Mấy nay, báo chí xôn xao về vụ Đề án gì đó. Nghe bảo có 1 nửa số nhà báo, tầm 5K chú thím ra (đứng) đường, bơm xe. Tất nhiên các chú này không thể bơm xe, các thím này không thể dựa gốc cây (vì cây bị chặt cmn rồi). Thế nên điều gì xảy ra thì chưa rõ.
Ở một động thái khác, phần đông độc giả (cái này em viết theo xì tai báo chí “cư dân mạng lên tiếng” rồi “hầu hết ý kiến của công chúng” chứ em biết đâu) tỏ ra vui mừng trước quyết định này.
Nguyễn Văn Cận, một độc giả trung thành của báo giấy cho hay: Tôi ủng hộ những quyết sách này. Báo mới chả chí. Dẹp mịa nó bớt đi. Lắm báo mà đọc chả có tin gì. Còn tức bỏ bố đi. Báo thì con dâu phục vụ bố chồng đủ “3 cuốc” một đêm; báo thì đánh dấu X lên 1 gốc cây, cán bộ Hà Nội ẵm 670K ngon lành… Xưa tin báo độ 30% giờ chỉ còn tin độ 1-2%.
“Đến tin buồn, chúng nó còn đánh sai”, chị Kim đang sửa móng tay chêm vào. Thậm chí có thằng chưa đẻ đã đi phạm tội rồi.
Vậy mà nói như thật. Ngồi ở Nội viết tận chuyện quê em. Dựng đứng dựng ngược lên í. Em mà gặp thằng nhà báo, em vạc mặt nó ra - Tư Điếc, lái xe ôm góp chuyện.
Ù ôi. Báo chí hiện nguyên hình là con ngáo ộp. Nếu sức mạnh của báo chí truyền thống là “thông tin” thì báo chí hiện đại (khảo sát ở xứ Lừa) lại mạnh hơn về những cơn “lên đồng” mang tính dập vùi thời gian gần đây.
Ở một diễn biến gần đây, “bộ phận không nhỏ” báo chí thời nay làm mình nhớ vô cùng thời “cải cách ruộng đất”. Với màn vu vạ và mách lẻo, báo chí hoàn thành xuất sắc vai trò của một con mụ lắm mồm, chuyên ngồi đầu làng mách lẻo: Này ông, hôm qua thằng Tung Sờn chửi ông đới. Mà nó chửi bậy lắm. Đào cả mả bố ông lên đới.
Này bà, bà biết gì chửa? Thằng Tung Sờn vừa chửi ông Trưởng đới. Thằng này láo thật, ông Trưởng gần 70, lẫn mẹ nó rồi thì thôi mà thằng Tung Sờn nó vẫn chửi. Láo thật í…
Này ông, ông biết gì chưa…?
Những câu chuyện đầy tính “Gia Cát Dự” nhẹ thì “đang băn khoăn xem nên rẽ trải hay rẽ phái thì chị X bị xe ben đâm chết tươi” đến chuyện một ca sĩ trẻ trâu “Ngông cuồng, láo xược”chỉ qua một cái clip. Báo chí đang đấu tranh quyết liệt với mạng xã hội về mặt phao tin...
Dự là sắp tới báo chí sẽ trở về làm báo theo mẫu: Các mẹ biết gì chưa…
Lại nhớ câu của con mẹ bán thịt đầu làng khi mình hỏi về con gái. Mụ giả nhời: Nó bị đuổi mấy chỗ vì ngu quá, nghe bảo cái văn bản đánh còn sai. Tôi phải cậy cục cho nó đi học cái bằng Mác tơ báo chí chú ạ. Mất non 200 triệu. Dưng mà lần này nó được làm báo trung ương hẳn hoi. Giờ nghề í dễ mần nhất. Tôi thật!
Nguồn: Dương Tiêu
Khi mà báo trí mạng đang phát triển với tốc độ chóng mặt thì đạo đức của người làm làm báo lại có sự suy giảm, chất lượng báo trí giảm sút nghiêm trọng. Giờ đọc một bài báo chẳng ai có thể tin tưởng được. Khi đọc báo trí mạng chúng ta phải để ý tới những trang tin cậy, trang chính thống của nhà nước, luôn cập nhật những thông tin chính xác. Sự bùng nổ về thông tin khiến người đọc càng phải cảnh giác hơn với tin tức trên mạng, báo trí.
Trả lờiXóaThật buồn cho cái anh họ Báo tên Chí quá nhỉ!
Trả lờiXóaTrước vớ được tờ báo thì ngấu nghiến đọc. Giờ thời đại Hai tếch lên cao nên báo chí nó sẵn vậy. Sẵn mà sao chả thấy tốt hơn. Chỉ toàn thấy sạn. Nản!
Trả lờiXóaĐúng là như nhận xét của tác giả, báo chí bây giờ chạy đua quyết liệt với mạng xã hội về phao tin. Thật báo chí bây giờ đã bỏ qua những giới hạn, tôn chỉ làm việc của mình để trở thành những tờ báo lá cải, chạy theo lợi nhuận mà mất hết tình người
Trả lờiXóaBáo chí h chỉ chạy theo lợi nhuận, đưa tin giật tít thôi. Lại copy xào nấu bài của báo khác thành bài của mình. Thông tin đưa ra lúc kiểm chứng lạ thì khác xa so với bài viết. Đến là nản.
Trả lờiXóaTay cầm máy ảnh, máy ghi âm, biên tập lại tin thì ít, cầm ipad vào mạng chộp giật tin về xào lại thì nhiều. Tinh thần báo chí cách mạng bây giờ ko còn mấy, có chăng là lớp nhà báo cũ, chứ còn mấy phóng viên trẻ bây giờ chỉ giởi câu like, câu view ăn tiền thì nhiều
Trả lờiXóaTôi sợ cánh nhà báo bây giờ lắm, các tin bôi xấu chính quyền trá hình đã đành, nhưng giờ cánh nhà báo nhiều kẻ thèm tiền đến mức độ đi pờ rồ cho cả mấy quán ăn vớ vẩn, kiểu có tiền là ngon hết, khen hết lời, nhiều khi khen chán thì bị dân mạng ném đá tơi bời bởi chả ra gì
Trả lờiXóaHình như các tiêu chuẩn với các nhà báo giờ càng ngày càng thấp hay sao mà thấy đội ngũ phóng viên của các báo từ bình thường đến lá cải ngày càng chẳng ra gì. Lỗi chính tả, lỗi nhận thức, và vô vàn các lỗi khác. Tạo ra một hình thức hấp diêm người đọc bởi những thông tin linh tinh
Trả lờiXóaĐây gọi là truyền thông kiểu buôn dưa lê, người này nghe một rồi vẽ ra 3, người kia nghe 3 rồi vẽ ra 7, người nghe 7 nghĩ là 10. Thế là câu chuyện từ không có gì thành ra có gì. Mà cái có gì đó là cái không tồn tại, cái ảo do người trong cuộc tự vẽ ra.
Trả lờiXóaKhông hiểu sao càng ngày báo chí càng bị thả nổi. Nên chăng cần có những kiến nghi tới bộ thông tin và truyền thông trong việc chấn chỉnh lại nền báo chí Việt Nam? Chứ ngày ngày đọc tin bịa đặt, xuyên tạc, nói quá như thế này chịu không nổi
Trả lờiXóaBáo chí giờ đây cứ viết bài theo kiểu giật tít mà chẳng có tí nội dung hay quan tâm đến độ xác thực của thông tin gì hết. Phải chăng những nhà báo giờ đây đang đặt lợi nhuận cao hơn đạo đức nghề báo. Hãy đưa thông tin đúng sự thật đến với người đọc đừng làm nhiễu loạn thông tin dư luận để rồi nghề báo mất đi cái uy tín vốn có của nó nữa
Trả lờiXóabáo chí với chả truyền thông trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin ngày nay đúng là chẳng còn mấy người giữ được đạo đức nghề báo nữa rồi , chức năng tuyên truyền bị lu mờ bởi những tính toán , những ý đồ đậm chất thị trường rồi , chính vì thế đã làm yếu tố chân thực trong báo chị bị giảm đi rất rất nhiều
Trả lờiXóanhững năm qua người ta chỉ nhìn thấy sức mạnh của báo chí , truyền thông trong việc dìm ai , hạ gục ai , tâng bốc , tung hô ai đó là nhiều , còn chức năng tuyên truyền , cũng cấp thông tin làm rõ sự thật thì chẳng thấy đâu mấy , nhiều tớ báo chỉ được sử dụng vào các mục đích cá nhân , thị trường là chính nên chẳng còn giữ được tí đạo đức nghề báo nào nữa
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaCác câu chuyện kiểu như các mẹ ơi biết gì chưa tốc độ lan chuyền cũng không thua kém gì so với thông tin trên trang nhất cả. Chỉ có điều đăng lên báo thì mọi người đọc được thông tin đồng nhất, còn truyền miệng thì thường tam sao thất bản nhiều.