Chia sẻ

Tre Làng

Lại là Kim Chi

Khoai@

Hôm qua tình cờ đọc được bài "Nỗi lòng 30/4" của Kim Chi trên trang của Huỳnh Ngọc Chênh thấy tởm!

Một bài viết thể hiện tâm tư của kẻ hết thời, vọng ngoại và trở mặt cáu cạnh.

Kim Chi là ai, hãy đọc đoạn trích của một nhà báo viết về thị và Ngô Nhật Đăng trong bài "Sự nghiệp của đôi lứa xứng đôi".

"Giới thiệu chị Kim Chi - Cành Vàng trước đã.

Cành Vàng, còn có tên khác là Dương Khánh Phương, nghệ danh Hồng Anh, vốn là con em cán bộ miền là đàn bà đích thực, và có tên gọi khác là Dương Khánh Phương, nghệ danh Hồng Anh, vốn là con em cán bộ miền Nam tập kết. Năm năm 11 tuổi Kim Chi được Đảng ưu ái cho đi học tại khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc. Tại đây nàng nhận làm em kết nghĩa một anh. Anh nào? Cái tên chả quan trọng lắm... ta hẵng tạm gọi là anh Út.

Khi về nước, nhờ có bố anh Út làm công tác giáo vụ kiêm tuyển sinh tại trường Cao đẳng sân khấu điện ảnh Việt Nam mà Cành Vàng được tuyển vào học lớp diễn viên khoá 1 (1959). Tưởng cũng nên nhắc lại bài thi mà Cành thi thố là bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” và điệu múa “Tân Cương” học được lúc còn ở bên Tàu.

Năm 16 tuổi, mới chỉ đang học năm đầu điện ảnh, anh Út chưa kịp ngỏ lời, thì cô em kết nghĩa đã dẫn người yêu (mà ta sẽ gọi là anh Cả) về giới thiệu với bố con anh Út. 

Sự việc này làm anh Út ra ngẩn vào ngơ. Khốn nạn thân anh, đéo mẹ cha nó! Năm năm bắt tép nuôi cò, cò ăn cho béo cò dò lên cây. Diêu bông hỡi diêu bông...sao em nỡ... nỡ... nỡ...?.

Vội lấy chồng, năm sau (1964), trước nguy cơ có thể trở thành hòn vọng phu, Cành bèn theo tiếng gọi của tình yêu (chứ không phải vì tiếng gọi của non sông, đừng tưởng bở) mà viết đơn tình nguyện vào Nam. Đấy là chị nói thế.

Ban đầu, đơn tình nguyện theo chồng của Cành không được chấp nhận. Cành phải lên tận ông Lành, lúc bấy giờ là Trưởng Ban tuyên huấn TW để khẩn cầu. Cuối cùng thì ông Lành cũng cho phép Cành đi cùng đoàn điện ảnh vào Nam. Vậy là Cành trở thành nữ nghệ sĩ đầu tiên vượt Trường Sơn đi B, được biên chế vào đoàn Văn công Giải phóng, ngay sau đó được kết nạp Đoàn và nhờ vậy mà sau này Cành sẽ trở thành một “nghệ sỹ Cộng sản chính hiệu”, như chị khoe (thật là chẳng cái dại nào giống cái dại nào) với đài BBC.

Từ đó bắt đầu sự nghiệp phim kịch của nàng.

Nhưng, xin nói thẳng và thật, ngay và luôn, rằng sự nghiệp phim với kịch của Cành chả ra cái đách. Thật không thể nhớ Cành đã đóng những vai gì và nào trong phim nào và gì. 

Cho đến bây giờ, khi đã trở thành nổi tiếng, vẫn chẳng mấy ai biết đến các vai diễn của chị. Người ta chỉ biết chị qua các mối quan hệ lùm xùm của anh Cả, vốn là một đạo diễn phim nổi tiếng, với cô diễn viên chính và có thể là cả của chị với ông tác giả kịch bản, người khăng khăng cho rằng chính ông mới thực sự là ... "chính chủ"....trong một "mùa gió chướng".

Tuy vậy, năm 2012 chị vẫn được Hội Điện ảnh ưu ái phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Trong số 30 hồ sơ được phong danh hiệu đợt này, hồ sơ của Cành là một trong ba hồ sơ thuộc diện vớt, ... nghĩa là "đặc cách". Tại sao lại gọi là "đặc cách"? Vì theo thông lệ, phải đạt huy chương vàng bạc gì đó ở các hội diễn hay liên hoan phim nào đó thì mới đủ tiêu chuẩn. Nhưng Hội điện ảnh ái ngại cho cái hoàn cảnh của Cành, bởi từ trước đến giờ chị toàn đóng vai phụ, nay đã già, về hưu đã lâu thì còn bới đéo đâu ra giải với chả rút.

Vì vậy, Cành vẫn được phong Nghệ sĩ ưu tú, tuy vớt, và Cành hồ hởi nhận nó với ba lần cám ơn, chính xác là thế.

Xét cho cùng, Cành đã suốt đời phải đóng vai phụ, chả cứ trong phim kịch mà còn trong cả cuộc đời, trong cả nhà mình. 

Chả thế mà năm 1980, Cành bị cô diển viên trẻ đẹp kia hoặc bị chính anh Cả hoặc cả hai kết hợp đá văng ra khỏi nhà.

Bị đá, Cành lại tiếp tục đóng vai phụ trong một vở mới với anh Hai, tạm gọi thế. Nhưng rồi cuộc hôn nhân lần hai của Cành rồi cũng trở thành thảm kịch với quá nhiều nhân vật quần chúng gồm con anh con em và con chúng ta.

Vì thế, sau hơn 30 năm lưu lạc Cành lại quay trở lại viết tiếp tập 3 với anh Út, cái anh ngày xưa có bố làm tuyển sinh trường Điện ảnh. Rổ rá cạp lại, anh Út vui vẻ hát nhạc chế: Riêu cua hỡi riêu cua.., nay em đã lộn về!!!

Thế còn sự nghiệp "báo chí" của chị đâu? 

Làm gì có! Phim, kịch và đời chị, toàn vai phụ, tịnh không có vai nào liên quan đến báo chí, cho dù là vai diễn viên quần chúng hay xác chết.

À mà cũng nên công bằng bởi trong thời gian làm công tác giảng dạy, Cành nói, chị đào tạo ra một đống nghệ sỹ nổi tiếng. Tuy nhiên, "sự nghiệp" ấy chẳng thấm vào đâu so với bà lão nơi phố tôi, ít nhất thì bà cũng có học trò là một bộ trưởng và hai ông tướng, ngoài ra còn kèm theo rất nhiều ông ăn cắp và nghiện... Nguyên là bà lão phố tôi cũng làm công tác giảng dạy tại nhà trẻ Hoa Sữa đầu hẻm tới hơn 30 năm. 

Nhưng tới năm ngoái, đùng một phát, Cành bỗng trở thành ngôi sao chóa lóa trên hý trường rân trủ. Đó là nhờ chị đã có một hành động rất quái lạ khi viết thư gửi cho Hội Điện ảnh Việt Nam để từ chối một bằng khen có chữ ký của Thủ tướng, mặc dù không chắc chị có thể có hoặc xứng đáng có cái bằng khen chưa hề có ấy không. 

Nói quái lạ là vì, nếu bằng khen ấy do ông Phó Thủ tướng ký thì chị sẽ vui vẻ nhận và tưng bừng cám ơn hay sao, như đã từng vui vẻ và tưng bừng với Hội Điện ảnh khi "vớt" danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cho chị.

Trở thành diễn viên chính một cách bất ngờ nên có lẽ chính chị cũng bất ngờ. Lúc ấy, còn hơi biết ngượng, chị bảo chị “không hề muốn đưa lá thư ấy lên mạng hay nhằm kích động bất kỳ ai, mà do một người bạn thân của gia đình ngỏ ý muốn xin để đưa lên Facebook".

Bài viết "Diễn viên điện ảnh Nguyễn kim Chi: công nhỏ - tội lớn" của bạn đọc Khanh Kim gửi đến Tre Làng từ 22/10/14 . Xin trích: 

"Lấy nhau 16 năm, lúc ở trong chiến trường cũng như lúc hoà bình thời gian sống bên chồng chỉ đếm bằng tháng. Hồng sến say sưa với nghề nghiệp cái nghề mà người đời thường quan niệm “xướng ca vô loài" sau lại thành nghiệp chướng, Kim Chi được sang Bungari học lớp đạo diễn. Xa cách, nhớ nhung tình yêu chung thuỷ của Kim Chi đã không được đền đáp, biến thành đổ vỡ sau những cuộc tình vụng trộm của chồng (Hồng Sến)

Quá tự tin, nay lòng tự trọng đã bị xúc phạm cùng với sự kiêu căng hiếu thắng của một người đàn bà có nhan sắc, nên Kim Chi đã không chấp nhận sự tha thứ đã phản ứng dữ dội hành động ngoại tình của chồng một cách quyết liệt, bằng cách yêu một người đàn ông khác để bõ tức, để chọc ức, để trả thù. Và chính phản ứng thái quá, sai lầm này của Kim Chi vô tình đã đẩy người chồng mà mình rất đỗi yêu thương về phía tình địch (là diễn viên điện ảnh Thuý An). Tuy mỗi người mỗi ngả đường ai đấy đi nhưng Kim Chi vẫn theo dõi cuộc sống của người chồng cũ vẫn còn duyên nợ, dõi theo từng nỗi buồn vui của ông. Kim Chi cũng thừa biết, trong những năm tháng còn sống cho đến lúc cuối đời, người chồng cũ đã từng ân hận, nhưng mọi chuyện đã an bài nay đã thuộc về quá khứ, những hoài niệm khó quyên. Người ấy (Hồng Sến) nay đã là người thiên cổ Và kim Chi cũng đã có lúc từng nghĩ đến 2 chữ bao dung của sự tha thứ nhưng mọi chuyện đã quá muộn bởi cá tính không bình thường và Kim Chi đã phải trả giá.

Khi niềm tin đổ vỡ, Có những lúc Kim Chi tưởng mình sẽ gục ngã. Nhưng người đàn bà có tinh thần thép từng dám vượt Trường Sơn ấy đã mạnh mẽ và can trường sống để nuôi con, sống để cống hiến, sống để làm việc nên Kim Chi vẫn tham gia đóng khá nhiều phim, Chín Băng Tâm (Biển sáng); Sáu Hiền (Bài ca không quên); Tú Dung (Đằng sau vụ án Hồ con rùa); vợ Sáu Lèo (Biệt động Sài Gòn), rồi bà chủ trong (Lá ngọc cành vàng). Dù không có nhiều vai chính nhưng những vai diễn của Kim Chi ít nhiều đều để lại ấn tượng trong lòng khán giả một thời.

Cuộc đời Kim Chi cứ như như một cuốn tiểu thuyết dài không có hậu. Hai con đã trưởng thành và trở thành những nghệ sĩ thành danh, diễn viên Mai Phương và đạo diễn Hồng Chi. Khi tuổi đã cao đang ở bên kia sườn dốc của cuộc đời, nhưng cách nhìn và đánh giá xã hội của Kim Chi toàn gam mầu xám không giống như cách nhìn, cách đánh giá nhận định về XH của nghệ sỹ Nhân dân Trà Giang, cố nghệ sỹ Nhân dân Lâm Tới cùng các bạn diễn một thời khác. Nay kim Chi đã trở thành một con người khác, cách nghĩ khác, chỉ vì không phục (Đồng chí X) nào đó mà Kim Chi đã mất phương hướng cùng với cả mất niềm tin với Đảng, chống đối lại chính quyền, vô ơn với tổ quốc, với Nhân dân. Bởi tổ quốc và Nhân dân đã cho Kim Chi ăn học để thành danh, lẫn thành tài nay phản lại con đường CM mà chính người Cha đã chọn, đã cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc".

Đây là bài "Nỗi Lòng 30/4" của Kim Chi:
http://bongbvt.blogspot.com/2015/04/noi-long-304.html

Còn nữa....

19 nhận xét:

  1. Một con người của công chúng, tiếp xúc bao nhiêu người, đáng lẽ ra phải hiểu phân biệt được đúng sai, nên đi theo con đường chính nghĩa, đằng này Kim Chi lại làm ngược lại, thật đáng xấu hổ.

    Trả lờiXóa
  2. Có tài mà không có nhận thức thì cũng vô dụng, một con người có ý thức là một con người biết đi theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra, có chí tiến thủ góp phần xây dựng đất nước. Không như một số thành phần chuyên đi phá hoại, bôi nhọ đất nước, và chính họ dần đánh mất đi chính mình, mất đi chỗ đứng trong xã hội.

    Trả lờiXóa
  3. đúng là đời của một con người ta cái thời nào rồi mà vẫn có thể điều ra rõ ràng như thế thì giỏi thật, tôi tự viết về cuộc đời tôi còn chẳng được dài như thế, nhưng vào tay người có tài điều tra thì ra hết thôi, từ tiểu sử, những mốc thời gian, những suy nghĩ tâm tư cũng sẽ được suy luận từ việc làm mà ra, thế mới gọi là nhà báo có tài chứ

    Trả lờiXóa
  4. đa số những con người từ chế độ cũ đến giờ bất mãn đều đa phần là do cuộc đời thăng trầm, không có cái hậu tốt đẹp gì nên nhìn đời bằng một con mắt thù hận, đúng là giận ai thì giận cả đường đi lối về, giận mọi thứ mà không giận chế độ thì không thể được, cho nên càng hận đời ta càng phải hận một cái có thực hơn đó là chế độ mới

    Trả lờiXóa
  5. Cho đến bây giờ, khi đã trở thành nổi tiếng, vẫn chẳng mấy ai biết đến các vai diễn của chị. Người ta chỉ biết chị qua các mối quan hệ lùm xùm của anh Cả, vốn là một đạo diễn phim nổi tiếng, với cô diễn viên chính và có thể là cả của chị với ông tác giả kịch bản, người khăng khăng cho rằng chính ông mới thực sự là ... "chính chủ"....trong một "mùa gió chướng". Thật xấu hổ cho 1 người của công chúng

    Trả lờiXóa
  6. Tiên trách kỉ, hậu trách nhân. CUộc đời ko phẳng lặng, có quá nhiều thăng trầm trước hết là do bản thân mình không tốt, sau đó mới trách đến người khác, chứ lại đi bất mãn chế độ rồi bày tỏ chống đối, hận thù thì cuộc đời mãi ko bao giờ tiến bộ được

    Trả lờiXóa
  7. Không hiểu tại sao sống hết hơn nửa cuộc đời rồi mà suy nghĩ của họ lại có những thay đổi khác thường như thế. Tại sao lại có những thay đổi ấy? Là do những thay đổi theo guồng quay của hội nhập, là chính bản thân họ hay do những tư tưởng khác tác động...? Cho dù là vì cái gì thì liệu rằng sau khi thay đổi họ có thấy cuộc sống của họ ý nghĩa hơn, người thân của họ có tự hào về họ như khi xưa họ đã từng...?

    Trả lờiXóa

  8. Đúng là cuộc đời không thể nói trước điều gì đáng lẽ cuộc đời Kim Chi sẽ có một cái kết có hậu và Kim chi sẽ được nhiều người biết đến vì những cống hiến của cô trong kháng chiến và trong nghệ thuật nhưng cô lại không giữ được tấm lòng tự trọng của mình đã bán nhân cách cho các thế lực thù địch để làm một con rận chủ để giờ đây Kim Chi đã bị mọi người biết đến với cai tên Rận Chủ.

    Trả lờiXóa
  9. Bài viết tấn công cá nhân vô giá trị. Muốn công bằng thì hãy trích lời của Kim chi đã nói những gì, đúng hay sai. Chứ thật tình tôi chẳng biết bà ta đã nói gì bà ta thật sự là ai ,đó mới là lẽ công bằng

    Trả lờiXóa
  10. Thật không thể nghĩ, tưởng tượng được rằng nghệ sỹ Kim chi ngày xưa lại có lúc như thế này. Không còn biết nói gì với người này nữa.

    Trả lờiXóa
  11. Kim Chi là nghệ sỹ nổi danh vì những bộ phim thời chiến tranh. Liệu có phải đóng nhiều phim, phải nói theo vai nhân vật nên giờ Kim Chi bị nhiễm không? Mình vẫn thích Kinh Chi của ngày xưa, hy vọng đây là vở diễn của Kim Chi (mặc dù điều hy vọng này có vẻ hơi viển vông.)

    Trả lờiXóa
  12. Có nhiều kẻ được nhà nước cho đi ăn học, thành danh để mong họ về phụng sự Tổ quốc. Không ngờ học xong họ quay 180 độ bỏ đị, nếu cứ đi âm thầm thì không ai nhắc đằng này họ quay lại phủ hết những công ơn của nhà nước cho họ. thật vô ơn

    Trả lờiXóa
  13. Nặc danh14:22 27/4/15

    "năm ngoái, đùng một phát, Cành bỗng trở thành ngôi sao chóa lóa trên hý trường rân trủ. Đó là nhờ chị đã có một hành động rất quái lạ khi viết thư gửi cho Hội Điện ảnh Việt Nam để từ chối một bằng khen có chữ ký của Thủ tướng, mặc dù không chắc chị có thể có hoặc xứng đáng có cái bằng khen chưa hề có ấy không. " Lại một thành phần bất mãn ăn nói lung tung. Đúng như tác giả nói cả đời chị chỉ là vai phụ đã bao giờ đóng vai chính đâu. Nên có lẽ muốn rẽ sang bước đi mới của đám rận chủ để được đóng một vai chính "bán nước" hay sao.

    Trả lờiXóa
  14. Trông cái mặt bà này chắc thời trẻ cũng xinh đây nên mới dựa hơi hết anh này anh kia chứ. Nhưng nếu chỉ dựa vào sắc thì nó chỉ có thời thôi không trường tồn được đâu. Để rồi cuối đời lại biến thành con rối cho mấy cái bọn rận chủ hay sao. Tiên trách kỷ hậu trách nhân.

    Trả lờiXóa
  15. NỖI LÒNG 30/4 CỦA NỮ NGHỆ SĨ KIM CHI
    April 23, 2015

    Trước đây mỗi năm tới ngày 30/4 tôi rất vui nên hay tổ chức gặp gỡ bạn bè. Nhiều lần tôi bay vào SG cùng đồng đội về thăm căn cứ cũ ở miền Đông, miền Tây Nam bộ. Chúng tôi thắp hương cho bè bạn đã hi sinh để bày tỏ lòng tri ân với những người đã để lại tuổi xuân ở chiến trường. Rồi chúng tôi quây quần bên nhau cùng ôn lại bao kỉ niệm buồn, vui những năm chiến tranh ác liệt. Trong lòng chúng tôi tràn ngập niềm vui và tự hào vì nghĩ rằng mình đã dâng hiến cả tuổi trẻ để góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
    Những lần gặp gỡ truyền thống như thế, chúng tôi thường ngồi bên sông Sài Gòn hát bài “Mùa xuân trên TP HCNM” của Nhạc sĩ Xuân Hồng: …”Ôi đẹp biết bao biết mấy tự hào/Sài gòn ơi cả nước vẫy chào/Cờ sao đang tung bay cao,qua hết rồi những năm thương đau…/Mà niềm vui như đến bất ngờ/Ngày đi như trong đêm mơ tuổi lớn rồi mà như ngây thơ”…

    Ngày còn trẻ khi đang phục vụ trong đoàn Văn công Giải Phóng ở chiến trường, tôi rất tha thiết được kết nạp vào đảng NHÂN DÂN CÁCH MẠNG. Ngày kết nạp tôi đã sung sướng đến trào nước mắt. Tôi nghĩ là mình đang được đứng trong đội ngũ những người tiên phong nhất, tốt đẹp nhất, những con người dám đem cả mạng sống ra để giải phóng quê hương. Ngày ấy tôi tin mãnh liệt vào sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng NHÂN DÂN CÁCH MẠNG. Rằng “Giải phóng miền Nam để chấm dứt chiến tranh. Sẽ xây dựng một Việt Nam ẤM NO, TỰ DO, DÂN CHỦ, HẠNH PHÚC và GIÀU MẠNH”. Vì tin cho nên tôi luôn trong tâm thế sẵn sàng hi sinh cho tương lai tốt đẹp của đất nước…

    Ngày 30/4/1975, chúng tôi vui thực sự, vui đến phát khóc. Xuân Hồng viết đúng: “Vui sao, nước mắt lại trào…”! Những văn nghệ sĩ trên chiến trường thời ấy, cũng như tôi, ai cũng tin tưởng sau chiến tranh Việt Nam sẽ có một tương lai tươi sang. Nhưng bây giờ, nếu Xuân Hồng còn sống, chắc ông sẽ chọc tôi: “Buồn chi, nước mắt lại trào?”. Đúng, ngày xưa khóc trong niềm vui chiến thắng, nay tôi lại phải khóc ‘trong nỗi đâu thời cuộc’, trong những nỗi buồn da diết!

    “Vui sao, nước mắt lại trào” – bây giờ tôi mới thấy đó là niềm vui ngộ nhận. Hóa ra, niềm vui, niềm tin và những hy vọng cứ sáng lên trong tôi suốt thời chiến trường khói lửa ấy là do “nghệ thuật tuyên truyền”, và có lẽ chính người đi tuyên truyền thời ấy nay cũng “tâm tự vấn tâm” sự ‘ngộ nhận’.

    Mấy năm qua, mỗi lần 30/4 tôi mất hẳn trạng thái cảm giác hạnh phúc, tự hào như những năm trước đây. Tôi buồn vì niềm tin trong tôi hoàn toàn đổ vỡ. Nghĩ lại, nhận rõ và xác thực hơn: Những năm bom đạn ‘đi theo lý tưởng’ thì quả là “lớn rồi mà như ngây thơ”. Tôi cũng như biết bao đồng đội đã ‘ngây thơ’.

    Đúng thế, dần dần tôi nhận ra lời tuyên bố hùng hồn của đảng CS ngày ấy nay như không hồn! Những điều nói và làm khác biệt, làm ngược với nói như thế, dân Nam bộ chúng tôi đã đúc rút: “Nói dzậy mà hổng phải dzậy”. Thực tế đời sống chính trị-xã hội đã khác hoàn toàn những điều tôi hằng tâm niệm, một sự giả dối mà họ không dễ tự nhận biết, không dễ sám hối!

    Trong cương lĩnh đảng CSVN tuyên bố “người cày có ruộng”. Vì lẽ đó nên con em nông dân đi lính đông nhất khi đất nước có chiến tranh. Ở nông thôn miền Bắc VN đóng góp quá nhiều máu xương cho những cuộc chiến. Vậy mà cho đến hôm nay có rất nhiều gia đình vẫn đói nghèo vì bị cướp đất cho những dự án. Có còn xứ sở nào nhiều dân oan như ở VN không ? Hiến pháp VN không công nhận quyền tư hữu ruộng đất là cố tình để những nhóm lợi ích tước đoạt ruộng đất của nông dân. Câu chuyện chính quyền Tiên Lãng Hải Phòng dùng cả lực lượng quân đội và công an tấn công cưỡng chế đất của anh em nhà Đoàn Văn Vươn đã khiến dư luận trong và ngoài nước phẫn nộ. Kết quả là luật pháp VN đã dùng luật rừng để bỏ tù người nông dân can đảm dám dám chống lại cường quyền. Rồi cái chết của Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình càng khiến dư luận xót xa. Rồi tiếp nữa Cấn Thị Thêu ở Dương Nội đang phải ở tù vì bảo vệ đất… Khắp nơi dân oan khiếu kiện bị mất đất, mất nhà. Đau xót lắm! Căm hận lắm !

    Người nông dân mất ruộng buộc phải ra thành phố kiếm sống ở các khu công nghiệp. Các chủ nhà máy bốc lột họ đến tận xương tủy.

    Trả lờiXóa
  16. Trong số đó có nhiều người thuộc diện gia đình có công, đáng ra họ phải được nhà nước quan tâm chăm sóc. Mỗi khi tổng động viên, chính cha, anh, chồng , con họ đã ra trận và có rất nhiều người đã không trở về. Cho tới nay có rất nhiều gia đình còn chưa lấy được hài cốt của con em mình.

    Đó là những chiến sĩ VN đã hi sinh trong chiến tranh biên giới phía Bắc.Phần đất đó nay bị Trung Quốc lấn chiếm.

    Lãnh đạo VN sợ Trung Quốc đến nỗi cho đục bỏ cả tên tuổi của các chiến sĩ khắc trên bia đá ở biên giới. Tàn nhẫn hơn là mỗi lần anh em chúng tôi tố chức những cuộc tưởng niệm các chiến sĩ đã hi sinh ở Gạc Ma, ở Hoàng Sa, ở biên giới đều bị đám côn đồ và dư luận viên quấy phá, chửi bới tục tỉu. Mọi người đều thừa biết nếu không có đảng và công an đứng phía sau thì bố bảo bọn giặc ấy cũng không dám láo xược như thế.

    Đã 40 năm “ giải phóng miền Nam” nhưng với người miền Nam thì từ “ giải phóng” đầy mỉa mai. Miền Nam trước đây được biệt danh là “ hòn ngọc viễn đông”. Nhưng “ giải phóng” vô thì họ mất nhà cửa , tiền bạc. Rồi chồng con bị tù đầy…Mất tất cả nên hàng triệu người miền Nam buộc phải trở thành thuyền nhân. Đã hàng ngàn người chết trôi, làm mồi cho cá mập. Những kẻ chiến thắng đã cư xử với người thua cuộc tàn bạo một cách tiểu nhân. Khi nhân ra được sự tồi tệ này tôi thấy vô cùng đau đớn.

    Ừ thì gọi là thống nhất non sông liền một giải. Nhưng lòng người thì li tán hận thù vô biên. Nỗi đau mất miền Nam trong lòng những người Việt ở nước ngoài đâu dễ bôi xóa trong vài mươi năm. Đáng lẽ nhà nước VN phải tìm mọi cách hàn gắn vết thương vẫn còn đang rỉ máu đó thì tới giờ này vẫn khoét sâu thù hận. Vẫn luận điệu “thế lực thù địch”, “bọn ngụy quân, ngụy quyền MN”. Kêu gọi Việt Kiều về đầu tư xây dựng đất nước thì đã xảy ra bao vụ lừa lọc, cướp tiền của người ta…

    Báo chí của đảng cứ ra rả nhận mình là “công bộc của dân”. Nhưng “công bộc” đất đai , nhà cửa nguy nga, tráng lệ ở khắp nơi trong, ngoài nước. Tiền bạc họ gửi ra bạc tỉ dollas ở ngân hàng thế giới. “ Công bộc” to ăn công trình, dự án to. “ công bộc” nhỏ ở nông thôn thì hiện nay bò, dê, gà chạy lạc vào chuồng nhà họ hàng đàn. Mà đó là những vật nuôi hỗ trợ cho chương trình xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Họ dọa sẽ trả thù những người dám tố cáo. Cái bọn “ công bộc” giả hiệu ấy chúng ăn từ dưới ăn lên, từ trên ăn xuống thì hỏi dân lành sao sống nổi? Con cháu các quan và các đại gia đều được đưa sang du học ở các nước tư bản tự do, nhiều nhất là ở Mỹ. Khi trở về nước họ đều nắm giữ những chức vụ quan trọng để tiếp tục đục khoét.

    Cái gọi là “xây dựng kinh tế định hướng XHCN” đã làm cho nhà nước thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng ở nhiều dự án như Vinasin, Vinalines, Bauxite…Đường sá chỉ làm vài hôm đã sụt lún vì nhà thầu ăn bớt vật tư, làm ăn dối trá…Họ bán tất cả những gì có thể và giờ đây bán tiếp cây xanh ở thủ đô. Họ san lấp cả sông Đồng Nai để xây nhà hàng, khách sạn đón đầu dự án sân bay quốc tế Long Thành. Tham nhũng đã trở thành quốc nạn vào loại xếp hạng đứng đầu thế giới.

    Nhà nước tiêu tốn quá nhiều tỉ đồng cho những việc xây dựng các tượng đài chỉ nhằm để phô trương. Thay vì dùng tiền đó để xây những chiếc cầu cho các tỉnh nghèo miền núi để trẻ em đi học qua sông không phải đu giây, không phải lội nước.

    Về đường lối thì ĐCS và nhà nước VN vẫn quyết tâm xây dựng đất nước theo con đường CNXH không tưởng. (Mặc dù tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng “ có thể trăm năm nữa XHCN cũng chưa hoàn thiện”.

    Trả lờiXóa
  17. Chính vì cái đường lối kì quái này mà hiện nay đất nước vẫn đói nghèo lạc hậu.
    Về quan hệ quốc tế thì VN ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc một cách thảm hại cả kinh tế lẫn chính trị:

    – Biển đảo, đất đai biên giới của VN bị Trung Quốc ngang nhiên lấn chiếm mà các lãnh đạo VN cam tâm im lặng . Đáng lẽ ra VN phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về việc TQ ngang nhiên đưa con tàu HD 981 vào hải phận VN. Không dám kiện đã là hèn. Hèn hơn nữa là thẳng tay đàn áp những ai lên tiếng phản đối. Đội ngũ công an luôn sẵn sằng khủng bố, bắt bớ, tù đầy những người chống Trung Quốc. Đám dư luận viên hung hãn như một lũ chó điên, chúng tấn công, chửi bới những người đi tưởng niệm các chiến sĩ hi sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa.Chúng dán cho những người dám đấu tranh cái nhãn “ phản động”.

    – VN cho Trung Quốc thuê đến 340.000 ha đất rừng hạn 50 năm. Đó là những vùng rừng núi có tính chiến lược dọc các tỉnh biên giới phía Bắc, là cửa ngõ từ Nghệ An sang Lào.Trung quốc đưa bao thức ăn tẩm độc vào để gây bệnh tật cho dân VN. Họ bày trò mua đỉa, mua dán để phá hoại môi trường VN. Rồi họ hợp đồng mua rễ hồi, củ hũ dừa… để phá hoại nền kinh tế tiểu nông của ta. Vậy mà nhà nước lúc nào cũng ra rả “ bạn 16 chữ vàng” và “ 4 tốt”.Giờ luận điệu đó chỉ lừa được trẻ con chứ sao lừa được nhân dân.

    – Các blocger , các nhà báo dám lên tiếng tố cáo tham nhũng và chống Trung Quốc lần lượt vào tù. Hiện nay trong các trại giam còn rất đông các tù nhân lương tâm.

    – Những đảng viên, những trí thức chân chính lên tiếng đấu tranh thì họ gán cho cái tội “ bắt tay với các thế lực thù địch để chống phá nhà nước” và họ bị bôi nhọ đủ kiểu, họ còn dọa sẽ xử lí.

    – VN đã tham gia kí kết quốc tế nhân quyền (QTNQ), có chân trong ban lãnh đạo QTNQ. Nhưng chính VN là nước vi phạm quyền con người nhiều nhất. Nhiều TNLT bị tra tấn đánh đập hết sưc dã man trong các trại giam.
    Bao nhiêu vụ án oan sai đẩy người vô tội vào cảnh tù đày…

    Với tôi bây giờ 30/4 không phải là giải phóng miền Nam. Miền Nam trước đây là mơ ước của Thái Lan, của Singapore. Vậy mà bây giờ VN ta tụt sau họ hằng thế kỉ. Miền Nam là vựa lúa xuất khẩu đi các nước.Vậy mà sau 30/4 một thời gian thì các nhà lãnh đạo đã khiến cho cả nước phải ăn độn khoai, sắn, ngô. Cảnh cấm chợ ngăn sông ngày ấy đã dẫn tới cảnh thiếu từng con khô, chai nước mắm…

    Bây giờ mỗi lần 30/4, tâm trạng tôi rất đau đớn, vì niềm tin vào đảng CSVN và chế độ XHCN hoàn toàn đổ vỡ. Nỗi đau buồn không diễn tả được bằng lời.
    Nhưng tôi có một niềm tin mãnh liệt vào ý chí của toàn dân VN cả trong và ngoài nước sẽ không để mặc cho những người lãnh đạo muốn làm gì cũng được. Những trí thức, đảng viên cấp tiến, những sĩ quan quân đội bên anh em trẻ trong các tổ chức xã hội dân sự cùng sát cánh trong đội ngũ xuống đường ngày càng đông. Theo xu thế văn minh tiến bộ của loài người nhất định nhân dân sẽ đòi được NHÂN QUYỀN, DÂN CHỦ, phải có hai thứ đó thì mới mong THOÁT TRUNG. Chỉ có thoát Trung thì Việt Nam mới cất cánh. Hiện nay các tỉnh phía Nam công nhân các nhà máy đã xuống đường hàng trăm ngàn người. Đó là báo hiệu đã có nhiều người bước qua nỗi sợ hãi. Tôi tin rồi sẽ tới lúc mọi người sẽ nhận ra mình phải tự cứu mình. Nhất định ngày đó sẽ tới. Các vị quan chức cao cấp hãy tin đi khi mà nhân dân đã nổi giận thì các vị sẽ mất tất cả. Nhất định nhân dân sẽ CHIẾN THẮNG.

    Tôi mơ ước một ngày rất gần nước Việt Nam sẽ đổi mới theo cùng thời đại trên trái đất này với một thể chế chính trị thực sự hợp lòng dân, không còn ‘độc đảng sinh ra đảng trị độc đoán, chuyên quyền’, đi lên bằng chính sức mình bằng ‘cơ chế thị trường’, một đất nước thực sự có tự do, dân chủ, nhân quyền. Khi đó, tôi ‘lại sẽ vui’ biết bao khi được đoàn tụ cùng tất cả bà con, anh chị em ở hải ngoại trở về trong niềm vui hòa hợp dân tộc, cùng xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh.

    Hà Nội, tháng 4.2015
    Nghệ sĩ KIM CHI

    Trả lờiXóa
  18. Nặc danh15:47 1/5/15

    Mẹ kiếp, hồn ma của bọn cờ 3 sọc hiện về. Đừng có ảo tưởng nhé. Chết rồi có sống lại được không

    Trả lờiXóa
  19. đọc từ đầu cho tới cuối tiểu sử của y mà tác giả đã nói thì quả thật chúng ta có thể thấy được thực chất y là con người chả có năng lực gì cả, chỉ có giỏi khua môi múa mép mà thôi, với trong mớ quan hệ lùm xùm hỗn độn, một con người tha hóa, biến chất, là một người từng đi theo cách mạng nhưng rồi lại quay ngoắt lại làm tay sai cho lũ rận để chống phá lại nước mình đúng không thể nào giấu mặt đi đâu được kim chi ơi kim chi hỡi.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog