Khoai@
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga vừa ký quyết định thu hồi quyết định cho phép đào tạo 32 chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ của 15 trường đại học, học viện, trong có 3 trường ngành Y. Người viết đồng tình với quyết định này.
Có lẽ không có ở đâu mà người ta lại kêu ca về chất lượng đào tạo Thạc sĩ như ở Việt Nam, và thực tế phũ phàng đó lại là có cơ sở.
Dưới con mắt người dân, nhiều cơ sở đào tạo thiếu hẳn cả những điều kiện căn bản, cốt lõi nhất của một trường đại học, như: Cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học, nguồn tài liệu bắt buộc phải đọc và tài liệu tham khảo. Có nơi thiếu giảng viên cơ hữu nên phải hợp đồng là chủ yếu. Có nơi thậm chí không có cấu trúc chương trình môn học ổn định mà thay đổi theo từng năm....Người viết còn thấy có cả các lớp đào tạo Thạc sĩ học vào buổi tối...
Với thảm trạng đó, các thạc sĩ sau khi tốt nghiệp đã không làm được việc, mà còn là gánh nặng cho những đơn vị tuyển dụng.
Vì thế việc "Thu hồi quyết định đào tạo 32 chuyên ngành thạc sĩ" là hết sức cần thiết và đúng đắn.
32 chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ bị thu hồi quyết định cho phép đào tạo do không bảo đảm các điều kiện quy định về đội ngũ giảng viên cơ hữu.
Các trường bị thu hồi quyết định đào tạo thạc sĩ gồm:
Trường ĐH Y Hà Nội có bốn ngành: Ký sinh trùng và côn trùng y học, Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới, Phục hồi chức năng, Lao.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM có bốn ngành: Huyết học và truyền máu, Kỹ thuật hình ảnh y học, Ký sinh trùng và côn trùng y học, Y học dự phòng.
Trường ĐH Y Dược Thái Bình: ngành Nội khoa.
Các ngành thạc sĩ khác bị thu hồi quyết định đào tạo gồm:
Trường ĐH Cần Thơ: Hóa phân tích, Hóa vô cơ, Vật lý nguyên tử, Đại số và lý thuyết số, Vật lý kỹ thuật.
Học viện Khoa học xã hội: Luật quốc tế, Tội phạm học và điều tra tội phạm;
Học viện Kỹ thuật quân sự: Kỹ thuật vật liệu.
Trường ĐH Khoa học – ĐH Huế: Văn học nước ngoài;
Trường ĐH Ngoại ngữ- ĐH Huế: Ngôn ngữ Nga;
Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Kỹ thuật nông nghiệp.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM: Kinh tế nông nghiệp, Quản lý công nghiệp, Kinh tế học, Quản trị nhân lực.
Trường ĐH Nông lâm TP.HCM: Khoa học đất;
Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội: Lý luận và lịch sử sân khấu, Lý luận-Lịch sử và phê bình điện ảnh-truyền hình.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: Vi sinh vật học, Sinh học thực nghiệm, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn học.
Trường ĐH Xây dựng: Cơ học kỹ thuật.
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam: ngành Thú y.
Quyết định thu hồi có hiệu lực từ ngày 6/4/2015.
Đây là một quyết định đúng đắn của Bộ GD&ĐT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ sau đại học ở nước ta hiện nay. Tôi tin, quyết định này sẽ nhận được sự ủng hộ cảu đông đảo người dân, mà trước hết là từ phía các nhà khoa học và phía các đơn vị sử dụng cán bộ.
Vấn đề bằng cấp và trình độ của cử nhân, thạc sĩ và ngay cả tiến sĩ ở Việt Nam đang có vấn đề. Nguyên nhân là do nhiều trường mở tràn lan các mã học trong điều kiện không cho phép về giảng viên cũng như nguồn kiến thức. Nên việc mở mã học cần phải cân nhắc kỹ đảm bảo chất lượng giáo dục nâng cao.
Trả lờiXóaTình trạng đào tạo Thạc sỹ tràn làn cũng là bởi người dân VN nói riêng và châu Á nói chung luôn coi trọng học vị, kẻ "sĩ". Thứ nữa là do trong công tác tuyển dụng cán bộ lúc nào cũng có hơi hướng lựa chọn người có bằng cấp cao hơn thì tất nhiên có cung ắt có cầu
Trả lờiXóaKhi chất lượng giáo dục đang trong tình trạng cảnh báo, thì những quyết định đình chỉ các trường học không đủ chất lượng, các ngành đạo tạo thạc sĩ chưa đạt chuẩn là dúng đắn. Cần phải nâng cao chất lượng giáo dục, đó là giải pháp để phát triển đất nước. Như Hàn Quốc nhờ việc đẩy mạnh giáo dục, phát triển con người mà đã thoát khỏi "bẫy thu nhập trung bình" trở thành nước phát triển. Việt Nam cần phải tập trung vào đào tạo con người hơn nữa.
Trả lờiXóaPhải thừa nhận là hiện nay đào tạo thạc sỹ tràn lan, nhiều mánh khóe thủ đoạn được sử dụng để được mở mã ngành đào tạo thạc sỹ, rồi thì dẫn đến chất lượng đào tạo kém, gây áp lực lớn trong việc phân công công tác.
Trả lờiXóaHiện nay việc đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ diễn ra tràn lan. Nhiều trường không được cấp phép vẫn đào tạo các ngành nghề vẫn mở ra khiến cho đội ngũ giảng dạy vừa thiếu vừa yếu. Do đó việc chạy đua phải có bằng này bằng nọ mới được tuyển dụng vào khiến cho công việc đào tạo thạc sỹ càng ngày càng loạn hơn.
Trả lờiXóađúng, phải làm như thế này thì mới có hiệu quả được, khòng thể để cho chất lượng ngành giáo dục việt nam đi xuongs chỉ với những veiejc làm của những trường không đảm bảo chất lượng này được, suy cho cùng thì những người việt nam cũng nên tự nhận thấy những việc làm này là cần thiết cho thay đổi chát lượng giáo dục
Trả lờiXóathu hồi phép đào tạo chỉ là phướng án tạm thời thôi, nói một cách thẳng thắn thì đây là một biện pháp khá là bất lực, dẹp bỏ khi không khả quan không bao giờ bằng cải cách, xây dựng phướng hướng phát triển tiếp tục thực hiện mới là con đường chính đạo, phải làm sao cho các trường ấy đào tạo ra thạc sỉ chuẩn mực mới được người dân ủng hộ
Trả lờiXóay bác sĩ ở Việt Nam còn khá là thiếu, chưa kể thực trạng y bác sĩ thiếu tay nghề, thiếu y đức...còn nhiều nên nước ta lại càng thiếu bác sĩ, người bệnh ngày càng tăng đồng nghĩ với y tế phải ít nhất là đuổi kịp chứ không thể tụt lùi được, thạc sĩ chỉ là cái bằng mà thôi, tôi cần một bác sĩ hết mình vì nghề nghiệp cao quý hơn là chạy theo cái danh
Trả lờiXóaĐúng như bài báo nói chả đâu mà thạc sỹ tiến sỹ nhiều như Việt Nam. Nhưng chất lượng của lớp thạc sỹ đó như thế nào mới là đáng nói? Nền giáo dục càng ngày chất lượng càng xuống. Do vật việc đình chỉ các trường không đủ chất lượng đào tạo thạc sỹ là đúng đắn.
Trả lờiXóathu hồi là đúng nếu chất lượng đào tạo không có hiệu quả chút nào cả, vì cứ chạy theo thành tích thì chúng ta mãi chả làm được việc gì có ý nghĩa cho giáo dục cho thực tiễn cả. Hiện nay việc đào tạo quá đại trà, các trường thi nhau mở các ngành học, thâm chí còn học hàm học vị cao nhưng đào tạo ra thì chất lượng không tương xứng nên thu hồi sẽ có ích hơn
Trả lờiXóathống kê cho rằng không ở nước nào có tỷ lệ học hàm học vị cao là giáo sư, tiến sĩ như ở Việt Nam mà số phát minh, sáng tạo, số đóng góp cho khoa học thế giới lại ít ỏi như Việt Nam. Vậy nên chúng ta phải biết xấu hổ, tại sao thấy tiêu chí về học hàm, học vị của chúng ta thấp quá hay sao mà nhiều người có đến vậy nhưng cả cuộc đời họ đâu có làm được gì, đâu có đóng góp gì cho xã hội
Trả lờiXóatrước khi thấy quyết định thu hồi đào tạo thạc sĩ tại nhiều trường với nhiều ngành học trên cả nước là đúng đắn thì chúng ta phải ngẫm lại xem tại sao Bộ giáo dục và đào tạo là cấp chứng nhận đào tạo thạc sĩ cho họ trước đó để bây giờ phải ngồi xử lý như vậy. Sao trước khi cấp không nghiên cứu, xem xét họ có đủ năng lực đào tạo hay không, hoặc đó chỉ là chạy theo thị trường mà thôi
Trả lờiXóaĐào tạo tràn lan rồi giờ thất nghiệp cả đống luôn, sắp là một cử nhân rồi, lo lắng với cái số phận của mình quá, cứ bảo đại học là con đường ngắn nhất dắt đến thành công đi, đào tạo không đủ chuẩn, sinh viên không trang bị đủ kiến thức để ra trường, việc cần người, người cần việc, biết bao giờ tình trạng này mới kết thúc.
Trả lờiXóachất lượng và cơ cấu lao động ở nước ta còn nhiều bất cập, tình trạng dư cung vẫn còn phổ biến. Những năm trước đây, tỷ lệ lao động qua học nghề, nhất là đào tạo nghề chính quy còn thấp dẫn đến chất lượng lao động không đảm bảo, không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Trả lờiXóaLượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học,cao đẳng chính quy trong cả nước không có việc làm ngày càng nhiều, một bộ phận sau khi tốt nghiệp đại học trở đảm nhận các công việc không cần bằng cấp, hiện tượng sinh viên sau khi tốt nghiệp làm công nhân, hoặc làm các công việc không cần đến trình độ đại học đang dần không còn xa lạ.
Trả lờiXóaCũng là một sinh viên sẽ hiểu rõ thực trạng của sinh viên bây giờ là sao, học chỉ để đối phó với điểm số và bằng cấp, còn thực sự kiến thức thì chẳng có bao nhiêu. Tại nước ta số lượng sinh viên đầu ra mỗi năm quá nhiều. Hiện tại, Việt Nam có hơn 500 trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Việc mở cửa ồ ạt các trường đại học với chất lượng đầu vào thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm tăng vọt.
Trả lờiXóaChúng ta cần quan tâm hơn đến chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng mà đầu tiên là ở chất lượng đầu vào. Giáo dục đại học cần hướng tới năng lực và kĩ năng mà sinh viên thu nạp được sau bốn năm học. Cần phải có sự gắn kết giữa đào tạo nguồn nhân lực và nhu cầu của xã hội.
Trả lờiXóaĐầu ra từ các trường đại học, tình trạng đào tạo tràn lan, hay thất nghiệp đây là vấn đề xuyên suốt của xã hội từ thời kì này qua thời kì khác, cần được Nhà nước quan tâm giải quyết. Hi vọng sớm có thể hạn chế tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp hiện nay.
Trả lờiXóaThạc sĩ ở Việt Nam như lợn con. Một cái đất nước chạy theo thành tích, không cần biết chất lượng thế nào cứ mở mã ngành mới là mở còn học gì tính sau. Học viên sau khi có cái bằng có cái gì trong đầu không quan trọng, làm được việc không cũng không quan trọng. Túm lại là bất cập,
Trả lờiXóaĐây là một quyết định đúng đắn của Bộ GD&ĐT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ sau đại học ở nước ta hiện nay. Tôi tin, quyết định này sẽ nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân, mà trước hết là từ phía các nhà khoa học và phía các đơn vị sử dụng cán bộ. Theo tôi không chỉ có đào tạo thạc sĩ mà đào tạo đại học của nhiều trường vẫn còn lởm khởm lắm.
Trả lờiXóaKhông chỉ có cao học đâu, mà nói chung giáo dục của chúng ta đang có vấn đề ở mọi cấp. Thiết nghĩ muốn đất nước giàu mạnh thì cái quan trọng phải là con người, nên sự nghiệp giáo dục cần phải đặt lên hàng đầu. Các nhà lãnh đạo cần ngồi nhìn lại và suy ngẫm.
Trả lờiXóaKhông nói đâu xa, tôi đọc một số sách, chuyện tranh của thiếu nhi ngày xưa những bài đó mình cũng học mà sao thấy nó hay và nhân văn đến vậy. Nhưng cũng vẫn những câu chuyện đó thời nay của con cháu mình học thì cảm giá trong đó nội dung mang tính bạo lực nữa. Đó chính từ những câu chuyện trẻ thơ mà đã reo rắc vào tuổi thơ của các cháu những hình ảnh bạo lực như vậy thì liệu nhân cách của các cháu sẽ đi về đâu.
Trả lờiXóavấn đề đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ của việt nam đúng là đang có nhiều bất cập, do tình trạng sính bằng cấp mà vô hình đã tạo nên những sơ hở trong tuyển dụng tuyển sinh đào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ một cách tràn lan, thiếu khoa học, không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, gây ra gánh nặng cho xã hội mà thôi.
Trả lờiXóaCái xu hướng đi học ngành hót mới gây ra thế này đây mà, mấy năm trước ngành nào thiếu thì bây giờ lại thừa đầy rẫy ra, kế toán chẳng hạn, thừa nhiều kinh khủng khiếp, thế mà vẫn tuyển nhiều kinh khủng khiếp. Cắt thế này vẫn còn là ít quá đấy.
Trả lờiXóaCử nhân nhiều, kỹ sư nhiều, thạc sỹ cũng nhiều, thế mà việc vẫn thiếu người làm, đồng nghĩa với người thất nghiệp cũng vẫn quá nhiều, đào tạo không chất lượng, giáo viên dậy sơ sài hay sinh viên không chịu học, tất cả đều làm nên cái hệ lụy như bây giờ đấy.
Trả lờiXóaCũng tại chúng ta chỉ ham hố chạy theo bề nổi, chạy theo hư vinh, chạy theo cái mác đại học nên thế hệ trẻ mới bị ép vào các trường đại học nhiều như vậy, ngày nay người ta đi học vì phải đỗ đại học để mát mặt họ hàng cha mẹ, chứ có mấy ai vì đó là niềm đam mê của bản thân mà thi vào đại học đâu.
Trả lờiXóaCon người ta chỉ vì sống theo đầu lưỡi của người khác, nếu ngày xưa không đỗ đại học chắc hẳn tôi cũng đã chết chìm trong vũng nước bọt của mọi người, phải đỗ đại học, phải học đại học, chẳng cần biết nó là ngành gì, mình có đam mê hay không, chỉ cần là đỗ mà thôi, để rồi lãng phí cả 4 năm trời với những cái gì mình không thích đó.
Trả lờiXóaHọc đại học bây giờ chẳng khác gì như phổ cập vậy, chán cũng không thể bỏ dở giữa trừng được, học đại học là cái áp lực của bất kì học sinh nào khi học lớp 12. Cái áp lực vô hình từ gia đình, từ thầy cô, từ bạn bè, hay từ chính bản thân mỗi người đi thi đại học nữa. Ai đã từng trải qua rồi thì sẽ chẳng thể nào quên được cái cảm giác kinh khủng đó.
Trả lờiXóaHọc đến giờ phút này rồi mới thấy hối hận vì sao mình lại đâm đầu đi học đại học, chẳng có tí tâm huyết nào với nghề, chẳng có tí kiến thức nào vì không chịu học, cái gì cũng biết nửa vời, cái gì cũng toàn học để chống đối mà thôi, chán cái sự học, học 4 năm trời đổi lại là cái gì không biết.
Trả lờiXóaCắt bớt các nghành là một việc, phải tăng cả chất lượng giáo viên lẫn cơ sở vật chất lên thì mới được, chẳng phải cứ cắt giảm ngành đã là hay, nếu nhiều người muốn học, mà thầy cô dậy cũng tốt thì chẳng nói làm gì, ra ngoài vẫn có năng lực đi tìm việc mà thôi, người học lẫn người dậy đều không có tâm huyết gì thì chịu.
Trả lờiXóaCác trường đại học nhiều, người đi thi đại học cũng nhiều, kẻ đỗ cũng nhiều, để rồi mà cứ đào tạo tràn lan, cắt giảm ngành này thì sẽ nảy sinh ra ngành khác, chứ chẳng thể nào cắt giảm hết được, sao không hướng cho học nghề, mà cứ nhất định phải vào đại học.
Trả lờiXóaNếu không theo cái xu thế học đại học mà đi học nghề thì có lẽ giờ này cũng đã tự tay nuôi được bản thân mình rồi, lãng phí bốn năm trời với một đống tiền để đổi lại một tấm bằng mà thôi, giờ có phải cứ ra trường vs tấm bằng là có thể có việc đâu, căn bản học cũng chẳng phải nghề mình yêu thích nữa cơ.
Trả lờiXóaHọc đại học xong đang thất nghiệp đây, cứ đào tạo tràn lan đi, rồi thì lại kêu là thất nghiệp quá nhiều mà việc thiếu người cũng nhiều. Cái kiểu cứ chạy theo bề nổi, phải học ngành này ngành kia của trường này trường kia, cứ học trường không nổi đi ra đường là bị dè bỉu ngay.
Trả lờiXóaNăm nào thi đại học cũng là thời gian nóng hổi để mọi người bàn luận, nào là đứa này thi trường nào, có đỗ không, tưởng học giỏi thế nào hóa ra không đỗ đại học, thế thì tương lai chẳng khá được đâu...bla bla. ừ thì không đỗ đại học, nhưng chắc gì đỗ đại học ra mà đã khá lên được.
Trả lờiXóaCác bà các bố các mẹ cứ mong con mình vào được đại học để mà nở mày nở mặt với bà con làng xóm, để có cái mà khoe mẽ, cứ thử con mình mà không đỗ xem, ra đường là ngập ngừng về vẫn đề học hành ngay được. Cứ như vậy thì đào tạo thừa còn nhiều lắm.
Trả lờiXóa