Chia sẻ

Tre Làng

CHƯA GIÀU ĐÃ THÍCH SANG

(PetroTimes) - Trong công cuộc xây dựng đất nước, hiện nay đây đó vẫn có hiện tượng “chưa giàu đã muốn sang” gây lãng phí ghê gớm.

Năng lượng Mới số 400

Bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” cách nay đã trên 60 năm vẫn là một tài liệu tham khảo quan trọng và có ý nghĩa to lớn và vẫn mang tính thời sự trong việc giáo dục ý thức cần kiệm. Ngay trong phần đầu, Bác Hồ đã nói rất kỹ về “tiết kiệm”. Sau khi định nghĩa “Tiết kiệm là gì?”, “Vì sao phải tiết kiệm?”. Người chỉ rõ rằng “Tiết kiệm để tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của ta”. “Chúng ta phải tiết kiệm sức lao động”, “chúng ta phải tiết kiệm thời giờ”, “chúng ta phải tiết kiệm tiền của”, “chúng ta phải tìm cách tổ chức sắp đặt cho hợp lý, để một người có thể làm việc như hai người, một ngày có thể làm việc của hai ngày, một đồng có thể dùng bằng hai đồng”. Người khẳng định: “Tất cả mọi người đều phải tiết kiệm… ai cũng có thể và cũng nên tiết kiệm”.

Nhà chờ “5 sao” trong Dự án Hanoi BRT

Người kết luận “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. Không chỉ thế, nó còn là “Kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm, mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của chúng ta, để làm hỏng công việc của ta”. Người nói, “tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến”. Người coi “chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng, chính trị”.

Bác Hồ chỉ rõ những biểu hiện của tư tưởng không lành mạnh trong các tầng lớp nhân dân và cán bộ, đồng thời Người cũng đã vạch ra cách tổ chức đấu tranh với những tư tưởng đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng minh một cách biện chứng: “Chống tham ô, lãng phí, quan liêu “là cách mạng”… “là dân chủ”. Người đề ra nhiệm vụ của quần chúng là phải hăng hái tham gia phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu”. Người khẳng định, “tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng… Người gọi đó là “giặc nội xâm”.

Năm tháng qua đi, ngỡ rằng lời dạy của Bác đã trở thành kim chỉ nam cho các nhà lãnh đạo khi thực hành tiết kiệm.

Trong công cuộc xây dựng đất nước, nào ngờ, hiện nay đây đó vẫn có hiện tượng “chưa giàu đã muốn sang” gây lãng phí ghê gớm.

Nếu cần tìm một địa chỉ “chưa giàu đã học làm sang” ở các công trình siêu lãng phí thì sẵn lắm. Nhưng sau tết vẫn kẹt xe, xin hãy để mắt tới vài địa chỉ lãng phí gần gần đã.

Đó là dự án xe buýt nhanh của Hà Nội (Hanoi BRT) với tổng vốn đầu tư lên đến 55 triệu USD sẽ đi vào hoạt động năm 2015 này. Đến nay một số nhà chờ xe buýt chờ theo mẫu đã có tại ngã tư Hoàng Minh Giám và Lê Văn Lương đang hoàn tất gắn mác “5 sao”, với đầy đủ công năng của một nhà chờ xe buýt nhanh theo chuẩn quốc tế. Không biết “nó” đạt “5 sao” ở chỗ nào khi xây dựng trên dải phân cách nghĩa là khách muốn lên xe và sau khi xuống xe phải băng qua đường một chiều “ngựa xe như nước” này. Bất tiện là điều rõ nhất của nhà chờ này. Ngoài ra, thấy kết cấu toàn sắt thép thì vào ngày hè sẽ nắng nung lửa đốt, hiện đại hại điện điều hòa nhiệt độ và mùa đông chắc cũng tốn điện sưởi ấm…

Hệ thống giao thông công cộng được nâng đời có thể là điều đáng mừng nhưng đã xuất hiện mối quan tâm tính hữu dụng của dự án.

Người dân thủ đô lo ngại rằng, liệu nó có giống y chang hàng chục bốt thông tin du lịch hỏng hóc, hoen gỉ bị biến thành nơi trú mưa nắng, xả rác, tiểu tiện thậm chí chứa đồ, nấu cơm... của người dân và nay gom về làm sắt vụn. Gần 10 năm trước, dự án cung cấp thông tin cho du khách khi đến Hà Nội bằng 40 bốt thông tin du lịch được đầu tư xây dựng với số tiền lên tới gần nửa triệu USD. Tính ra chi phí mỗi một bốt như vậy lên tới 10.000USD chưa tính đến chi phí bảo trì bảo dưỡng. Tốn kém là thế nhưng sau 8 năm vô dụng đến nay toàn bộ các bốt thông tin du lịch đã thành sắt vụn.

Gần hơn là Dự án Nhà hát Đan Phượng - nhà hát của giấc mơ bất thành trị giá 117 tỉ đồng đang đắp chiếu chờ bao giờ có tiền sẽ làm tiếp. Dự án 3 không của huyện Đan Phượng (không được phép, không quy hoạch, không có tiền) đang làm khó HĐND, UBND huyện về món nợ đầu tư công. Giả dụ có vay được tiền hoàn tất, Đan Phượng lấy gì nuôi nhà hát đây? Các showbiz liệu có chịu về đàn hát như văn công huyện bán vé 5.000 đồng?

Câu chuyện bốt thông tin du lịch, nhà chờ xe “5 sao” Hanoi BRT, Nhà hát huyện Đan Phượng có thể đưa thành tài liệu tuyên truyền học tập về chống lãng phí.

Đầu tư công lâu nay là mốt, không chú trọng hiệu quả và các giá trị bền vững. Người dân không ngại ngần huỵch toẹt ra rằng, nếu không “thoải con gà mái” chi tiêu, có lại quả từ bên B thì chẳng ai thích đầu tư công. Lời dạy tiết kiệm của Bác Hồ không biết bao giờ các quan chức mới ngấm!

Thọ Vinh/PetroTimes

25 nhận xét:

  1. Xây dựng những công trình công cộng, công trình giao thông, thủy lợi là điều tốt. Bời đó sẽ là giá trị trường tồn cho thế hệ con cháu chúng ta về sau. Nhưng phải làm sao để tiết kiệm nhất để con cháu chúng ta không phải lo trả nợ cho những gì. chúng được hưởng

    Trả lờiXóa
  2. Bác Hồ nói ra cái gì mà chẳng phải là những kiến thức để đời đi theo năm tháng chứ, bình thường thì là phương châm xuyên suốt, bài học kinh nghiệm quý báu, nhẹ hơn thì là tài liệu có giá trị tham khảo cao...bởi vì đơn giản là một cái đầu lớn, tư tưởng đi trước thời đại, nhưng mỗi dân tộc qua bao nhiêu thế hệ mới sinh ra được một người thôi

    Trả lờiXóa
  3. nói về tiết kiệm thì người việt mình có tiếng là cần cù lao động nhưng tiết kiệm tích góp cho con cháu là một vốn văn hóa đẹp, thế nhưng buồn một cái là cha mẹ ông bà tích góp bao nhiêu thì con cháu ăn tàn phá hại phá gia chi tử ghê gớm, phải chăng là tiết kiệm chút ít nhưng lại không quan tâm dậy dỗ con cái nên đâm ra kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ

    Trả lờiXóa
  4. Bác dậy nhiều nhưng tôi thấy đa số mọi người chỉ chú ý đến "chúng ta phải tiết kiệm tiền của" thôi chứ chẳng biết đến và vận dụng cái Chúng ta phải tiết kiệm sức lao động”, “chúng ta phải tiết kiệm thời giờ” đâu, những cái quan trọng nhưng không trước mắt là mọi người quên ngay được, phải tiết kiệm được 2 thứ kia mới là tiết kiệm có hiệu quả nhất

    Trả lờiXóa
  5. theo lời Bác dạy "chúng ta phải tìm cách tổ chức sắp đặt cho hợp lý, để một người có thể làm việc như hai người, một ngày có thể làm việc của hai ngày" tôi thấy tiết kiệm theo tư tưởng của Bác chẳng khác nào là tăng năng suất làm việc cả, mà lại có vẻ dễ dàng và hợp lý hơn, không cần cố gắng mà chỉ cần tiết kiệm đi thôi

    Trả lờiXóa
  6. Tiết kiệm, hiểu theo nghĩa phổ thông, là hành vi giảm thiểu các lãng phí. thế nhưng tôi thấy ngoài đời ngay trong gia đình mình thôi, nhiều cái tư tưởng về tiết kiệm của ông bà cha mẹ tôi thấy cứ lệch lạc sao ý, tiết kiệm nhưng thứ không đáng, và bù lại lãng phí cần tiết kiệm lại không nhận ra, như thế chẳng khác nào đang phản lại tác dụng tiết kiệm vậy

    Trả lờiXóa
  7. Tôi nghĩ tiết kiệm khác hà tiện. Mà trong cuộc sống này, đôi khi có muốn tiết kiệm cũng ko có được. Chính vì vậy làm gì, tiêu gì cũng phải hợp lý

    Trả lờiXóa
  8. Ngày xưa các cụ tiết kiệm bao nhiêu, giờ đây chúng ta lại xa hoa lãng phí bây nhiêu.Đúng kiểu kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ

    Trả lờiXóa
  9. Nhiều người cơm ko có mà ăn, áo ko có mà mặc, nhưng nhiều kẻ có tý tiền là đi bar, đi lắc, bởi họ nghĩ như vậy là hưởng thụ, chứ ko nghĩ là tích cóp cho con cháu, dành tiền lúc ốm đau bệnh tật tai ướng

    Trả lờiXóa
  10. mặt trời mọc23:14 1/3/15

    đó cũng là theo xu hướng hiện đại thôi, chạy theo xu hướng, theo phong trào, chứ thực ra họ có nghĩ đến lợi ích, cái được và cái mất, phân biệt giữa những thuận lợi và khó khăn trước mắt, khi đi vào hoạt động, ngoài ra còn vô số thứ để nói ở đây nữa.

    Trả lờiXóa
  11. người xa lạ23:23 1/3/15

    trong thời đại kinh tế khó khăn như hiện nay, đặc biệt là chúng ta chưa phải là nước giàu có, nhiều cái vẫn còn quá lạc hậu, chúng ta đang chỉ trên đà phát triển, mà đang phát triển thì cần phải có sự tính toán cho cẩn thận, đừng làm lãng phí tài nguyên của đất nước, chỉ cần một sai sót cho một công trình đã làm tổ thất, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác.

    Trả lờiXóa
  12. Chưa giàu đã thích sang là tâm lý của đại bộ phận giới trẻ hiện nay. Khi xã hội phát triển hơn một chút cũng là lúc nhiều trào lưu, nhiều hành động xa hoa lãng phí diễn ra ngày càng phổ biến

    Trả lờiXóa
  13. Trong thời buổi này khi nền kinh tế nước ta còn có nhiều khó khăn nguồn vốn còn hạn hẹp, thì việc thực hành tiết kiệm đặc biệt là trong việc chi tiêu công là cần thiết. Chi tiêu thì vẫn cứ phải chi, nhưng chi làm sao cho hợp lý mà vẫn đạt được hiệu quả như mong muốn là điều tốt và cần phải được nhân rộng.

    Trả lờiXóa
  14. Xuất phát điểm của cái chuyện lãng phí này có nguồn gốc chính từ ''Cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN '' do Hội đồng lý luận TW gồm những giáo sư cộm cán nghĩ mãi mới ra được đó.

    Cơ chế thị trường thì đúng quá rồi,đúng từ khi Cụ cựu TBT Trường Chinh đề xuất nhưng định hướng XHCN là hơi bị sái sinh ra nhiều tật:

    -Định hướng XHCN làm nhiều người hoặc vô tư hoặc cố ý níu kéo phần bảo thủ trì trệ của cơ chế kinh tế XHCN nhằm duy trì cơ chế xin cho nhằm lợi cục bộ.

    -Định hướng XHCN dễ bị hiểu là bằng mọi giá nền kinh tế phải đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng của XH trong đó làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu,rất mâu thuẫn với kinh tế thị trường mà bản chất lấy lợi ích làm động lực.Thế nên xuất hiện không ít trường hợp đầu tư lấy được để cầu lợi ích cục bộ,dù chả mang lại lợi ích gì cho xã hội như chúng ta đã và đang thấy.

    -Kinh tế thị trường định hướng XHCN là cơ chế mới toe,chưa có tiền lệ lại được một quốc gia còn nghèo khó lạc hậu lựa chọn nên các nhà lý luận nghĩ nát óc cũng chưa tìm được một định nghĩa cho rõ ràng không gây nhầm lẫn và khi không biết cơ chế kinh tế lai tạp này nó thế nào thì làm sao có căn cứ mà đề ra chính sách cho khả thi?

    Vậy nên ,xin các bác giáo sư trong Hội đồng lý luận thôi nói theo ,nói cho có nói,hãy dũng cảm nói sự thật rằng VN là quốc gia đi sau,đừng cầm đèn chạy trươc ô tô mà mưu sự làm thầy bầy đường vẽ lối cho thiên hạ,hãy thoe các Đảng cánh tả Bắc Âu với đường lối phát triển kinh tế thị trường nhưng không chỉ vì lợi ích kinh tế chung chung mà vì một xã hội phúc lợi.

    Do vậy,Đảng CSVN nên chọn cơ chế KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG PHÚC LỢI XÃ HỘI,thay vì định hướng XHCN rất khiêm cưỡng như hiện nay.

    Kinh tế thị trường hướng tới xã hội phúc lợi chính là sáng kiến của các Đảng cánh tả ở Bắc Âu (một nhánh của quốc tế CS chủ trương đấu tranh nghị trường )và trên thực tế sáng kiến này là đúng đắn,giữ vững được vai trò,sức chiến đấu của đảng cánh tả cầm quyền và phát triển kinh tế xã hội vượt bậc..Vậy VN cứ thế mà học,tiền lệ có rồi,sao cứ phải bầy vẽ tìm tòi khổ dân khổ cả Đảng?????????

    Trả lờiXóa
  15. Không rõ mình không thông minh hay do người nghĩ ra công trình ngu. Đặt cái nhà chờ như thế thì lên xuống xe bus bằng cửa sổ hả? Hay cho xe đi ngược chiều? Cửa lên xuống bên phải mà

    Trả lờiXóa
  16. Mình cũng không hiểu tại sao người ta lại đặt cái nhà chờ xe bus ở đấy. Lên kiểu gì nhỉ?

    Trả lờiXóa
  17. Giờ đâu đâu cũng có những dự án nghìn tỷ mà chẳng có mấy thiết thực. Lãng phí quá

    Trả lờiXóa
  18. Theo tôi thì chúng ta đặc biệt là những người làm cách mạng những ngwoif cán bộ luôn luôn phải ghi nhớ lời dạy tiết kiệm của Bác và phải khắc ghi hai chữ tiết kiệm trong đầu, đất nước ta còn là một đất nước nghèo nên làm gì chúng ta phải cân nhắc trước sau xem xét cho kỹ những được và mất để làm ngày nay đất nước ta còn rất nhiều dự án cần thiết hơn để phục vụ nhân dân phục vụ phát triển đất nước cho nên chúng ta không nên lãng phí tiền của vào những dự án không cần thiết chúng ta phải nhớ kỹ là có rất nhiều dự án sau khi hoàn thành không khai thác hết công dụng và hiện nay đang bỏ không, tôi rất muốn mọi người hãy luôn nhớ câu nói của Bác lãng phí là kẻ thù của chúng ta.

    Trả lờiXóa
  19. Theo tôi thì chúng ta đặc biệt là những người làm cách mạng những ngwoif cán bộ luôn luôn phải ghi nhớ lời dạy tiết kiệm của Bác và phải khắc ghi hai chữ tiết kiệm trong đầu, đất nước ta còn là một đất nước nghèo nên làm gì chúng ta phải cân nhắc trước sau xem xét cho kỹ những được và mất để làm ngày nay đất nước ta còn rất nhiều dự án cần thiết hơn để phục vụ nhân dân phục vụ phát triển đất nước cho nên chúng ta không nên lãng phí tiền của vào những dự án không cần thiết chúng ta phải nhớ kỹ là có rất nhiều dự án sau khi hoàn thành không khai thác hết công dụng và hiện nay đang bỏ không, tôi rất muốn mọi người hãy luôn nhớ câu nói của Bác lãng phí là kẻ thù của chúng ta.

    Trả lờiXóa
  20. Các cụ dạy rồi: giầu thì 1 đời có thể nhưng sang thì 3 đời vẫn chưa thấy đâu. Học đòi để làm sang thì trông kệch cỡm lắm.

    Trả lờiXóa
  21. Quản trị kinh tế của một quốc gia tuy có khác về cấp độ nhưng về nguyên lý không khác mấy quản lý một dự án xây dựng.

    Lãng phí lớn và đáng phải đắn đo cân nhắc nhất trong quản lý một dự án là khâu xem xét phê duyệt thiết kế.

    Thi công có sai sót hay kẻ cắp có lấy mất chút vật liệu chỉ mất mát nhỏ.Thiết kế sai ,dự án làm xong bỏ hoang không vận hành được không những mất trắng tiền đầu tư mà còn mất tiền dọn bỏ nữa mới đau.Đương nhiên thì chủ nhiệm thiết kế những đề án này nếu được quan tham phê duyệt bao che không phải ra tòa thì cũng lộ mặt dốt nát ,không còn ông chủ đầu tư nào dại gì mà tin dùng nữa.

    Cũng giống như quản lý dự án,cơ chế chính trị,chính sách,định hướng kinh tế sai lầm,bất cập ở tầng vĩ mô trong quản trị quốc gia để lại những thảm trạng kinh tế cho Nhà nước.

    Theo đó,chính sách cải tạo công thương nghiệp sau 1975,chính sách mở rộng quy mô hợp tác xã nông nghiệp bậc cao,chính sách Nhà nước quản lý triệt để tư liệu sản xuất và doanh nghiệp,chính sách giá lương tiền,chính sách định hướng XHCN trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội là những chính sách bất cập gây thiệt hại lãng phí ghê gớm cho xã hội và nhân dân ...nhưng tiếc thay chả có luật lệ nào để kiểm soát những tập thể,cá nhân đã đề xuất thiết kế ra những cơ chế ,chính sách sai lầm bất cập này cả nên các giáo sư tiến sĩ cao siêu nhà ta vẫn lạm giải ,cố thử nghiệm nhồi nhét vào thực tiễn những mớ lý luận cao vút chín tầng mây mà không hề quan tâm nó có bám được tí rễ nào vào cuộc sống thực tại hay không.

    Những tiến sĩ giấy vẫn ngang nhiên cho ra lò những sản phẩm rởm bởi nồi cơm nhà họ chỉ vơi khi họ nói khác ý lãnh đạo còn với tư duy cuốn theo chiều gió,họ được cả danh lẫn phận, thiệt là người khác,là nhân dân chứ đâu phải là họ.

    Trả lờiXóa
  22. Chúng ta cứ làm theo phương châm " Tiết kiệm là quốc sách", Bác Hồ đã dạy như thế rồi nên cứ thế mà thực hiện.

    Trả lờiXóa
  23. Toàn sinh viên với ông bà già thì đi nhanh. Bao nhiêu người khác thì chậm. Các ông làm BRT chả làm thêm đường mà lấy đường của phương tiện khác thì cải thiện được gì? Sao k hạn chế ô tô. T thấy ô tô mới đi thiếu ý thức và gây tắc đường còn hơn do xe máy. 1 đường 3 làn thì ô tô dàn cả 3, các phương khác đi vào đâu?

    Trả lờiXóa
  24. Oto mà đi đúg làn thì xếp từ Lê Văn Lương dài tới Cát Linh.. =)).. Đường bé như cái lỗ đít, bên phải buýt thường, bên trái buýt nhanh.. Vậy oto xe máy đi đâu?.. 2 làn otô đi là hết mịa phần đường để đi xe máy. Bảo tại sao xe máy ko phi lên vỉa hè. Giờ cao điểm mà như này chắc tắc dài chục cây số. Mở thêm xe buyt nhanh thì phải mở thêm làn. Chứ như này dc cái xe buyt nhanh thì các phương tiện khác bị đi chậm lại thì bằng nhau

    Trả lờiXóa
  25. dù thiếu ý thức nhưng họ cũng sĩ diện lắm, cứ cái nào k đúng chuẩn thì đề nghị ae cứ đưa lên mạng, thời buổi công nghệ mà, phần đông có tiếp xúc, và nếu họ thấy ảnh họ trên đó thì họ sẽ vì sĩ diện hoặc tỉnh ngộ thì họ sẽ ý thức thôi.Tố hữu lê văn lương. Gần ngã tư khuất duy tiến. Cả ngày chưa bao giờ hết ùn tắc. Từ khi ra BRT nhanh tiết kiệm đc 1 tí thì thiệt hại bao nhiêu tỷ khi tắc đường

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog