Andrei Popescu – ET Romania
Theo trang Washington Free Beacon, chính phủ Trung Quốc đang gia tăng đáng kể khoản đầu tư vào các chương trình chiến tranh mạng, còn các quan chức tình báo Mỹ lại cho rằng việc này nhằm mục đích cạnh tranh với khả năng của các mạng quân sự hàng đầu của Mỹ.
Theo các quan chức Mỹ, việc gia tăng đầu tư này thể hiện qua việc phân bổ lại về lâu dài và trên quy mô lớn các nguồn lực của Trung Quốc. Trung Quốc cùng với Nga được coi là một trong những nước có khả năng tiến hành chiến tranh mạng nhất trên thế giới.
“Chúng tôi có những dữ liệu cho thấy Bắc Kinh đã tăng khoảng 20-30% tiền đầu tư vào lĩnh vực không gian mạng so với những năm trước đây “. Theo tuyên bố của một quan chức Mỹ nắm rõ các chi tiết của chương trình chiến tranh mạng của Trung Quốc, quân đội Trung Quốc có một chiến lược dài hạn để tăng cường nỗ lực trong lĩnh vực này.
Các quan chức Mỹ giấu tên cho biết việc Trung Quốc đẩy mạnh nỗ lực đã được tiến hành sau khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận ra rằng chương trình mạng quân sự của họ tụt hậu so với Mỹ trong nhiều khía cạnh quan trọng.
Mặc dù không thể tìm ra tổng số tiền mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã chi cho chương trình không gian mạng, một số nhà phân tích độc lập đã ước tính rằng số tiền này có thể dao động từ vài trăm triệu đến vài tỷ đô la.
Đảng viên Đảng Cộng hòa Mỹ Mike Pompeo nói rằng Trung Quốc thông qua Quân đội Giải phóng nhân dân đã phát triển một số tính năng mạng phức tạp nhất trên thế giới. “Chính quyền Trung Quốc đã đánh cắp sở hữu trí tuệ có giá trị hàng trăm tỷ USD từ các công ty Mỹ và vẫn tiếp tục hành động trộm cắp này. Người Trung Quốc đã cải thiện khả năng của mình để tiến hành các cuộc tấn công mạng lớn và tiếp tục coi loại vũ khí này như một công cụ thiết yếu trong kho vũ khí của họ”.
Tăng chi tiêu cho lĩnh vực chiến tranh mạng là một phần của chương trình được quân đội Trung Quốc gọi là “chiến tranh thông tin”, vấn đề này thể hiện rất rõ trong ngân sách quốc phòng mới nhất của Trung Quốc được công bố vào đầu tháng 3.
Vào ngày 4 tháng 3, chính phủ Trung Quốc đã công bố chi tiêu quốc phòng năm nay sẽ tăng 10% so với ngân sách năm ngoái, đạt 143,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, con số chính thức này chưa tính các chi phí của Trung Quốc cho các lực lượng hạt nhân chiến lược, nhập khẩu vũ khí của nước ngoài, các chương trình quân sự không gian, các chương trình nghiên cứu và phát triển quân sự. Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế ở Stockholm ước tính rằng, trên thực tế, chi tiêu của Trung Quốc trong lĩnh vực quốc phòng có thể cao hơn 55% so với con số chính thức, theo Washington Free Beacon.
Việc mở rộng các chương trình chiến tranh mạng của Trung Quốc đã được tiến hành sau cuộc họp trong tháng 9 năm 2014 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khi chủ tịch Tập Cận Bình yêu cầu áp dụng một chiến lược chiến tranh thông tin mới.
Theo truyền hình nhà nước Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã khuyến khích quân đội thay đổi tư duy cố định về chiến tranh cơ giới để tạo ra một khái niệm về chiến tranh thông tin, khi cho rằng Trung Quốc phải đối mặt với những áp lực ngày một tăng từ các nước khác trong các vấn đề liên quan đến hoạt động gián điệp .
Ngoài ra, ông Tập Cận Bình đã yêu cầu quân đội nước này phải nỗ lực nhiều hơn để chống lại các mối đe dọa phi truyền thống đối với an ninh quốc gia, bao gồm cả các mối đe dọa kinh tế và tăng cường các hoạt động quân sự chung giữa các khu vực quân sự của Trung Quốc để mở rộng khả năng chiến đấu.
Các cuộc tấn công mạng do quân đội Trung Quốc thực hiện vào các mạng máy tính của chính phủ Mỹ và vào khu vực tư nhân đã buộc Bộ Tư pháp Mỹ truy tố 5 hacker thuộc Quân Giải phóng Nhân dân hôm 1 tháng 5 năm 2014.
Trong khi các chương trình chiến tranh và gián điệp không gian mạng của Trung Quốc được giữ bí mật, thì các bài báo của quân đội Trung Quốc lại đưa ra một số dấu hiệu cho thấy chỉ đạo của Bắc Kinh về vấn đề này.
Một tài liệu kỹ thuật được đăng vào ngày 1 tháng 10 năm 2013 trên tạp chí Khoa học quân sự Trung Quốc cho biết “Dự đoán trong tương lai gần rất có khả năng chiến tranh mạng sẽ hỗ trợ hoặc thậm chí thay thế vũ khí thông thường trong các cuộc chiến tranh hiện đại và tương lai”.
Theo Washington Free Beacon, các cuộc tấn công mạng không chỉ giới hạn ở bên quân sự thực hiện, mà còn có cả các hacker thường dân hay định dạng nặc danh tiến hành để đối phó với việc phải trả lời về những cuộc tấn công này.
chính phủ Trung Quốc đang gia tăng đáng kể khoản đầu tư vào các chương trình chiến tranh mạng, và không khó vì mà suy ra việc này nhằm mục đích cạnh tranh với khả năng của các mạng quân sự hàng đầu của Mỹ cho nên các chuyên gia Mỹ không đoán thế thì có mà nuôi cơm không à
Trả lờiXóachính phủ Trung Quốc đang gia tăng đáng kể khoản đầu tư vào các chương trình chiến tranh mạng, và không khó vì mà suy ra việc này nhằm mục đích cạnh tranh với khả năng của các mạng quân sự hàng đầu của Mỹ cho nên các chuyên gia Mỹ không đoán thế thì có mà nuôi cơm không à
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóachính phủ Trung Quốc đang gia tăng đáng kể khoản đầu tư vào các chương trình chiến tranh mạng từ cái thời nào rồi và vẫn ngày càng tăng thôi, báo chí Mỹ biết được chắc mới chỉ là bề nổi mà thôi, ai biết được tàu khựu nuôi bao nhiêu hacker ngầm đây, và chúng ta biết hacker thế giới không thể nào không nhắc đến tàu khựa được
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTrung Quốc cùng với Nga được coi là một trong những nước có khả năng tiến hành chiến tranh mạng nhất trên thế giới, trung quốc có thể dùng chiêu biển người, Nga thì có những cái đầu thép rồi, nhưng không thể nói chắc từ nhất như thế khi bỏ qua Mỹ, phải biết rằng Mỹ nắm đằng chuôi nhiều công nghệ và vũ khí bí mật nhất, Mỹ mới đáng lo ngại đó
Trả lờiXóachiến tranh mạng là một từ thông dụng rồi, có thể còn nhiều người dân chưa biết đến hoặc chưa ý thức được nguy cơ và hiểm họa của nó đến với đất nước, họ cứ nghĩ họ không dùng máy tình thì chẳng sợ chiến tranh mạng, thế nhưng bao nhiêu ngành công nghiệp phụ thuộc vào mạng thì nếu chiến tranh thì đất nước sẽ thiệt hại biết bao nhiêu
Trả lờiXóa"một số nhà phân tích độc lập đã ước tính rằng số tiền này có thể dao động từ vài trăm triệu đến vài tỷ đô la." ước tính kiểu này thì đừng ước tình còn hơn, tính ra được số tiền đầu tư thì người ta đã chẳng phải là một nước lớn rồi, không giữ được bí mật quốc gia thì mong gì đến chiến tranh mạng gì nữa chứ, chiến tranh mạng rất cần bí mật đó
Trả lờiXóađến cả iphone và đủ loại máy móc, công nghệ...cho đến cả công trình văn hóa tàu khựa còn dám làm nhái công khai và bản cho chính Mỹ nữa là tàu sợ gì khi bị tố cáo đã đánh cắp sở hữu trí tuệ có giá trị hàng trăm tỷ USD từ các công ty Mỹ và vẫn tiếp tục hành động trộm cắp này chứ, tốt nhất là Mỹ nên giữ được không thì tự trách mình đi
Trả lờiXóaông Tập Cận Bình nhắc khéo quân đội rằng là phải đi xâm phạm an ninh phi truyền thống nước khác để mở mang bờ cõi chứ lo gì nước nào tạo cho mình mối đe dọa phi truyền thống đối với an ninh quốc gia, bao gồm cả các mối đe dọa kinh tế chứ, hay là bây giờ nhiều kẻ thù rồi nên lúc nào cũng sợ bị trả thù đây, khổ thế chứ
Trả lờiXóacó người tiên đoán rằng chiến tranh thế giới thứ ba là cuộc chiến tranh không bom đạn, chiến tranh trên chính không gian ảo là không gian mạng, cuộc chiến này chỉ cần 1 người cũng có thể chiến thắng được cả một đội quân, sức mạnh trí óc được đặt lên hơn cả, nhưng chiến tranh gì thì người chịu khổ vẫn là nhân dân mà thôi
Trả lờiXóaMột vật nhỏ nhất, mỏng nhất cũng có hai mặt của nó, Mạng internet cũng vậy, ngoài những lợi ích mà nó mang lại, còn có rất nhiều những tác hại, những hiểm họa tiềm tàng từ những âm mưu của người sử dụng nó. Với sức mạnh lan tỏa không ngừng, mạng internet sẽ là một vũ khí với sức công phá rộng nhất từ trước tới nay.
Trả lờiXóaChiến tranh ảo, chiến tranh trên không gian mạng, ko phụ thuộc biên giới quốc gia, số lượng binh lính, vũ khí khí tài như chiến tranh truyền thống nhưng sức tàn phá còn kinh khủng hơn.
Trả lờiXóachiến tranh mạng ngày nay được hầu hết các quốc gia sử dụng để gây rối loạn các quốc gia khác, ăn cắp thông tin mật, lấy thông tin tình báo. Đó là quốc sách của Trung Quốc, nhưng là một vấn đề mà Việt Nam phải thực sự quan tâm khi mà nước ta vẫn chưa thực sự am hiểu và mạnh về lĩnh vực mạng. Những vụ tấn công mạng có thể gây ra tổn thất rất lớn cho quốc gia bị tấn công vì vậy Việt Nam cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho an ninh mạng.
Trả lờiXóaThời đại công nghệ ngày càng phát triển thì thay vì tăng cường sử dụng vũ khí tối tân hiện đại, các quốc gia lớn lại chuyển sang chiến tranh trên mạng-một kiểu chiến tranh bằng công nghệ, tri thức cao nhưng độ nguy hiểm của nó đối với an ninh quốc gia không kém các cuộc chiến tranh trên chiến trường. Với tốc độ lan truyền như vũ bão của thông tin trên Internet hiện nay thì chiến tranh mạng đang là vấn đề nguy hiểm đối với an toàn của mỗi quốc gia.
Trả lờiXóaThời đại ngày nay càng ngày con người càng phụ thuộc vào công nghệ. Chiến tranh mạng nếu nổ ra có thể làm tổn thất rất lớn đến các nước bị tấn công. Nó còn nguy hiểm hơn nhiều so với chiến tranh bom đạn, thông tin bí mật, tình báo quân sự đều có thể lọt vào tay kẻ xấu hết
Trả lờiXóaThời đại công nghệ thông tin bùng nổ thì nguy cơ lộ các bí mật quốc gia là rất lớn. Các lỗ hổng an ninh mạng là nơi để các tin tặc tấn công gây nguy hại cho vấn đề an ninh. Vì vậy Trung Quốc tăng cường đầu tư trong vấn đề mạng cũng chả có gì là lạ cả!
Trả lờiXóaAn ninh mạng là vấn đề cấp thiết với các nước trên thế giới hiện nay. Không chỉ riêng gì Trung Quốc. Với sự phát triển mạnh mẽ của ky nguyên công nghệ. Vấn đề an ninh mạng lại càng phải đặt lên hàng đầu. Lỗ hổng an ninh mạng sẽ gây ra rất nhiều các hậu quả lớn lúc bị tin tặc tấn công để ăn cắp các công nghệ, bí mật thông tin các quốc gia!
Trả lờiXóarõ ràng trong giai thời đại hiện nay chiến tranh mạng đang ngày càng thay dần chiến tranh quân sự, và hậu quả của nó để lại là cũng vô cùng lớn, các nước lớn luôn đầu tư mạnh cho an ninh mạng và trong đó có Trung quốc, điều này càng cho chúng ta thấy rằng chúng ta cần phải cảnh giác hơn nữa với chiến tranh mạng này.
Trả lờiXóaVN cũng có đội DLV
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaQuả thật trên Internet hiện nay đang xảy ra quá nhiều vấn đề. Không chỉ các vấn đề về thông tin cá nhân mà còn các vấn đề lừa đảo, thậm chí ở mức độ cao hơn khi các vụ tấn công vào hệ thống máy tính của các chính phủ. Rõ ràng là việc đầu tư vào an ninh mạng là vấn đề không chỉ của riêng TQ mà quốc gia nào cũng phải làm
Trả lờiXóa