Chia sẻ

Tre Làng

NÓI THẲNG VỀ GIÁO DỤC

Nói thẳng về giáo dục

Có một câu chuyện về một cậu bé được giao viết bài luận văn với đề tài “Lớn lên em sẽ làm nghề gì?”.

Giáo viên và phụ huynh đừng vì thành tích mà đánh cắp ước mơ của các con

Có một câu chuyện về một cậu bé được giao viết bài luận văn với đề tài “Lớn lên em sẽ làm nghề gì?”.

Cậu bé đã viết 7 trang giấy mô tả khát vọng sẽ được làm chủ một trang trại ngựa. Thậm chí cậu ta còn vẽ sơ đồ trại ngựa tương lai. Bài viết đầy háo hức nhưng cũng tràn trề hồn nhiên đó bị thầy giáo cho 1 điểm. Người thầy chỉ đồng ý chấm lại khi cậu bé làm lại bài văn “thực tế” hơn.

Cậu bé nghĩ mãi và quyết định gặp thầy giáo và nói: “Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy còn em xin phép được giữ ước mơ của mình”.

Vài chục năm sau, cậu bé nghèo đã trở thành chủ của nhiều tài sản lớn trong đó có một trại ngựa rộng hơn 200 mẫu, gặp thầy giáo xưa, người thầy nói: “Khi còn là giáo viên tôi đã đánh cắp ước mơ của anh, và suốt bao nhiêu năm qua tôi cũng đã làm thế với bao đứa trẻ khác”.

Cậu học trò vội đáp “Không, thưa thầy, thầy không có lỗi gì cả, thầy cũng muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò của mình mà thôi. Còn em chỉ muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình”. Câu chuyện này, tôi chợt nhớ khi đang ngồi ở hàng ghế học sinh, nơi con tôi thường ngồi, dự buổi họp phụ huynh “tổng kết năm học”.

Cô giáo chủ nhiệm của con trai tôi đang “báo cáo” kết quả học tập của các con. Lớp có 45 học sinh thì có đến 40 học sinh có điểm thi các môn từ 9 trở lên.

5 học sinh còn lại thì có môn dưới 9 nhưng không có học sinh nào có điểm thi dưới 7. Dù không thường xuyên kèm cặp con học bài, nhưng tôi biết, trước mỗi kỳ thi, con tôi và các bạn đều được các cô “luyện gà”. Những dạng Toán làm đi làm lại, những bài văn được cô chữa cẩn thận và bắt học sinh thuộc lòng... Và dù có chấm chéo, cô A chấm lớp cô B, cô B chấm lớp cô C thì với cách luyện thi như thế, nếu có quá nhiều học sinh dưới 7 điểm cũng có thể coi là một “kỳ tích”.

Hồi họp phụ huynh hết học kỳ I, tôi đã định đứng dậy phát biểu. Thưa thật với cô rằng, cháu nhà tôi không giỏi Văn. Và rằng, tôi muốn cô giáo trau dồi thêm cho cháu và các bạn cháu về câu cú, ý nghĩa, tình cảm, cách diễn đạt, biện pháp tu từ… Và, cái bài văn tả đường phố mà cháu được 9 điểm, đó không phải là văn của cháu, phố nhà tôi cũng không phải vậy. Nhưng mà tôi không đủ dũng khí để nói. Hình như không ai nói thế trong một buổi họp phụ huynh.

Khi được chỉ định phát biểu, tôi cũng nói chung chung như mọi người, hình như là cảm ơn cô đã chăm lo, dạy dỗ con tôi. Sau một năm học, cháu đã trưởng thành hơn rất nhiều, cứng cáp lên, hiểu biết thêm...

Những điều định nói đã kịp được “kiểm duyệt” trước khi phát ra. Và không phải như bánh mỳ kebab, một nửa sự thật vẫn cứ không phải là sự thật. Không chỉ tôi, nhiều phụ huynh khác, bạn bè tôi cũng có suy nghĩ như vậy. Nhưng không ai dám nói lên sự thực ấy ngay cả ở một môi trường nhỏ bé là lớp học của chính con mình.

Chúng tôi ngại cô giáo, ngại nhà trường, ngại đấu tranh và chỉ ngồi đó cầu mong các cấp quản lý “nhúng tay vào”, muốn một “thế lực” cao hơn điều chỉnh việc này... Còn chính chúng tôi - các phụ huynh thì vẫn tiếp tục ca bài ca “cảm ơn” và nộp nốt tiền quỹ phụ huynh khi hết năm học. Tiếp tục hãnh diện một cách bối rối khi đưa lên facebook bảng thành tích học tập của con và thầm lo lắng.

Phải chăng cái gọi là “bệnh thành tích” trong giáo dục không phải chỉ do những người làm giáo dục sinh ra. Nó còn do chính các phụ huynh góp phần tạo nên, bằng sự “ngoảnh mặt làm ngơ” của mình?

22 nhận xét:

  1. Giáo dục cũng có những câu chuyện bất cấp của riêng nó. Trong ngành tự đổi mới và thay đổi tư duy. Giáo dục làm công việc vẽ lên tương lai của những tờ giấy trắng. Đó là việc làm quyết đinh tới vận mệnh quốc gia

    Trả lờiXóa
  2. Giáo dục nước nhà mà cứ như thế này thì không biết thế hệ trẻ sẽ ra sao. Thật sự thì bản thân những người làm cha mẹ chắc cũng phó mặc cho giáo viên nuôi dạy con, chỉ quan trọng thành tích chứ chẳng biết đến năng lực thực chất của con em mình đến đâu

    Trả lờiXóa
  3. Giáo dục cần phải nói không với căn bệnh thành tích. Lớp trẻ hiện nay dường như cũng thờ ơ với công việc học hành của con cái mình hơn do bận rộn. Đến trường thì giao phó hết cho giáo viên, như thế là không biết gì về năng lực của con mình rồi. Đã vậy lại còn muốn điểm cao nữa chứ

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh08:28 31/5/15

    Tại sao chỉ nói thẳng về giáo dục thôi! Sao không nói thẳng mà phải tránh cái nguyên nhân chính gây ra nó? Tre làng có dám nói không? Nếu không thì như đánh giá của Phước beo chỉ hát Karaoke thôi!!!

    Trả lờiXóa
  5. Chính những người lớn đang cắt đi đôi cánh của con em mình, được sinh ra và lớn lên như bao đứa trẻ khác, vậy tại sao không để cho các con được phát triển theo sở thích của bản thân, đi học trường nào, học cái gì, lớn lên làm nghề gì, tất cả đều do cha mẹ quyết định hết cả.

    Trả lờiXóa
  6. Không được chọn nơi mình sinh ra, nhưng cũng chẳng được chọn cách mình lớn lên như thế nào, có những ước mơ ấp ủ từ khi còn bé xíu, thế nhưng chẳng thể nào thực hiện được, cứ suốt ngày chạy theo cái vọng tưởng mà bố mẹ đặt trên vai thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Gia đình rồi thầy cô tại sao lại nhẫn tâm làm như vậy, các em bây giờ đến quyền tự do mơ ước một điều gì đó cũng là khó khăn như vậy sao, lớn lên cứ nhất định phải trở thành kỹ sư bác sĩ thì mới là mơ à, còn trở thành chủ trang trại ngựa thì là không thực tế ư, còn những người với những suy nghĩ như vậy rồi thì tương lai đất nước sẽ đi về đâu chứ.

    Trả lờiXóa
  8. Thầy cô đi dậy cũng quá thành tích đi, chỉ cần cả lớp đạt điểm cao vào cuối năm thế là thầy cô lại đạt chỉ tiêu được giao rồi, lại phấn đấu dạy giỏi này nọ, trong khi thực chất có đứa nào hiểu được bao nhiêu đâu, đào tạo những mầm non của tương lai mà lại như thế này đây.

    Trả lờiXóa
  9. Chẳng biết bao giờ chúng ta mới bỏ được cái tư tưởng bắt ép con em phát triển theo ý mình, nhìn những em bé học cấp 1 mà ba lô nặng trĩu trên vai, ngày đi học ở trường, tối lại đi học thêm, chẳng có thời gian mà chơi, mà tìm hiểu thế giới bên cạnh nữa.

    Trả lờiXóa
  10. Hiện thực nó rành rành ra như thế, nhưng làm gì có ai dám đứng lên chống lại cái quy luật này đâu, con nhất định phải học trường chuyên thì mới nở mày nở mặt với họ hàng làng xóm, những hư vinh của mẹ cha vô tình đẩy các con vào với môi trường học không phù hợp.

    Trả lờiXóa
  11. Phụ huynh thì chỉ biết ngày ngày kiếm tiền, muốn chu cấp cho con mình một cuộc sống đầy đủ nhất, đồng nghĩa với vô tình chẳng còn thời gian nào mà ở bên cạnh con, con thì do ông bà chăm sóc, bảo sao bây giờ trẻ tự kỉ lại nhiều đến vậy.

    Trả lờiXóa
  12. Bố mẹ chỉ quan tâm đến kết quả của con, cuối kì nó có được học sinh giỏi không, có được học sinh tiên tiến hay không, thầy cô cũng vậy thôi, lớp có bao nhiêu học sinh được loại giỏi, loại khá, chính vì thế mà học sinh cứ bị nhồi nhét như vịt mà thôi, hết học chính rồi lại học thêm.

    Trả lờiXóa
  13. Có mấy đứa trẻ lớn lên mà vẫn còn giữ lại ước mơ thời con trẻ của mình, hầu hết đều bị ông bà cha mẹ cảm hóa mất rồi, hầu hết đều hướng tới giấc mơ chung của toàn xã hội là phải làm kỹ sư bác sĩ, chẳng ai ước mình lớn lên lại làm nông dân cả.

    Trả lờiXóa
  14. Thực tế đã chứng minh rằng cách giáo dục trước đây của chúng ta có những sai lầm, thiếu sót. Căn bệnh thành tích đã ăn sâu, bám rễ trong tư tưởng của những người làm giáo dục, của những bậc cha mẹ, trong chính cả đầu óc non nớt của những đứa trẻ. Việc trong những năm qua chúng ta đang thay đổi, cải cách giáo dục là việc đúng đắn và cần thiết. Mặc dù chưa thực sự mang lại những hiệu quả lớn lao, nhưng cũng đã mang lại những cái mới, những kết quả bước đầu cho thấy việc đó chúng ta đang làm đúng hướng.

    Trả lờiXóa
  15. Cứ nói là chúng ta sinh ra là một bản chính, nhưng đừng chết như một bản sao, ra ngoài mà nhìn đi, bản sao cả loạt luôn, thời trang này, áo ngắn là ngắn cả loạt, quần cạp cao là cạp cao cả loạt, mốt là ra đường cứ thấy nhan nhản luôn, thời đại cứ ăn theo nhau thế này đấy.

    Trả lờiXóa
  16. Nói thế này thực sự đã đủ thẳng chưa, khi mà ngoài kia giờ đây vẫn còn đầy chuyện để mà nói về giáo dục, hè lại đến rồi, nhìn xem có bao đứa thực sự ở nhà nghỉ ngơi sau cả năm học hành miệt mài, lại tiếp tục là học thêm, chạy trước chương trình, chuyện mà năm nào cũng thế.

    Trả lờiXóa
  17. Những đứa bé nhỏ xíu cắp sách đến trường, trong những cái ba lo nặng trịnh là biết bao nhiêu ấp ủ của cha mẹ, đứa nào đi học là cũng phải có giấy khen về, chẳng biết thực chất học hành ra sao, hay cái phong bì bố mẹ đi thầy cô thế nào, học thật đấy, nhưng chuyện thăm nom thầy cô cũng không phải là không có.

    Trả lờiXóa
  18. Ghen tị với cái cách nuôi dậy con của người nước ngoài, ghen tị với kiểu sống của họ, phát triển một cách rất tự nhiên, sống theo cách mình muốn, trải nghiệm đời thực theo cách riêng mình, không bị ai gò bó o ép, cũng không phải theo một cái khuôn khổ nào hết.

    Trả lờiXóa
  19. Phụ huynh và thầy cô đã thực sự quan tâm đến con em mình muốn gì chưa, muốn làm nghề gì chưa, muốn lớn lên sẽ như thế nào chưa, chỉ quan tâm làm sao để nở mày nở mặt với thiên hạ thôi, nếu nó làm sai là lại coi như bất hiếu, không biết nghe lời ngay.

    Trả lờiXóa
  20. Nếu có thể tự do theo sở thích của mình, thì có lẽ giờ cũng không có nhiều người thất nghiệp đến vậy, học xong, ra trường với tấm bằng trên tay, nhưng lại chẳng thích cái nghề đó, chẳng có tâm huyết với nó, vậy nửa đời còn lại mà vẫn làm việc đó, thì chúng ta sống có nghĩa gì không.

    Trả lờiXóa
  21. Căn bệnh thành tích nó ăn sâu vào trong thói quen con người mình rồi, giờ muốn thay đổi cũng phải cần một thời gian rất dài, rồi thói quen con ông cháu cha cũng vậy, cứ học để đó rồi thì đã có người quen lo, nhà đã có suất này suất kia, đến nản cho cái xã hội.

    Trả lờiXóa
  22. Ngày bé ai mà chẳng có những ước mơ về tương lai sẽ làm gì, sẽ trở thành người như nào, mơ nhiều lắm mà có làm được đâu, có mấy ai thực hiện được giấc mơ thời con trẻ của mình, có mấy ai còn giữ được cái tâm hồn trong veo ấy, tất cả bị cuộc sống xô bồ đánh đổi mất rồi.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog