Chia sẻ

Tre Làng

TÌNH THẾ BIỂN ĐÔNG KHI MỸ CAN THIỆP XUNG ĐỘT


Dư luận đang rất nóng khi hành động của Mỹ có thể tạo ra một cuộc xung đột Mỹ-Trung Quốc trên Biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% Biển Đông và đang thực thi tuyên bố bằng cách xây dựng trái phép một chuỗi đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực. Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố việc cải tạo là để phục vụ mục đích dân sự và "đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự" của Trung Quốc. Trung Quốc cũng cho rằng "có quyền lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)" trên Biển Đông nếu muốn.

Trước tình thế đó Mỹ buộc phải “thay đổi tư thế quân sự”, dự kiến điều hải quân và không quân đến Biển Đông để bảo vệ an toàn hàng không, hàng hải. Trung Quốc phản đối quyết liệt, đặc biệt là các “hỏa lực mồm” tung ra những tuyên bố cứng rắn…

Dư luận đang rất nóng khi hành động của Mỹ có thể tạo ra một cuộc xung đột Mỹ-Trung Quốc trên Biển Đông.

Xung đột quân sự Mỹ-Trung trên Biển Đông có xảy ra không?

Xảy ra hay không? Xảy ra cách nào? Muốn đánh giá chính xác hãy nhìn nhận sự việc dưới góc nhìn kinh tế và quân sự.

Trước hết về kinh tế. Cả hai, Trung Quốc và Mỹ đều có sự liên quan chặt chẽ và có quy mô lớn với nhau. Hiện tại Trung Quốc đã vượt Nhật Bản là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, 1.261 tỷ đô la, trong khi của Nhật Bản là 1.227 tỷ đô la, tính đến 3/2015.

Có một câu ngạn ngữ xưa: “Nếu ngân hàng cho bạn vay một ngàn đô la, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay một triệu đô la, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng” (If the bank lends you a thousand dollars, the bank owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank).

Nên nhớ rằng, chính phủ Mỹ khi phát hành trái phiếu không phải lấy tiền chỉ để chi dụng cho các nhu cầu nội địa, mà dành đến 60% cho đầu tư ở nước ngoài. Vì thế các nhà doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Trung Quốc không cần phải mang tiền từ Mỹ vào Trung Quốc mà lấy ngay tiền của Trung Quốc qua các tác vụ tài chính từ khoản Trung Quốc cho Mỹ vay qua việc mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Số tiền này mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà tư bản Mỹ, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc tiềm tàng.

Ví dụ Apple lấy tiền của Trung Quốc, tận dụng nhân công rẻ mạt của Trung Quốc, sản xuất ra một cái iPad cứ cho là 100 đô la chẳng hạn. Sản phẩm được xuất qua Mỹ và nhiều nước khác, bán với giá 500 đô la. Tiền lãi chảy hết vào túi Mỹ. Trung Quốc nghèo hơn, cho Mỹ giàu hơn vay tiền, còn Mỹ kiếm lợi ngay trên lưng kẻ cho vay, vậy, ai khôn hơn ai?

Đây là chưa nói tới việc kẻ đi vay lại chính là kẻ in ra đồng tiền đó. Chỉ cần nó phá giá một tý thôi, giá trị trái phiếu có thể mất đi vài trăm triệu đô la, nếu không nói đến vài tỷ, trong chốc lát. Điều này trong thực tế đã xảy ra…

Năm 1985 Mỹ đã buộc Nhật phải ký vào Plaza Accord để đồng yen lên giá hơn 50% so với đồng USD trong hai năm sau đó. Điều này tương đương với tất cả các khoản đầu tư trước đây của Nhật vào Mỹ bị mất giá hơn một nửa, cũng có nghĩa là Mỹ đã “bóc lột” Nhật một cách trắng trợn bằng cách “quịt” 50% số nợ với Nhật.

Hơn 30 năm sau, Trung Quốc đã thế chân Nhật trở thành “chủ nợ” lớn nhất của Mỹ. Có điều những nỗ lực của Mỹ trong suốt giai đoạn 2000-2006 không làm Trung Quốc nhượng bộ và đồng tiền chỉ được thả lỏng một phần và cho lên giá từ từ so với USD trong những năm gần đây thôi thì cũng gần như bổ sung toàn bộ thâm hụt ngân sách của Mỹ.

Hiện tại dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã hơn 2 ngàn tỷ USD. Thử tưởng tượng nếu Mỹ thành công trong việc làm USD mất giá khoảng 50% so với đồng yuan như đã làm với Nhật năm 1985, số tiền Trung Quốc bị “quịt” sẽ “kha khá”.

Vậy tại sao Trung Quốc không chuyển dự trữ ngoại tệ của mình sang các đồng tiền khác hay vàng? Hay đơn giản hơn là ngừng không tăng dự trữ ngoại tệ nữa vì đã quá đủ để đảm bảo an toàn cho cán cân thanh toán?

Trung Quốc rất muốn và đang cố gắng trong thời gian qua với các nước như Nga, BRICS…để làm điều này, thậm chí còn thành lập ngân hàng riêng với số vốn hơn 100 tỷ USD để cạnh tranh với IMF, tuy nhiên, thoát Mỹ, không muốn là “chủ nợ” của Mỹ thì còn lâu lắm khi mà nền kinh tế đang quá phụ thuộc và Mỹ. Trung Quốc vẫn phải là chủ nợ của Mỹ, vẫn phải mua trái phiếu của Mỹ nếu phát hành.

Cái lợi mà Trung Quốc được trong ván bài kinh tế này không phải là hơn 2 ngàn tỷ USD dự trữ ngoại tệ dù Trung Quốc biết sẽ mất một phần trong tương lai, sẽ bị quịt trong tương lai… mà là vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thông qua con đường xuất khẩu, trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, quan trọng nhất của Trung Quốc. Đây là điều đặc biệt cần thiết để Trung Quốc giữ xã hội ổn định và là phương tiện để đạt được các mục tiêu chính trị khác.

Vì vậy, chừng nào Mỹ không còn là thị trường xuất khẩu quan trọng và lớn nhất của Trung Quốc, không còn là “phao cứu sinh” bảo đảm công việc làm cho hàng chục triệu, nếu không nói là hàng trăm triệu người lao động Trung Quốc…thì Trung Quốc sẽ ngừng mua trái phiếu do Mỹ phát hành, ngừng dự trữ ngoại tệ bằng dollars.

Nhưng, hiện tại thì không thể vì chỉ cần một biến động lớn trên thị trường lao động một tỷ rưỡi dân sẽ là một thảm họa cho ổn định xã hội, điều mà các nhà lãnh đạo Bắc Kinh không bao giờ muốn xảy ra, bằng mọi giá.


Vậy, Trung Quốc có muốn xung đột với Mỹ không? Đương nhiên không. Cn Mỹ có muốn xung đột với Trung Quốc không? Để làm gì khi “con gà đang đẻ ra trứng vàng”? Đương nhiên là không rồi.


Về góc nhìn quân sự. Về tình thế, Mỹ xuất hiện quân sự trên Biển Đông khác với xuất hiện trên biển Hoa Đông. Trên Hoa Đông là để bảo vệ Senkaku cho nên, nếu bị Trung Quốc tấn công, thì Mỹ lập tức đáp trả và xung đột quân sự sẽ xảy ra. Mỹ từng sử dụng quân đội để thách thức các tuyên bố chủ quyền không có cơ sở của Trung Quốc. Đơn cử như tháng 11/2013, Mỹ đã điều 2 chiếc B-52 bay trên các quần đảo mà Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Động thái này nhằm thách thức với vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh tự ý thiết lập ra trong khu vực.

Nhưng trên Biển Đông, nếu Trung Quốc chiếm đảo hoặc cải tạo các bãi đá Trường Sa của Việt Nam thì Mỹ không có trách nhiệm, Mỹ chỉ bảo vệ tự do, an toàn hàng hải, hàng không và chỉ đối đầu hay xung đột với Trung Quốc khi Trung Quốc phong tỏa, ngăn chặn hàng hải, hàng không (Trung Quốc chưa có gan làm chuyện này như lập ADIZ trên Biển Đông).

Do đó, xung đột trên Biển Đông chỉ có thể bắt đầu bởi các nước tranh chấp chủ quyền.

Về tình huống, Mỹ cho tàu chiến, máy bay theo dõi Trung Quốc ngoài vùng 12 hải lý (vì Mỹ không muốn căng thẳng) thì tình huống chưa đến mức gây nên sự “cướp cò”, nói cách khác là cả 2 đang ở nấc thang căng thẳng dưới cùng khi Mỹ phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên toàn bộ Biển Đông

Về lực lượng, Mỹ mạnh gấp nhiều lần Trung Quốc trên Biển Đông thì Trung Quốc sẽ không bao giờ dám động thủ. Đó là cách của họ mà chúng ta đã chứng kiến trong các lần gọi là khủng hoảng eo biển Đài Loan.

Như vậy, tình thế xung đột là không, tình huống cũng không do Mỹ không muốn, về lực lượng cũng không do Trung Quốc không dám thì làm gì có chuyện Trung Quốc-Mỹ đánh nhau. Đánh nhau bằng mồm thì có và chưa biết chừng “2 con voi này lại đang làm tình với nhau” trên Biển Đông.

Lê Ngọc Thống
(Đất Việt)

14 nhận xét:

  1. Mỹ nhảy vào can thiệp ở Biển Đông có thể sẽ kìm hãm được những hành động hung hãn và trắng trợn của TQ thời gian gần đây, nhưng không vì thế mà chúng ta được hưởng lợi lộc gì nhiều cả, Mỹ làm gì thì cũng chỉ là vì lợi ích của mình mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Cẩu rất khôn và Mẽo cũng rất khôn, chúng chả dại gì mà đi xung đột hay oánh nhau làm gì cả. Tất cả những việc chúng làm chỉ đều là để xưng hùng xưng bà, oai oách thôi. Còn miềng bánh ngon chúng sẽ thỏa thuận chia chác chứ ngu gì mà đánh nhau để mất cả

    Trả lờiXóa
  3. Việc xuất hiện của Mỹ trên biển đông là cũng vì lợi ích của chúng cả thôi, chứ chẳng phải chúng giúp đỡ gì các nước nhỏ. Mồi ngon thì các ông lớn nào cũng muốn chia phần.

    Trả lờiXóa
  4. Trâu bò đánh nhau thì ruồi muỗi chết. Chả có lợi gì khi Tung Cẩu và Mỹ oánh nhau cả.Và em nghĩ chúng nó cũng chẳng ngu gì mà đánh nhau đâu. Chúng chỉ cậy lớn, cậy mạnh làm uy thôi, thằng nào ngon hơn ăn nhìu, ko thì ăn ít.

    Trả lờiXóa
  5. Mỹ và Trung Quốc đều nhăm nhe tới Biển Đông, không thằng nào muốn thằng kia độc chiếm. Bởi đây sẽ là quân bài chiến lược để 2 thằng có thể khẳng định vị thế của mình đồng thời kìm hãm thằng kia. Có điều 2 thằng đều không dám đối đầu trực tiếp với nhau, chỉ dám nắn gân nhau thôi. Chỉ khổ cho các nước nằm trong vùng tranh chấp, có lẽ phải nhưng sức mạnh chưa đủ để khẳng định tiếng nói của mình.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi đồng tình với những phân tích trong bài viết này của tác giả. Việc Trung Quốc và Mỹ xảy ra xung đột vũ lực là rất khó có thể xảy ra, bởi chúng ta đều thấy lợi ích của 2 nước này có sự đan xen lẫn nhau, Mỹ không thể mạnh tay với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Quan sát và phân tích một chút thì có thể thấy Mỹ đang có những động thái "thăm dò", võ mồm chứ khó mà hy vọng Mỹ sẽ làm căng với Trung Quốc. Mỹ chỉ bảo vệ tự do, an toàn hàng hải, hàng không và chỉ đối đầu hay xung đột với Trung Quốc khi Trung Quốc phong tỏa, ngăn chặn hàng hải, hàng không.
    Chúng ta cũng rất phải cảnh giác không loại trừ khả năng Mỹ - Trung bắt tay nhau chia sẻ lợi ích ở Biển Đông!

    Trả lờiXóa
  7. Sự xuất hiện của Mỹ trên Biển Đông không nói lên được sẽ có xung đột xảy ra. Mỹ can thiệp vào biển ĐÔng với vai trò là một nước lớn, và không để thế giới những ngày qua luôn chỉ trích Mỹ không làm tròn bổn phận, đứng ngoài cuộc, để yên cho Trung QUốc hoành hành. Dù can thiệp vào Biển Đông, nhưng hành động chỉ mang tính hình thức.

    Trả lờiXóa
  8. Vấn đề biển ĐÔng chờ Mỹ giải quyết thì đến đời nào. sự xuất hiện của Mỹ trên biển Đông đâu có làm ảnh hưởng nhiều đến "đối tác" lớn của Mỹ. Khi hai bên còn phụ thuộc nhau thì vấn đến xung đột xảy ra là bằng 0. Các nước tranh chấp trên biển ĐÔng không mong vọng gì về sự thay đổi của Trung Quốc sau sự xuất hiện này, các nước hữu quan vẫn phải tự mình đòi lại công lí, chủ quyền dân tộc.

    Trả lờiXóa
  9. Xưa kia thực dân xua quân chiếm chiếm đóng bóc lột thuộc địa,ngày nay thực dân mới chơi quả tiền để khống chế lẫn nhau.

    Với tiền,anh vay chưa nhiều anh là người bị hại,tiền của nó bóc lột anh nhưng nếu anh là con nợ kềnh càng ,chủ nợ mới là người són đái vì sợ ...như sợ bom hạt nhân nổ ấy chứ.

    Mỹ -Trung hay Mỹ - Nga ..chả ma nào muốn bom A bom H nổ trên đất mình đâu,vờn nhau tạo cớ bán dao bán kiếm cho thiên hạ hoặc dùng bóng ma bom A bom H đốt bớt tiền tiền mấy anh trọc phú hay cận nghèo thôi mà,hoặc giả nữa là bóp cổ cắt cái dạ dày năng lượng ,thị trường của nhau ,đánh đấm gì đâu mà bình.

    Muốn thử gân nhau ,chúng đã có chốn không người trên Bắc cực hay Xahara sẵn cát làm công sự... Các nước nhược tiểu chớ dại cuốn theo mấy thằng to đầu,trâu bò dù chẳng húc nhau,dù chúng chỉ quẫy đuôi đạp chân ,ruồi muỗi cũng chớ hám mà xúm vào hôi của ...kẻo mất mạng.

    Trả lờiXóa
  10. Mỹ can thiệp vào biển đông cũng vì lợi ích của nó mà thôi. Chỉ sợ nó lại bắt tay nhau để cùng nhau xâm chiếm biển đông.

    Trả lờiXóa
  11. "Trên Biển Đông, nếu Trung Quốc chiếm đảo hoặc cải tạo các bãi đá Trường Sa của Việt Nam thì Mỹ không có trách nhiệm, Mỹ chỉ bảo vệ tự do, an toàn hàng hải, hàng không và chỉ đối đầu hay xung đột với Trung Quốc khi Trung Quốc phong tỏa, ngăn chặn hàng hải, hàng không". Việc 2 ông lớn này đánh nhau là điều không tưởng, chẳng qua chỉ hàm hè võ mồm với nhau thôi.

    Trả lờiXóa
  12. Gửi trelangblogspot.com. Do báo Đất Việt được Bộ 4T quản lý nên bài viết của tôi được biên tập "mềm" hơn. Có nhiều khi họ thay đổi 1 chữ cũng làm tính chất bài báo thay đổi. Vì thế trelangblogspot.com nên đăng bản chính thì hay hơn.

    Trả lờiXóa
  13. Nặc danh10:28 21/5/15

    Vâng, cảm ơn bác Lê Ngọc Thống ạ. Bác gửi cho em vào hòm thư trên Blog được không?

    Trả lờiXóa
  14. Đương nhiên các nước lớn không thể nào lại quay sang oánh nhau được, họ biết cân nhắc cái nào lợi hơn cái nào. Có lẽ sự xuất hiện của Mỹ chỉ là một màn diễn thản nhiên để họ đỡ bị thế giới chê trách thôi, chứ nếu mà họ thật lòng can thiệp thì đã không có cảnh Trung Quốc lộng hành trên biển Đông như ngày hôm nay

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog