Có nhiều thanh thiếu niên thi thủm sướt mướt inbox, tâm sự kể lể về những khó khăn và thất bại trong công việc. Nhìn chung rất đao to búa lớn hehe.
Nói nghe, khó khăn và thất bại trong công việc thì chả phải mỗi thanh thiếu niên sở hữu, mà đến cả những kẻ đã bạc mòn cả dzái, mềm nhão cả răng, vẫn còn dính triền miên và khốc liệt nữa là khác.
Không ai nói thánh nói tướng được.
Tuy nhiên có một dạng tâm thức như thế này ít ai để ý.
Nếu chỉ thuần túy xác định là công việc, công việc tức là sớm cắp ô đi chiều vác dzái về, cuối tháng răm rắp nhận lương và mắt trước mắt sau vỉa hè bia cỏ, thì khả năng chịu áp lực chưa hẳn đã tốt.
Vì là tư duy công việc, nên sẽ rất khó vượt qua sự thất bại. Hoặc thậm chí hơn là sự tự ái hão. Đéo mẹ không làm nơi này thì bố làm nơi khác, cũng từng ấy xèng một tháng cả. Biết đâu khởi đầu lại thoải mái và cơ hội hơn?
Nhưng nếu xác định cái hành vi sáng cắp ô đi tối cắp ô về của mình, là phấn đấu cho sự-nghiệp, thì hẳn mọi chuyện sẽ khác.
Nếu là sự nghiệp, thì sẽ rất nhẹ nhàng trong việc chấp nhận lùi bước, chấp nhận ngồi chiếu dưới.
Nếu là sự nghiệp, thì sẽ khá cởi mở trong việc đồng cam cộng khổ. Điều này khác với tư duy công việc thuần túy, thấy có bóng dáng thất bại và khó khăn là bố té hehe đéo nói nhiều.
Nếu là sự nghiệp, thậm chí sẽ hoàn toàn đủ tự tin để …chịu nhục, điều mà không thể làm nổi với tư duy công việc thuần túy của thời hiện đại.
Cuộc sống, lúc tiến lúc lùi là chuyện bình thường. Nói ra điều này dễ, làm được điều này khó. Và với tâm thức công-việc, thì sẽ khá khó khăn khi đối diện thất bại, nhưng với sự-nghiệp thì chưa chắc.
Nhẻ?
Mai Dương
https://www.facebook.com/profile.php?id=100004927486495&fref=nf&pnref=story#
Và rất nhiều người để có sự nghiệp tốt sẵn sàng quỳ hay bò, sẵn sàng lùi dăm bảy bước để tiến lên chục bước. Thất bại là mẹ của thành công, nhưng nếu gặp mẹ của bạn thành công nhiều quá liệu người ta còn ý chí phấn đấu nữa hay ko?
Trả lờiXóaĐúng là để có 1 công việc tốt khác hoàn toàn với việc để phấn đấu một sự nghiệp tốt. Nó khác ít hay nhiều thì nó lại còn phụ thuộc vào quan điểm và nhu cầu của mỗi con người. Đối với nhiều người thì cái người ta cần chỉ là tiền thôi, nên sự nghiệp ko quan trọng bằng việc tiền về tay người ta là bao nhiu. Nhưng có người lại thích được trọng vọng, tiền thậm chí đi vay cũng được, nên sẵn sàng bỏ tiền ra mua quan bán chức. Xã hội mà, phải có người thế này, người thế khác. đâu phải ai cũng là bản sao của nhau đâu
Trả lờiXóaCuộc sống, lúc tiến lúc lùi là chuyện bình thường. Nói ra điều này dễ, làm được điều này khó. Có mấy ai dám đương đầu thất bại, dám ba chìm bảy nổi với tâm thức công-việc, nhưng với sự-nghiệp thì chưa chắc, có người sẵn sàng đánh đổi cả gia đình, và trả nhiều giá đắt khác với mục tiêu sự nghiệp của mình thôi
Trả lờiXóaNói thật là công việc hay sự nghiệp cũng thế thôi. Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Đừng có đổ lỗi cho cái gì, trong khi bản thân mình không cố gắng, đứng núi này trông núi nọ, làm việc ko toàn tâm toàn ý thì chả làm được gì tốt đẹp cả
Trả lờiXóaNhiều người có quan điểm rằng, tiền bạc là phù du, sự nghiệp mới là mãi mãi. Cho nên nhiều người sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để được leo cao, leo xa. Nếu những người leo được bằng năng lực thực sự, đó là cái may mắn cho xã hội, ngược lại thì....
Trả lờiXóaỞ bất kỳ cương vị nào, với bất kỳ công việc nào nếu chúng ta không làm việc với cái tâm của mình thì đều vứt đi hết. Muốn làm được điều đó trước hết cần có cái đạo đức nghề nghiệp, có niềm say mê thì dù là việc gì thì cũng thành công
Trả lờiXóaNếu là sự nghiệp, thì sẽ khá cởi mở trong việc đồng cam cộng khổ. Điều này khác với tư duy công việc thuần túy, thấy có bóng dáng thất bại và khó khăn là bố té hehe đéo nói nhiều. Thực ra cái nghề rân chủ chỉ là phương thức kiếm sống thôi chứ nghề ngỗng gì
Trả lờiXóa