Chia sẻ

Tre Làng

Tội ác trước và sau PolPot ở Campuchia

Chúng ta thường nghe rất nhiều về tội ác dưới thời Pol Pot nhưng hầu như không nghe tí gì về tội ác nhắm vào người dân Campuchia trước và sau thời Pol Pot! Các bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao một kẻ điên loạn như Pol Pot lại có thể có người dân đi theo ủng hộ và chiến thắng trong cuộc nội chiến ở Campuchia? Ai hay cái gì đã gây ra nội chiến đó? Và bạn có biết rằng thảm kịch của người dân Campuchia không chấm dứt ngay sau khi Pol Pot bị lật đổ mà còn tiếp diễn một thời gian dài?

Các bạn có thể mặc định rằng, sau khi Pol Pot bị lật đổ và thế giới 'văn minh' Anh Mỹ biết được chuyện gì xảy ra với dân Campuchia, họ sẽ nhanh chóng giúp đỡ hết mình về lương thực, thuốc men cho những nạn nhân còn sống sót, nhưng sự thật thì ngược lại! Dân Campuchia đã bị cấm vận luôn vì Việt Nam đã giải phóng họ! Tội ác vẫn tiếp tục sau Pol Pot vì Pol Pot vẫn được những nước 'văn minh' như Anh Mỹ cấu kết với tàu ủng hộ và bóp cổ dân Campuchia chỉ vì mục đích hèn hạ bỉ ổi là trả thù Việt Nam!

'Year Zero - Cái chết im lặng của Campuchia' là một trong những phim tài liệu nổi tiếng của John Pilger làm cùng với David Munro vào năm 1979 trong bối cảnh sau khi bộ đội Việt Nam đã giải phóng Campuchia khỏi nạn diệt chủng của Pol Pot. Phim ghi lại những hình ảnh thực tế, phỏng vấn nhân chứng, nạn nhân ở những trại cứu trợ cho thấy hoàn cảnh cực kỳ thiếu thốn về thuốc men và lương thực và chỉ còn nằm chờ chết của người dân Campuchia lúc đó.

http://youtu.be/FTmEy2GEVL8

Tác giả John Pilger là một nhà báo Úc làm việc ở Anh, từng làm phóng viên trong thời chiến tranh Mỹ xâm lược Việt Nam. Ông từng hai lần được tặng giải thưởng Phóng viên của Năm của Liên hiệp Anh. Những phim tài liệu của ông được thắng nhiều giải thưởng ở Anh và quốc tế. Nhà báo này cũng nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự.

Sau khi công chiếu Year Zero, 45 triệu USD đã được quyên góp mà không cần kêu gọi, đại đa số là những khoản đóng góp nhỏ, trong đó có có 4 triệu bảng Anh từ học sinh ở Anh. Số tiền này là cứu trợ đáng kể đầu tiên cho Campuchia. Pilger và Munro tiếp tục làm thêm bốn phim nữa về Campuchia. Trong lần làm phim thứ hai, Cambodia Year One, họ đã bị cảnh cáo rằng Pilger đã bị đưa vào danh sách phải thủ tiêu của Khơ-me Đỏ.

Năm 2006, Pilger miêu tả phản ứng của người dân Anh với phim Year Zero:

'Cuốn phim tài liệu này đã gây ra những làn sóng lan xa và rộng...Year Zero không những phơi bày sự khủng khiếp của những năm tháng dưới thời Pol Pot, mà còn cho thấy việc ném bom Campuchia (của Mỹ trong chiến tranh với Việt Nam) đã tạo ra một chất xúc tác quan trọng cho sự nổi lên của Khơ-me Đỏ. Nó cũng phơi bày việc phương tây, dẫn đầu bởi Mỹ và Anh, đã thiết lập cấm vận, giống như một cuộc bao vây thời trung cổ, trên một đất nước đã bị lâm vào cảnh tê liệt, khó khăn nhất thế giới. Việc làm này là một phản ứng cho sự thật là Campuchia đã được giải phóng bởi Việt Nam - một đất nước nằm bên kia chiến tuyến của cuộc Chiến tranh Lạnh và vừa mới đánh bại Hoa kỳ. Sự đau khổ của Campuchia nằm trong một cuộc báo thù có chủ đích. Anh và Mỹ còn ủng hộ đòi hỏi của Pol Pot tiếp tục giữ ghế đại diện Campuchia ở LHQ, trong khi Margaret Thatcher ngăn chặn sữa cho trẻ em đến với những nạn nhân còn sống sót của chế độ ác mộng đó. Chỉ một phần nhỏ của những chuyện này được nhắc đến.

Nếu Year Zero chỉ đơn thuần miêu tả con quái vật Pol Pot, nó đã bị quên lãng nhanh chóng. Bằng cách phơi bày sự thông đồng, cấu kết của những chính quyền của chúng ta, nó đã cho thấy một sự thật rộng lớn hơn về việc thế giới được vận hành như thế nào...'

Trong một diễn văn năm 2007 mang tựa đề "Freedom Next Time: Resisting the Empire", Pilger miêu tả cuộc gặp gỡ của ông với Kênh Truyền hình Công của Mỹ (PBS). Họ đã từ chối cho công chiếu phim tài liệu này và theo Pilger phim này đã không bao giờ được phát sóng trên đất Mỹ.

http://en.wikipedia.org/wiki/John_Pilger#Cambodia

Những điểm nhấn trong phim:

1:00: Trong lời giới thiệu của John Pilger, ông cho biết Nixon và Kissinger đã rải xuống Campuchia 100 ngàn tấn bom, là một khối lượng bom có sức nổ tương đương với năm trái bom nguyên tử đã dùng ở Hiroshima. Hành động bất hợp pháp này được làm trong bí mật vì Campuchia là một nước trung lập dưới thời Norodom Sihanouk.

2:30: Pilger: 'Năm Pol Pot lên nắm quyền được gọi là Năm Số Không, bình minh của một thời đại không gia đình, không tình cảm, không biểu hiện của tình yêu hay sự đau buồn, không thuốc men, không bệnh viện, không trường học, không sách vở, không học hành, không lễ hội, không có âm nhạc, không thư từ, không tiền bạc, chỉ có làm việc và chết.'

Khoảng gần một phần ba dân số đã bị mất tích, có lẽ là đã bị giết. Đối với John Pilger, đến Campuchia giống như vấp phải một chuyện mà ông không thể nào tưởng tượng ra được. Những gì người xem phim sẽ thấy là một tường thuật bằng phim đầy đủ nhất của nhà báo phương tây từ đống đổ nát của một đất nước hiền hòa. Có một số cảnh sẽ làm người xem khó chịu.

4:00: Pilger: 'Hình ảnh của Phnom Penh, một thời tấp nập, hiện đại, diện tích lớn hơn cả Amsterdam hay Brussels. Trong bốn năm nó đã đứng trong im lặng, bị bỏ trống, giống như nó đã trải qua một cuộc chiến tranh hạt nhân làm cho chỉ còn lại những tòa nhà đứng đó, và đây là những hình ảnh mà tôi nhớ về nó, thủ đô của một đất nước được ưu đãi, của chợ búa khắp nơi. Mảnh đất cho ra ba mùa thu hoạch một năm.'

5:00: Pilger: 'Sihanouk gìn giữ độc lập của Campuchia như một người làm trò tung hứng tệ hại trong một bãi chiến trường. Vào năm 1970 ông ta bị lật đổ sau một thời gian Mỹ ném bom Campuchia. Mùa xuân 1969, B-52 của Mỹ bắt đầu ném bom bí mật Campuchia trung lập. Phi công bị bắt thề không được tiết lộ bí mật ngay cả với cấp trên của mình và sổ ghi chép công vụ của họ bị làm giả....

Những người Campuchia bị chết bởi bom B-52 được gọi là 'thiệt hại kèm theo', làng mạc bị thiêu hủy của họ được gọi là 'bắn nhầm'.

Lầu Năm Góc miêu tả người Campuchia là một đám người quá ngoan ngoãn thụ động, không thể mong họ hành động theo hướng tích cực cho chính sách của Mỹ.'

7:20: Pilger: 'Từ trong khói lửa, Pol Pot đã xuất hiện. Cuộc cách mạng của hắn trước đó chưa bao giờ được hưởng một sự ủng hộ rộng rãi cho đến khi cái lý thuyết thằng điên của Nixon được thực hiện. Chiến dịch ném bom Campuchia lật đổ sự cân bằng mong manh giữa phe bảo hoàng, cộng hòa và cộng sản. Nó châm ngòi cho một cuộc chiến tranh làm chết và bị thương ít nhất một triệu người và làm tan nát chính cái cơ cấu xã hội của Campuchia.'

8:10: Pilger: 'Nếu quân đội nước ngoài đừng động đến nơi này, người dân ở đây sẽ tự quyết định một xã hội cho chính họ và tự lo liệu được cho mình. Chắc chắn là còn chế độ phong kiến và tham nhũng nhưng không có chiến tranh, giết chóc, bom napalm... Bây giờ thì thành phố hấp dẫn này chỉ còn là một đống đổ nát. Từng đám người mót của, phần lớn là trẻ em lục lọi trong những căn nhà, văn phòng, trường học, rạp hát, công viên, viện bảo tàng bỏ hoang...'

10:18: Phỏng vấn đại diện UNICEF. Chính quyền Campuchia yêu cầu cứu trợ nạn đói cho 2.250.000 người... Theo đại diện này, ở một địa phương, trong một lán tập trung người bị đói đã có 54 trẻ em đang chờ chết. Một em bị thương chỉ nằm đó không còn hơi sức nhìn lên và đã chết 10 ngày sau đó. Ông luôn phải nhớ đến thảm cảnh đó. Mình không giúp được gì vì chẳng có phương tiện gì trong tay.

12:11: Cảnh một em khác đang nằm rên nhẹ chờ chết.

12:25: Tháng 7, chính quyền Campuchia gửi yêu cầu xin một trăm ngàn tấn gạo và phương tiện y tế đến Hội Chữ thập đỏ Quốc tế và UNICEF. Tại đây, Kompong Spur, mỗi người được nhận bốn lon gạo cho một tháng. Nhưng số thực phẩm này lại đến từ một nước nghèo khác, Việt Nam!

Cho đến giữa tháng 10, Hội CTĐQT vả UNICEF chỉ gởi đến 200 tấn cứu trợ, trên thực tế cũng như là không có gì.

14:34: Pilger: 'Pol Pot dường như tưởng tượng mình là kẻ thừa kế của đế quốc Angkor. Trong tư tưởng của Khơ-me Đỏ, cộng sản được ít khi nhắc đến, thay vào đó là một tổ chức đòi hỏi hình thức nô lệ trong môt xã hội nông nghiệp không có thành phố hay máy móc. Trung quốc ủng hộ Pol Pot sống trong hoang tưỏng là một Mao Trạch Đông thứ hai. Họ xem Campuchia là một chén cơm trong một thuộc địa tương lai và nó đã xuất hiện như thế trong một vài bản đồ của Trung Quốc...'

26:00: Pilger: 'Có 558 người trong bệnh viện còn lại này của Phnom Penh và phần lớn là trẻ nhỏ và sơ sinh. Chúng đang chờ chết vì chúng gần như không có cái gì để ăn. Không nước sạch, vitamin, sữa, không thuốc men, kháng sinh, nay cả bông băng cũng thiếu. Một tiếng khóc lớn của một trẻ trai có thể nghe từ ngoài đường, lên xuống trong đau đớn và dần dừng lại.'

Một nhân viên của HCTĐQT hỏi Pilger một cách tuyệt vọng rằng có thể bằng cách nào đó liên lạc bất cứ chính quyền nào để tiếp tế ngay một chuyến cứu trợ bằng máy bay C-130 thì sẽ cứu được hàng ngàn người. 

Pilger hỏi lại tại sao HCTĐQT không tự mình gởi đến một chuyến cứu trợ như thế. Nhân viên đó trả lời rằng chỉ huy của ông ta ở Geneva đang làm việc để tìm ra một khung kế hoạch cho việc cứu trợ. Ông ta nói: 'Đây là Đông Nam Á, chuyện gì cũng dính dáng đến chính trị cả'. 

Pilger: 'Có nghĩa là LHQ, bao gồm cả Anh vẫn còn công nhận chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ đã bị đánh bại và rất khó khăn để có được một sự giúp đỡ chính thức cho những người dân mà chính quyền mới của họ vẫn chưa được công nhận ngoại giao! Nói một cách khác, gần ba triệu người sẽ bị đói đến chết ở Campuchia và HCTĐQT, những cơ quan cứu trợ và các chính quyền sẽ gần như không làm gì cả...Dĩ nhiên là nếu bạn sống ở Geneva, hay New York, London, bạn sẽ không thể nghe tiếng thét của đứa bé mà tôi nhắc đến.'

29:00: Cảnh một bé trai 10 tuổi mà cha mẹ đã chết. Trong ngày Pilger quay phim bé trai này đang cần thuốc kháng sinh và sữa, những thứ mà bệnh viện này không có. Ngày hôm sau đoàn quay phim đến, bé đã chết. Trong thời gian quay phim, chỉ có hai bác sĩ người phưong tây đến đây nhưng họ cũng chẳng có trong tay phương tiện gì để giúp.

29:59: Cảnh trẻ suy dinh dưỡng một tuổi

31:05: Cảnh trẻ suy dinh dưỡng 12 tuổi. Đã có 550 bác sĩ ở Campuchia. 48 người còn sống.

32:27: Một trẻ chân co quắp và còn rất ít hơi sức nằm nhăn nhó. 

33:04: Một bác sĩ nói đây là một tình trạng khẩn cấp thực sự cần phải có thực phẩm và thuốc men. Cho ăn trước và sau đó chữa trị cho số dân bệnh tật này.

http://youtu.be/0rpZz5I_ylo

34:03: Bác sĩ: 'Việc phong tỏa cứu trợ này cũng giống như đối với Việt Nam. Sữa bị ngăn chặn chuyển đến Việt Nam và Campuchia cũng bị như vậy. Rõ ràng là như vậy.'

'Các nền kinh tế Châu Âu ngăn chặn giúp đỡ lương thực cho Việt Nam và tôi nghĩ chuyện giống như thế đã xảy ra đối với Campuchia.'

'Việt Nam đang gặp khó khăn về lương thực và thuốc men nhưng họ đang giúp Campuchia những thứ đó.'

34:55: Pilger: 'Đây là đoàn xe chở lương thực của Việt Nam. Con đường sống bảo đảm duy nhất của Campuchia. Mặc dù Việt Nam đang gặp khó khăn lương thực sau 30 năm chiến tranh, họ đã gửi hơn 25 ngàn tấn thực phẩm đến Campuchia. Người VN đã làm được chuyện này bằng cách kêu gọi mỗi gia đình các tỉnh tây nam VN hiến tặng gần 3 kg gạo. Theo tương phản, các chính quyền phương tây chỉ gửi cứu trợ nhỏ giọt.'

'Các cơ quan lớn HCTĐQT và UNICEF đòi hỏi điều kiện cho đề nghị từ thiện của họ như là quyền giúp đỡ cho 'phía bên kia'. Những người quan sát phương tây mà đã đi qua biên giới Thái vào Camphuchia đã thấy trên thực tế điều đó có nghĩa là gì. Đó là không phải giúp đỡ dân thường, đàn bà hay trẻ em mà là tiếp tế cho tàn quân diệt chủng của Pol Pot. Vì quyền lợi này các cơ quan cứu trợ đã giữ lại 90% hàng cứu trợ không cho đến với người dân Campuchia. Tiếp tế cho Khơ-me đỏ phù hợp với chính sách ủng hộ ngoại giao đối với Pol Pot của phương tây.'

'Cuối tháng trước, Hội đồng bảo an LHQ đã chứng kiến một màn trình diễn xuất sắc của các nền dân chủ các nước phương tây, bao gồm cả Mỹ và Anh, họ đã bầu cho việc tiếp tục công nhận chính quyền không còn tồn tại nữa của Pol Pot. Cái chính quyền mà ngay cả họ đã công nhận là hiếu sát nhất từ khi Hitler.'

'Lý do là phương tây không muốn làm mất lòng đồng minh và bạn hàng kinh tế mới nhất của họ, Trung Quốc. Bởi vì TQ chính là nước chống lưng chính cho Pol Pot.'

36:56: 15 Tháng 10, ở London, Giám đốc Brian Walker của tổ chức cứu trợ Oxfam nói: 'Chúng tôi chỉ nhận được sự hợp tác toàn diện trong danh dự từ chính quyền Campuchia (mới) và Việt Nam. Khi tôi rời Campuchia, tổng số hàng cứu trợ từ phương tây qua chín tháng chỉ là 200 tấn. Tôi không thấy bất cứ ai có thể hãnh diện với cái hoàn cảnh như thế.'

37:50: Bác sĩ giải thích về một loại bệnh truyền nhiễm trong một bệnh viện mà thuốc chữa trị cần có chỉ là penicillin. Thuốc này chỉ có một ít và do đó không đủ dùng. Pilger hỏi về một trường hợp cụ thể của một người rằng nếu không có penicillin thì sao. Bác sĩ trả lời sẽ chết trong vòng hai tuần hay một tháng. Pilger nói trường hợp này khái quát tình hình của Campuchia, rất nhiều người sẽ chết vì những căn bệnh bình thường có thể dễ dàng chữa khỏi.

38:40: Cảnh một em bé gái khác đang rên rỉ với miệng sưng vù và sẽ chết trong khoảng một tuần.

39:19: Số thuốc ít ỏi có được chỉ đủ để kéo dài thêm sự đau đớn. Mỗi sáng, các bác sĩ Việt Nam phải đưa ra quyết định ai sẽ sống thêm một ít và ai sẽ chết. Mỗi ba ca sinh con sẽ có một bị hư thai.

39:40: Cảnh một cô gái trẻ đang rên rỉ chờ chết. Pilger: 'Những người nhút nhát này không bao giờ muốn đưa ra cái bát để xin xỏ nhưng người phụ nữ trẻ này đã cầu xin thuốc từ chúng tôi trước khi cô ta chết.'

40:23: Pilger: 'Những đứa trẻ này là đoạn cuối của một quá trình được bắt đầu bởi những nhà chính trị ăn mặc tươm tất. Họ đã đưa ra những quyết định từ một khoảng cách địa lý rất xa với kết quả tàn bạo của chúng gây ra. Cách làm của họ có thể khác với Pol Pot, nhưng ảnh hưởng thì cũng giống nhau.'

''Bom rơi xuống như mưa', một em bé đã viết như thế vào năm 1973. Năm mà số lượng bom đổ xuống Campuchia đã lớn hơn gấp rưỡi lượng bom bỏ xuống Nhật trong toàn bộ Thế chiến II. Cái giá của một mạng người Campuchia là 100 USD tiền bồi thường.'

'William Shawcross, một tác giả người Anh đã phỏng vấn Thái tử Sihanouk năm ngoái, Ông nói: 'Hai người phải chịu trách nhiệm cho thảm kịch ở Campuchia hôm nay, đó là Nixon và Kissinger bằng cách mở rộng chiến tranh sang nước tôi làm chết rất nhiều người Mỹ và nhiều người khác nữa và họ đã tạo ra Khơ-me Đỏ.'

41:30: Một thị trấn bên bờ sông Mekong đã trở về gần như thời đồ đá. Trước khi lý thuyết ném bom của Mỹ được áp dụng và Pol Pot, nó là một vùng trù phú với nhà gạch, những chủ nông giàu có, thợ lành nghề, kỹ sư, giáo viên,... Nay thì tất cả những gì tòa nhà bằng gạch và đá đều bị sụp đổ và dân sống trong nhà lá, lán tạm bợ. Còn lại rất ít đàn ông ở tuổi trưởng thành làm việc. Tiêu chuẩn gạo cho mỗi người là nửa pound (227 grams) gạo mỗi tháng.

43:10: Pilger: 'Tại sao người Việt đã đến Campuchia? Sau 1975, VN bị tấn công liên tục bởi Khơ-me Đỏ. Chúng đã tàn sát dân ở những làng biên giới và chúng được hỗ trợ bởi 10 ngàn người Trung Quốc. Bộ ba Pol Pot, TQ, Mỹ nói rằng Việt Nam là một tay sai của Nga. Bất cứ người nào hiểu về người Việt Nam với tinh thần dân tộc dữ dội đã từng đứng gần như một mình chống lại những kẻ xâm lược trong 30 năm cũng biết rằng chuyện đó là không đúng sự thật một cách buồn cười. Nhưng sự đe dọa của TQ và ngăn chặn hàng cứu trợ hiện nay đã đẩy Việt Nam và Campuchia vào vòng tay đang chờ đón của Nga. Người Campuchia và VN đang chiến đấu cho sự sống còn của họ.'

48:43: Pilger: 'Nếu những cảnh khủng khiếp trong cuốn phim tài liệu này có mục đích gì đó thì nó không phải chỉ để tấn công tình cảm của bạn, mà còn để chấm dứt sự im lặng và dửng dưng được tính toán bởi các chính quyền, các cơ quan cứu trợ nhằm đặt Campuchia trở lại bản đồ của loài người. Khi quân đội Việt Nam lật đổ Khơ-me Đỏ dù với bất cứ lý do gì, họ đã cứu đất nước này khỏi một chế độ nô lệ và một khả năng bị tuyệt chủng. Các chính quyền phương tây có thể không muốn công nhận điều đó, nhưng đối với người Campuchia thì không có gì rõ ràng hơn sự thật trên. Vào ngày giải phóng, người phiên dịch của tôi, một cô gái trẻ đáng lẽ đã bị giết nhưng đã được sống tiếp.'

'Chính quyền Anh biết rõ từ đầu những gì Pol Pot và đám cuồng tín đã làm đối với người dân nước này. Chính quyền Callahan (Thủ tướng Anh giai đoạn 1976-1979) đã nộp một bản báo cáo cho Ủy ban Nhân quyền LHQ với những tin tức gây căm phẫn, sửng sốt như những gì các bạn đã thấy trong cuốn phim này. Mặc dù vậy, người dân ở đây vẫn bị để cho chết vì thiếu một trong những thứ đơn giản nhất như thực phẩm, thuốc, phương tiện di chuyển bởi vì các chính quyền, bao gồm cả chính quyền của chúng ta đã cương quyết cô lập và trừng phạt Việt Nam.'

'Nói một cách khác, cứu Campuchia có nghĩa là phải hợp tác với Việt Nam. Người ở cấp cao nhất của Campuchia và Việt Nam đều nói với tôi rằng họ chấp nhận vô điều kiện bất cứ máy bay mang hàng cứu trợ nào đến với Campuchia. Đã có ba chiếc máy bay như thế đến trong thời gian chín tháng.'

'Mỹ và Châu Âu nắm giữ lương thực dư thừa của TG mà chúng ta dùng để nuôi súc vật. Ở Anh chúng ta được chữa với penicillin như là một cái quyền con người. Tất cả chúng tôi những người làm phim này chưa bao giờ thấy những điều như thế này ở bất cứ nơi nào. Tiếng khóc của trẻ em theo chúng tôi khắp mọi nơi. Có sáu tháng để cứu một đất nước với phần lớn là trẻ em này. Chuyện đó có khả năng xảy ra không?'

Hết phim

Giải thích thêm:

Trong bốn năm 1969-1973, chính quyền Nixon-Kissinger đã ném xuống Campuchia 2,7 triệu tấn bom, hơn số bom được thả xuống Nhật trong toàn bộ CTTG thứ II khoảng một triệu tấn. Trong thời gian này, khoảng 30% dân số Campuchia đã phải chạy loạn.

Nạn nhân trực tiếp là khoảng 500 ngàn người đã chết vì bom. Hàng trăm ngàn người khác nữa đã chết vì ảnh hưởng của chạy loạn, bệnh tật, hoặc đói. 

Tài liệu của chính CIA xác nhận việc ném bom Campuchia của Mỹ là tác nhân chính giúp Khơ-me Đỏ lấy được sự ủng hộ trong dân chúng mà trước đó nó không có.

http://rabble.ca/toolkit/on-this-day/us-secret-bombing-cambodia

Lời kết:

Trong thời đại thông tin ngày hôm nay, những người vẫn cứ mơ mộng ảo tưởng vào Mỹ, núp váy họ để tranh đấu cho tự do dân chủ nhân quyền, dùng một đế quốc như Mỹ làm thước đo giá trị TD, DC, NQ, là loại người ngu xuẩn nhất TG!

Rõ ràng đối với Campuchia, chính quyền Mỹ ném bom thì nhanh và rất hào phóng. 2,7 triệu tấn đã được quăng vô tư, không điều kiện xuống nửa nước Campuchia trong bốn năm nhưng lương thực thì chỉ có 200 tấn thả xuống chung với quốc tế mà còn mè nheo đòi điều kiện trong khi họ đã biết rõ hoàn cảnh của dân Campuchia là như thế nào!

Trên TG này có ai phản đối cho rằng Pol Pot không phải là một tên tội phạm diệt chủng?! Nhưng các chính quyền yêu TD, DC, NQ phương tây đã ủng hộ Pol Pot trong 10 năm, sau khi cả TG đã biết rõ tội ác của hắn!

Việt Nam giúp xây dựng Khơ-me Đỏ khi tổ chức này chưa lọt vào tay của bọn cuồng sát, bản thân Pol Pot chưa lộ mặt và phạm tội ác diệt chủng và bản thân Khơ-me Đỏ không được ủng hộ ở Campuchia. Đừng ngu đến nỗi lẫn lộn, không phân biệt được sự khác biệt giữa hai sự giúp đỡ của VN và phương tây ở trên.

Giúp đỡ một người chưa phạm tội thì không có tội. Giúp một tên giết người hàng loạt sau khi đã biết hắn phạm tội thì bạn là một tên tòng phạm.

Phần của Mỹ đã trực tiếp giết tại chỗ 500 ngàn dân Campuchia và hàng trăm ngàn người khác gián tiếp sau đó. Bằng cách cấm vận lây Campuchia vì Việt Nam đã giải phóng nước này, Mỹ và đồng bọn cũng đã giết chết rất nhiều nạn nhân còn sống sót sau nạn diệt chủng.

Những câu 'quan ngại tình hình nhân quyền' của chính quyền Mỹ là những lời nói láo hào nhoáng nhằm che đậy cho những mục tiêu dơ bẩn bên trong. Hy vọng các bạn theo đạo thờ Mỹ có một ngày sáng mắt ra để thấy được cái chuyện mà cả TG của những người có lương tâm đều đã thấy được rất rõ ràng hơn nửa TK nay và xa hơn nữa là từ ngày lập quốc của nước Mỹ!

Chú thích ảnh: Bản đồ của 113,176 nơi bị đánh bom bởi Không quân Mỹ trên đất Campuchia từ 1965-1973 (được chỉ thị bằng màu đỏ)

Nguồn: MeoMeo

13 nhận xét:

  1. Nặc danh21:30 19/4/15

    Hành động của Việt Nam là một hành động giàu tính nhân văn, nó đã cứu sống cả một dân tộc trước nạn diệt chủng, cứu giúp bao nhiêu tính mạng con người. Nhân dân Campuchia đã nợ Viêt Nam một món nợ lớn. CÒn Mỹ và Anh, "khai hóa tự do, văn minh" nhưng chúng đã làm được gì? Những tội ác mà tư bản đã gây ra không thể nào xóa sạch được. Tư bản đã tàn phá thế giới này, vì lợi ích của quốc gia chúng không từ thủ đoạn để thống trị, cướp bóc của các dân tộc khác trên thế giới. Chế độ tư bản rồi cũng sẽ phải diệt vong cùng với sự bất công, tội ác của nó.

    Trả lờiXóa
  2. tiên sư thằng Mỹ, chỉ vì hận thù với VN mà tiếp tay cho bọn diệt chủng, khiến bao nhiêu người dân phải chịu đựng nỗi đau. Tại sao mấy cái thằng dận chủ lúc đấu tranh với chính quyền VN phục vụ cho bọn Mỹ nó không nghĩ đến bản chất của kẻ thuê chúng là như thế nào

    Trả lờiXóa
  3. Sự tàn độc của chế độ diệt chủng Pol Pot thì cả thế giới đều biết đến và đều căm hận bọn chúng. Sự độc ác này còn được sự tiếp tay của Mỹ, hy vọng cả thế giới hãy lên án những hành động này hơn nữa, ngiống như hành động rải khí CO2 lên đất nước VN, ném bom vào 2 thành phố của NB

    Trả lờiXóa
  4. Chế độ Pol Pot đã giết hại không biết bao nhiêu người dân vô tội.Đứng đằng sau chống lưng hà hơi tiếp sức là bọn đế quốc Mỹ xâm lăng. Tội ác mà chúng gây ra đối với người dân Campuchia quá là khủng khiếp.

    Trả lờiXóa
  5. thật sự không ai nên khẳng định mình biết hết tội ác của đế quốc vì 1 người không thể hiểu hết được đâu, tội ác không chỉ là đem quân đi xâm chiếm, giết chóc, rải bom như rải thóc xuống đất nước cho đến khi đô hộ mới thôi, mà tội ác ấy còn thẩm hiểm, ngầm bên trong dùng chính người xử lý người trong cùng một dân tộc, gây họa hằng trăm năm

    Trả lờiXóa
  6. tôi không hiểu nhiều lắm về đất nước hay con người campuchia, cứ bảo việt nam-lào-campuchia những campuchia không hề thân thiện thật sự với người việt, tôi không hiểu họ từ khi họ phủ quyết trong asian ủng hộ trung quốc, có thật là tàu khựa đã mua chuộc họ không cũng không biết, nhưng thực tết dân campuchia không hề đoàn kết thì phải

    Trả lờiXóa
  7. qua những gì đã diễn ra chúng ta mới thấy được sự thâm độc và nham hiểm của mỹ và các nước phương tây.họ luôn tìm cách để trả thù Việt nam chúng ta.chính vì vậy những kẻ đang đi theo và ăn bám cho bọn mỹ hãy mở mắt ra đi.đừng để cho chúng lợi dụng để chống phá VIệt Nam nữa.

    Trả lờiXóa
  8. tóm lại là những nước có chiến tranh với Việt Nam trước đó là Mỹ, Pháp hay Trung Quốc do cay cú nước ta mà hậu thuẫn cho Pôn Pốt làm những chuyện tày trời, nó không chỉ ảnh hưởng đến trực tiếp cuộc sống của nhân dân Việt Nam mà nó còn tiếp tay cho cái ác hoành hành. Thế mới biết bản chất độc ác, tàn bạo của những kẻ thù chiến tranh với việt nam

    Trả lờiXóa
  9. tội ác diệt của chúng Pôn Pốt tại Campuchia thật là ghê rợn thế nhưng những đế quốc như Mỹ, Pháp hay thâm chí là Trung Quốc lại hậu thuẫn cho cái ác đó chỉ vì sự cay cú, vì mục đích chính trị, dùng tính mạng con người để đạt được mục đích của mình thì thật vô liêm sỉ, nó cũng giống như dùng chiến tranh, dùng chết chóc để xâm lăng nước khác vậy

    Trả lờiXóa
  10. phải công nhận là cuộc sống thời kì chiến tranh của thế kỉ 20 trở về trước thật ghê rợn khi mà những toan tính tham lam của các nước lớn đã gây ra biết bao đau thương, mất mát của nhân loại, nó biến nhiều nơi thành đồ đồng, đồ đá, nó giết chết nhiều mạng người mà chiến tranh đi qua. Ấy vậy mà đến khi tội ác chấm dứt như ở Campuchia thì Mỹ và đồng bọn vẫn còn tiếp tay cho chúng gây tội

    Trả lờiXóa
  11. ''Bom rơi xuống như mưa', một em bé đã viết như thế vào năm 1973. Năm mà số lượng bom đổ xuống Campuchia đã lớn hơn gấp rưỡi lượng bom bỏ xuống Nhật trong toàn bộ Thế chiến II. Cái giá của một mạng người Campuchia là 100 USD tiền bồi thường."
    Những người lãnh đạo của các nước lớn Mỹ Anh không khác gì những con hổ khát máu. Các nước nhỏ thật khổ khi bị những con thú dã màn cắn xé. Thế giới chẳng khác nào một khu rừng

    Trả lờiXóa
  12. Nặc danh16:59 28/4/15

    Cái thời nào cũngvậy thôi. Nước lớn thì họ muốn làm gì chẳng được. Có những điều rất vô lý nhưng các ông lớn vẫn thò vào can thiệp một cách thô bạo thì chẳng sao. Thậm chí có những hành động giết người hàng loạt thì họ lại biện minh do một lý do nào đó sao cho hợp lý. còn nếu nước nhỏ nào mà có hành động gì đó trái với lợi ích các anh lớn thì họ cấm vận và trừng phạt đủ thứ. Nói chung là cá lớn nuốt các bé thời nào cũng thế mà thôi. Vấn đề lương tâm con người của họ để đâu hết nhỉ hay là khôn có??????????

    Trả lờiXóa
  13. Nói chung đế quốc vẫn là đế quốc. Tội ác vô cùng lớn nhưng cuối cùng nó vẫn là nước lớn nên muốn nói gì thì nói cũng chẳng sao. Chỉ thương cho những nước bé, những người dân vô tội, những đứa trẻ mới trào đời chưa biết gì cũng phải chịu bao khốn khổ như mất bố, mất mẹ thậm chí mất cả mạng luôn.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog