Dương Tiêu
Không biết từ bao giờ kền kền đã trở thành danh từ chỉ những nhà báo xấu xa. Họ không phải đồng nghiệp của tôi. Nói mẹ thế cho nhanh.
Chuyện ở Tây:
Bức ảnh con kền kền chờ bên đứa trẻ đói lả đã mang lại cho nhiếp ảnh gia Kevin Carter giải thưởng Pulitzer 1994 danh giá. Nhưng kèm theo đó là những lời phỉ báng không thương tiếc về đạo đức người làm báo, hay đạo đức con người.
Kiểu như: Người đàn ông không từ bỏ mục tiêu của mình để giúp đỡ người khác trong lúc hoạn nạn chỉ có thể là một động vật ăn thịt, một con kền kền trên hiện trường... Nhiếp ảnh gia này bị rủa xả khắp nơi vì không cứu giúp cậu bé…
Từ một người làm truyền thông, Kevin Carter trở thành nạn nhân của chính truyền thông và công chúng. Suy sụp, anh này chết sau đó vài tháng.
Rồi sau của sau đó, Kevin Carter cũng được minh oan. Hóa ra đứa bé trong bức ảnh không chết mà được đưa đến trung tâm chăm sóc… Nhưng chẳng lời minh oan nào giúp nhiếp ảnh gia này sống lại.
Chuyện ở ta:
Trên mạng xã hội đang tràn lan những lời chỉ trích về một phóng sự truyền hình được phát trên VTC14. Có thể tóm tắt như sau: Một chị “nhà báo” sau thời gian bám sát thực tế đã phát hiện nhiều học sinh trung học hút shisha (ấy là chị í nói thế, thực hư biết đâu).
Bằng một mối quan hệ nào đó, chị này liên hệ được với một số học sinh, thuyết phục họ trở thành “nhân vật” trong một phóng sự điều tra đình đám với những lời dẫn dụ ngọt ngào mà cố tình "quên" cho bọn trẻ biết những hệ luỵ chắc chắn đến với các em sau phóng sự.
Phóng sự phát sóng với tên gọi “khi màu áo học sinh chìm trong làn khói shisha” là một lời cảnh báo về tình trạng hút shisha trong giới trẻ (như nội dung tờ công văn của Ban VTC14 gửi một số nơi).
Theo cơ quan báo chí này, dù hút shisha không phải việc vi phạm pháp luật song nhà trường, phụ huynh cũng cần abc…
Lúc này sự việc được đẩy lên cao hơn (có lẽ phù hợp với mục đích của những người làm phóng sự).
Không quá khó để tóm ra những khuôn mặt non choẹt đang phê pha trên sóng truyền hình KTS kia. Và tất nhiên kết quả là những mức án kỷ luật nặng. Báo chí đã “vào cuộc” thì hẳn nhiên những cơ sở giáo dục kia phải biết sợ chứ.
Và Ban VTC14 cũng vội vã làm công văn nói rằng các em còn trẻ, cần sự uốn nắn, abc… và mong “cấp trên” xem xét lại hình thức kỷ luật vừa giúp các em nhận ra sai lầm, vừa đảm bảo tính giáo dục và quan trọng là tạo cơ hội cho các em sửa sai...
Công văn tưng tửng ra vẻ “cứu giúp” này không hề đả động gì về những hành vi “nhờ vả” của một cô BTV Anh Thư nào đó. Coi như việc kỷ luật là kết quả tất yếu của những hành vi sai phạm của lũ trẻ con kia...
Sau phóng sự này, nhiều người (trong đó có tôi) đang dị ứng với cách làm báo kiểu cố tình “lừa” mấy đứa học sinh rồi "ngây thơ cụ" theo kiểu em không biết là phải làm mờ mặt các em học sinh....
Thôi thì, thú thực, chuyện ở Tây lông với chuyện ở ta nhẽ chả liên quan gì đến nhau.
Nên nói tóm lại thế này cho nhanh:
Nguyên tắc với báo chí nói riêng và làm Người nói chung: Là đừng “cài bẫy”, khơi gợi lòng tham của người khác như cách THP đã làm hoặc thúc đẩy hành vi vi phạm pháp luật của người khác. Đó không phải là cách sống bình thường đừng nói là cách làm nghề TỬ TẾ nhất là với những đứa trẻ phần lớn là ngờ nghệch, chưa đủ "kháng khuẩn" với xã hội.
Hỏi lại tác giả một câu: Nếu bạn biết có vài đứa trẻ con hút Shisha và bạn là nhà báo, bạn sẽ làm thế nào?
Trả lờiXóaGiống như trong 1 bộ phim truyền hình nói về ngành báo chí. Cô phóng viên nhân vật chính đã khong từ bỏ mọi âm mưu và thủ đoạn để dựng tin giật gân giúp mình nổi tiếng. Chính cô cùng là người đẩy một đàn ông vô tội vào tù.Bộ phim đã phản ánh một cách chân thực.
Trả lờiXóaĐến bao giờ người làm báo mới có cái tâm của người làm báo? Thấy học sinh hút shisha mà không tìm cách ngăn cản lại lợi dụng chúng để minh họa cho cái phóng sựu của mình. CHưa kể đến việc không làm mờ mặt sẽ dẫn đén những hậu quả xấu với tương lai các em học sinh
Trả lờiXóangười làm báo cần có trái tim và trí tuệ nhưng trước mỗi bài viết không nên để tình cảm hay mục đich cá nhân ảnh hưởng. Nhất là đối với những phóng viên trẻ, khi vốn sống, trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ còn nhiều hạn chế. Điều này sẽ dẫn đến những phản ứng ngược với ý đồ của người làm báo
Trả lờiXóacô nhà báo thì chỉ biết đạt mục đích của mình. Còn em học sinh kia thì quá dại.
Trả lờiXóaBáo chí là một kênh cung cấp thông tin cho các bạn đọc thế mà báo chí lại có những hình thức có những cách tạo ra tình huống thế này để viết báo thì thử hỏi từ bây giờ về sau ai còn tin vào báo chí ai còn dám đọc báo nữa mọi người sẽ quay lưng lại với báo chí và ngay lập tức báo chí sẽ không còn chỗ đứng trong xã hội bì vậy tôi muốn các phòng viên báo chí hãy viết cho đúng sự thật phản ánh đúng nội dung và làm bằng cái tâm nghề nghiệp của mình không nên để những chuyện này xảy ra nữa.
Trả lờiXóaNhìn cái ảnh mà thực sự cảm thấy rất tội, ở các nước châu phi , đời sống người dân còn vô cùng khổ cực , hình anh con kền kện đứng cạnh đứa bé gần chết vì đói là đủ để hiểu rồi, chì mong đứa bé chết để ăn thịt thôi, quá thương tâm..
Trả lờiXóa