổ chức “Ngày quốc hận”, biểu tình chống cộng để khơi dậy hận thù được gọi là CCCĐ
Lý giải hiện tượng không đứng chung với nhau dưới một màu cờ Tổ quốc của nhóm người Việt vẫn còn “Thủy chung” với Cờ Vàng ba sọc đỏ, bởi họ là “Quân cán chính” Việt Nam Cộng hòa những người đã từng “đi ngược lại lợi ích của dân tộc”, họ đã từng gây ra muôn vàn tội ác với Nhân dân. Họ là những người thua trận trong chiến tranh, với tâm thức của những kẻ bại trận, những kẻ đã từng gây tội ác, sợ một cuộc “Tắm máu” trả thù nên đã bỏ lại tất cả và đã mất tất cả những gì họ đã gom góp được về kinh tế, mất hết quyền lực, danh vọng và cả những tham vọng, họ ra đi cũng vì họ không hiểu chế độ mới sẽ ra sao, họ đã nghe quá nhiều những điều tuyên truyền bậy bạ ghê gớm về chủ nghĩa Cộng sản. Vì lo sợ mà họ tự ra đi chứ không ai đuổi họ. Giờ đây họ phải vất vả, họ phải làm lại tất cả từ đầu nơi đất khách quê người. Có nhiều người thành đạt, nhưng có những người còn khó khăn, những khó khăn, thử thách, kèm theo nỗi cô đơn tủi nhục mà họ đã và đang từng phải chịu đựng cảnh tha hương, nay họ đang cố vượt qua, nên lòng thù hận vẫn bám riết dai dẳng cùng với tâm lý “Tự ty” của một kẻ chiến bại nên (họ) không dễ dàng quên đi được nỗi đau của quá khứ luôn ám ảnh suốt cả cuộc đời, mặc dù thời gian trôi qua gần 40 năm, nhưng họ vẫn mũ ni che tai, không muốn hiểu về thực tế đất nước và quá nặng nề với quá khứ, họ không hiểu thực tế, cố tình không hiểu sự chính nghĩa của cuộc kháng chiến mà chúng ta đã giành thắng lợi. Cho nên họ vẫn mang nặng sự hằn thù cá nhân, cộng với sự bảo thủ, dẫn đến chống đối đến cùng với đất nước và dân tộc mình và họ trở thành những người CCCĐ.
Chúng ta còn nhớ năm 2014, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền Việt Nam, sự kiện này một lần nữa có tác dụng như một phép thử lòng yêu nước của người Việt và đằng sau đó là thái độ hòa giải của người Việt xa xứ. Gần 80 ngày trung quốc hạ đặt giàn khoan, là 80 ngày cả trong nước và kiều bào ở nước ngoài hừng hực khí thế “Diên Hồng” tỏ rõ quyết tâm chống xâm lược của cả dân tộc trước kẻ bạo cường Trung Quốc, đâu đâu người Việt cũng xuống đường biểu tình. Từ châu Âu sang châu Á từ châu Mỹ đến châu Phi xa xôi đều chứng kiến cảnh người Việt xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược. Trong dòng người đó có đủ mọi thành phần, cả người Việt lưu vong, chính trị lẫn người Việt di dân vì kinh tế, vì học hành. Tất cả họ đều thể hiện lòng yêu nước của mình, chỗ nào có người Việt sinh sống là chỗ đó đỏ rực mầu cờ, hừng hực triệu con tim hướng về tổ quốc, cội nguồn dân tộc, để đồng lòng cùng chính phủ chống quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh. Những hình ảnh các cuộc biểu tình của người Việt khắp năm Châu sau biến cố giàn khoan HD-981 đầu tháng 5/2014 vừa qua, người ta dễ dàng nhận ra sự đồng lòng và quyết tâm giữ nước và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của người Việt, được thể hiện trong những lần biểu dương sức mạnh đoàn kết dân tộc quyết tâm chống Trung Quốc xâm lăng.Tham gia đoàn biểu tình đâu chỉ có Việt kiều, người ta nhìn thấy rất nhiều người bản địa đủ các mầu da, họ cũng giương khẩu hiệu, cũng cầm Cờ đỏ Sao vàng, họ đâu có cầm cờ vàng ba sọc đỏ, họ hô khẩu hiệu ủng hộ VN... Người nước ngoài ủng hộ VN vì “Chính nghĩa đang thuộc về Việt Nam” thế nhưng lại có chuyện trớ trêu và ngược đời, có những người Việt biểu tình “chống TQ nhưng lại chống cả VN”, chống lại cả Tổ quốc của mình thì Thật là chuyện lạ rất bi hài mà không lạ, đang có thật ở những nơi có người Việt CCCĐ sinh sống, bởi họ chống TQ thì ít họ chống CSVN thì nhiều trong thâm tâm (họ) rất muốn Trung quốc đánh VN cho hả cơn hận suốt 40 năm qua, để “diệt VC trước đánh TC sau” Hành vi của họ chỉ làm tăng nỗi bất hạnh, nỗi thất vọng cho dân tộc Việt, cho người Việt Nam chân chính và làm cho người dân nước sở tại nơi họ sinh sống, nhìn họ với ánh mắt khác thường như một sự khinh bỉ.
Dẫu rằng đây đó vẫn còn những tiếng nói cô đơn và lạc lõng của một thiểu số ít người không chịu nhìn nhận sự thật lịch sử, họ vẫn bảo thủ, cực đoan cố tình dựng chuyện chống đối sự nghiệp hòa hợp và hòa giải dân tộc và phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Thế nhưng tuyệt đại đa số người Việt hải ngoại cũng đã thấy được thiện chí của chính phủ Việt Nam hiện nay là rất chân thành và cởi mở, đã mở rộng vòng tay thân ái với đồng bào mình ở nước ngoài, với những tuyên bố và đã nhiều lần khẳng định “kiều bào ở nước người là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng dân tộc Việt Nam”; (NQ36). Chính phủ đã và đang có nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với Việt kiều trong đối sử, trong cách ứng sử, trong đầu tư, trong các quyền lợi, vật chất lẫn tinh thần...Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người Việt HN hướng về quê hương đất nước, vì thế những năm gần đây Cơ quan đại diện cho tiếng nói đối ngoại Bộ Ngoại giao là UBNN người Việt Nam ở nước ngoài đã rất vất vả, tất tả ngược xuôi để bắc cầu, nối nhịp cho con đường hòa hợp dân tộc nhanh chóng sớm được “Khánh thành” và sớm trở thành hiện thực. Tuy nhiên trên thực tế, đây đó, ở nước này, hay nước kia một số nhóm người Việt vẫn dưới hai màu cờ (vàng và đỏ) đã không đứng chung với nhau, nhưng khẩu hiệu đấu tranh và quyết tâm chống xâm lược của họ là giống nhau, đó là lòng yêu nước, chống xâm lược âu cũng là điều dễ hiểu.
Hòa hợp là sự thấu hiểu lẫn nhau để cùng chung sống hòa thuận. Thấu hiểu nhau tức là phải có cùng quan điểm, cùng thống nhất với nhau về những vấn đề chung, trên cơ sở tôn trọng sự thật. Hòa hợp không có chỗ cho “thắng thua" Một trong những ví dụ điển hình của sự "hòa hợp dân tộc" là trường hợp nhà báo Nguyễn Phương Hùng. Anh đã từng là một cựu thiếu úy biệt động quân, một TPB, cả một gia đình phục vụ cho chế độ VNCH, một tay chống cộng cực đoan khét tiếng tại hải ngoại, nhưng sau khi trở về thăm quê hương, chứng kiến một Việt Nam không như những gì anh thường được "nhồi sọ", anh đã "tự diễn biến" một cách rất nhanh chóng, rất tự nhiên, rất con người. Không những từ bỏ “chống cộng trên đường phố Mỹ", anh còn trở thành một "đại sứ" tích cực cho sự hòa hợp dân tộc bằng việc cung cấp những thông tin đúng đắn, sự thật của đất nước qua 8 lần về quê nhà tác nghiệp tới cộng đồng Việt kiều tại hải ngoại qua tờ báo mạng của anh được mang tên KBCHN. Sự "lột xác" hoàn toàn của anh, những thông tin sự thật về Việt nam trên là tất yếu và cũng là điều dễ hiểu đối với những con người yêu nước như anh, biết tôn trọng sự thật lịch sử và lẽ phải để hướng thiện.
Thế giới ngày nay đang hội nhập, biên giới quốc gia dần được “xóa bỏ” trên nhiều lĩnh vực, Con người không cùng chủng tộc, không cùng màu da đang xích lại gần nhau, nương tựa vào nhau để sống, để cùng tồn tại và cùng phát triển, xu thế của thời đại văn minh là xóa bỏ hận thù, mặc cảm để cùng chung sống hòa bình. Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, đã từng gây vô vàn tội ác với Nhân Dân ta nhưng với lòng vị tha, truyền thống nhân ái của dân tộc Việt, chúng ta đã gác lại quá khứ để hướng tới tương lai hợp tác và phát triển. Cớ sao chúng ta là người Việt cùng máu đỏ da vàng, cùng chung một tổ tiên, cội nguồn dân tộc, con Lạc cháu Hồng, chúng ta không thể bao dung, độ lượng và có cả tha thứ cho nhau bởi những điều không phải trong quá khứ mà vẫn còn cố chấp, vẫn cứ khư khư ôm mãi hận thù dai dẳng vô vọng đến bao giờ? Giờ đây những mặc cảm của quá khứ cũng đã đến lúc được rũ bỏ, những hận thù và sự thiếu hiểu biết lẫn nhau cũng cần hóa giải để "Tập hợp của tất cả người VN trong cũng như ngoài nước để phục hưng đất nước, để VN trở thành một con rồng châu Á" như cách nói của Cựu phó Tổng thống VNCH Ông Nguyễn Cao Kỳ trong lần về thăm Tổ quốc đầu tiên sau gần 30 năm xa cách.
Trải qua 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc dù ở chế độ xã hội khác nhau, qua các triều đại, từng thời kỳ, xu hướng chính trị, tôn giáo có khác nhau, nhưng Nhân dân Việt Nam luôn phát huy hồn thiêng sông núi, nguyên khí quốc gia của người Việt, lòng tự tôn dân tộc, truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc khi có giặc ngoại xâm, dù già hay trẻ, gái hay trai triệu người như một đều một lòng, một dạ kiên trì và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Người Việt hiện nay đang rất cần đến nhau và vì nhau hơn lúc nào hết, để đại đoàn kết dân tộc thành một khối thống nhất, có đầy đủ sức mạnh chống kẻ thù chung bảo về Giang sơn, gấm vóc của Tổ tiên, cha ông để lại. Tổ quốc chỉ có một, quê hương chỉ có một Chúng ta hãy vì tổ quốc trên hết mà quyên đi quá khứ. 40 năm đất nước đã và đang đổi thay trên con đường hội nhập nhưng vẫn còn đối diện với nhiều thách thức, Tổ quốc đang rất cần những người con trung hiếu của đất Việt để báo đền nợ nước. Cùng là con Lạc, cháu Hồng chúng ta hãy bắt tay nhau, bỏ qua quá khứ, gác bỏ hận thù để cùng nhau chung sức, chung lòng, cùng quyết tâm chung một mầu cờ, sắc áo, (dù còn có bất đồng, những điều khác biệt) để người Việt ta trong và ngoài nước đủ mọi thành phần, tôn giáo hãy đoàn kết gia tăng sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đó là “Hồn thiêng sông núi nước Nam”, là “Nguyên khí quốc gia người Việt”, đó cũng là ý chí quật cường của 4000 năm lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt mà con cháu người Việt dù trong hoàn cảnh nào từ nay đến muôn đời sau phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn “Đất nước Việt, con người Việt và giống nòi Việt”. Chúng ta hãy cùng nhau làm bằng được, giữ bằng được những điều thiêng liêng đó.
Ngày 13 tháng 3 năm 2015
Nguyễn kim khanh
Đất liền chiều nay trời có mưa không
Trả lờiXóaSao biển Trường Sa đong đầy nước
Con thay mẹ ra thăm anh
Thay mẹ gởi hoa cho sóng
Thay mẹ xoa mềm đá khóc
Chẳng thể nào cất đỡ mẹ gánh đau
Khánh Hòa, Quảng Nam chiều nay trời có dông không
Mà lòng người nổi bão
Biển sâu thế nỗi buồn sâu hơn biển
Hai mươi bốn năm rồi
Những bà mẹ Gạc Ma vẫn chong đèn đợi cửa
Đêm dầy thêm mỗi ngày
Nhớ đầy thêm mỗi khắc
Gió thốc vào nhà lại trở ngược ra khơi
Biển giấu các con mẹ ở đâu ở đâu
Để người bạc đầu thay sóng
Những bà mẹ Gạc Ma không lập mộ gió
Hằng đêm gối đầu lên nỗi nhớ
Lạy trời
Anh về…
Chiến Thắng mùa xuân năm 1975 của chúng ta là một ánh hòa quang sáng chói đi vào lịch sử của dân tộc cũng như lịch sử thế giới, chúng ta chiến thắng được trong cuộc chiến này là nhờ vào sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng ta và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc và ý trí và tinh thần quyết tâm cộng với lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta đã làm nên chiến thắng lịch sử và qua chiến thắng này cả thế giới biết đến đất nước ta nhỏ bé và anh hùng.
Trả lờiXóa