Chuyện thủ đô thân yêu chuẩn bị kết liễu đời sống của gần 7000 cây xanh là một chuyện mà nói đến lần nào, y như rằng mình và vợ mình cãi nhau rộn ràng lần đó.
Cũng đúng, vì vợ mình vốn là cô giáo dạy văn, yêu văn, đương nhiên thấm đẫm tình yêu thiên nhiên nói chung và hoa lá cỏ cây nói riêng, thích nắm tay nhau đi dưới những con đường rợp bóng cây cổ thụ, có lá vàng rơi và chim hót líu lo líu lo líu lo.
Và thi thoảng cắn móng tay út e thẹn nhìn lên vòm trời xanh, nhưng dứt khoát phải là trời xanh nhìn xuyên qua qua tán lá, đón nhận những tia nắng vàng óng hiếm hoi, nói những lời mật ngọt chết ruồi. Hehe.
Vậy nên, cô nàng bảo vệ cũng đúng và không có gì lạ. Đặc biệt khi nhìn vào con số gần 7000 cây – một con số mà nghe qua tưởng chừng là khổng lồ!
Thế nhưng nếu chịu khó đặt con số 7000 cây bên cạnh tổng số 120.000 cây thì hẳn sự việc nó sẽ khác.
Nếu chịu khó cân đong đo đếm bài toán lợi ích dài lâu giữa việc nghiến răng đốn hạ cây cối để làm một cuộc cách mạng về đường sá nói riêng và hệ thống hạ tầng nói chung của thủ đô, hẳn sự việc nó sẽ khác.
Tắc đường vốn dĩ là bài toán kinh niên của Hà Nội, và chẳng có giải pháp nào bền vững hơn, lâu dài hơn ngoài việc phải mở rộng đường, xây thêm cầu mà thôi.
Cái cần nhất của người lãnh đạo là khả năng ra quyết định, chọn cái lợi thay vì cái hại, chọn cái lợi nhiều thay vì lợi ít, và thậm chí chọn cái hại ít hơn là hại nhiều.
Hà Nội cần phải chỉnh trang lại, cũng giống như thi thoảng dọn dẹp nhà cửa. Có những thứ cần dũng cảm vứt bỏ để hướng về những lợi ích cốt lõi hơn, sống còn hơn. Và tìm cách khắc phục lại sau. Rõ ràng vốn liếng và công sức để triển khai cho được một hệ thống đường thông hè thoáng chắc chắn khổng lồ hơn nhiều 7000 cây xanh!
Vấn đề là, đã chặt rồi thì phải có ngay kế hoạch thay thế và phải thay thế hiệu quả, không chơi nửa vời.
Hẳn nhiên, nắm tay nhau đi dưới những con đường rộng rãi, thoáng mát, cùng nhau ngắm những tia nắng xuyên qua tán lá trong một không gian yên tĩnh, chắc chắn thú vị hơn nhiều một không gian inh ỏi tiếng còi xe vì tắc đường, và chửi rủa nhau vì bức bối, nhẻ?!
Muốn thế thì phải nghiến răng mà làm, và phải chờ đợi thôi, hehe.
https://www.facebook.com/caudghoanh?fref=nf#
nhiều lúc cũng tiếc, nhưng nếu mà chặt đượctính toán cẩn thận, nếu như vì một hà nội quy hoạch đẹp hơn trong tương lại thì chúng ta chấp nhận điều đo, và tin tưởng nhưng nếu không có sự tính toán thì sự chịu trahcs nhiệm cũng không thể nào giải quyết được cái gì đâu
Trả lờiXóaKo còn giống Hà Nội của mình ngày nào nữa. Biết là sự đổi thay của đất nước nhưng vẫn chạnh buồn
Trả lờiXóaĐường rộng phải có hề rộng ,ngược lại rộng rồi vẫn tắc bởi không còn chỗ đi bộ chẳng ai đi xe buýt được(đi xe buýt phải đi bộ mới tới địa chỉ cần tìm).
Trả lờiXóaĐại chiến dịch chặt phá tới 7000 thì còn gì là xanh sạch đẹp,còn gì là văn minh.
Cây xanh là một phần linh hồn của Thủ đô,một phần đời gắn bó chở che của người dân Hà nội .
Những hàng cây trụi lủi lấy gì che được nắng giữa bê tông sắt thép ,giảm được nhiệt,giữ được bụi,ngăn được tiếng ồn hàng ngày cho người dân.Nhân dân Hà nội bao công phu mới trồng được một thành phố xanh,vậy mà Lãnh đạo Thành phố khi quyết định chặt cây dân không hề được hỏi một câu,xem thường dân như thế làm sao dân tin được.
Bác Nghị hoa thanh quế không mất thêm điểm vụ này mới lạ!
Đúng ra là cần có sự quy hoạch rõ ràng, từng bước thì sẽ đạt được sự đồng thuận với người dân hơn
Trả lờiXóaThực sự cá nhân em ko thích chặt cây 1 cách ồ ạt như thế, nếu phân loại tốt, làm có lộ trình để thay thế dần dàn thì sẽ đạt được mục đích: sự đồng thuận của người dân và truyền thông, và đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị
Trả lờiXóaNhững hàng cây đã quá đỗi thân quen với mỗi người dân HN nói riêng và mỗi người VN nói chung đã từng đặt chân đến Hà Nội. Việc chặt cây hàng loạt ko thể ko gây bức xúc cho nhân dân, chính vì vậy cần phải có lộ trình hợp lý, kết hợp biện pháp tuyên truyền để người dân hiểu được ý nghĩa của việc làm này
Trả lờiXóaVì ko muốn mất đi hình ảnh quen thuộc đấy nên ai cũng tiếc, ai cũng phản đối, nhưng sau này đi đường rộng hơn, an toàn hơn thì có ai biết đâu
Trả lờiXóaChặt rồi thì thay thế ra sao? Bao lâu nữa mới có bóng cây râm mát như bây giờ? Nhưng nếu ko chặt, cây đổ chết người thì kêu ai? Xe thì nhiều, đường thì đông, cây to quá mất diện tích, tắc đường thì kêu ai? Mọi người hãy nhìn vấn đề rộng hơn đi trước khi trách móc, làm loạn lên
Trả lờiXóaNếu chịu khó cân đong đo đếm bài toán lợi ích dài lâu giữa việc nghiến răng đốn hạ cây cối để làm một cuộc cách mạng về đường xá nói riêng và hệ thống hạ tầng nói chung của thủ đô, hẳn sự việc nó sẽ khác chứ ko phải rùm beng như bây giờ
Trả lờiXóaChặt những hàng cây xanh rờn như thế thì trong lòng ai cũng tiếc, nhưng để đảm bảo cho cuộc sống, tránh những rủi ro cho con người thì chúng ta nên chấp nhận.
Trả lờiXóa