Trong lúc tôi viết những dòng chữ này, đâu đó trên toàn nước Đức đang có khoảng 4000 người vô tội ngồi tù vì các lý do khác nhau:
- Nhân chứng khai dối trá
- Nạn nhân vu khống
- Ép cung
- Nhầm lẫn
- Phán quyết sai
- ...
Một số trường hợp trong số họ với thời gian cách ly với xã hội còn ngắn, việc hội nhập trở lại không mấy khó khăn. Tuy nhiên với rất nhiều số phận, những ngày tù đó đã thay đổi hoàn toàn số phận.
Một vài ví dụ (Sắp xếp bất kỳ - Vì lý do tôn trọng quyền cá nhân nên tên đầy đủ của một số người không được phép công bố.):
1. Kỹ sư Helmut W. (60 tuổi - nhà tù Landsberg) : Cô con gái nuôi hồi năm 2008 báo cảnh sát rằng ông đã hãm hiếp cô ấy. Mãi cho tới 3 năm sau, cô mới ra nói với cảnh sát rằng cô đã bịa ra câu chuyện hãm hiếp. Sự thật việc hai người làm tình là hoàn toàn tự nguyện. Lý do cô vu khống vì bực tức nhất thời.
Ra khỏi nhà tù, ông Helmut W. đã mất đi tất cả: nghề nghiệp, nhà, vợ, đồng nghiệp và bạn bè. Lý do chủ yếu mọi người xa lánh: Quan hệ tình dục với con gái nuôi.
2. Donald Stellwag (53 tuổi): Một vụ cướp ngân hàng tại Nürnberg, máy quay phim ghi lại được duy nhất là tai của thủ phạm. Hình ảnh được giám định và tòa án, viện công tố dựa vào kết quả giám định khẳng định ông Donald Stellwag là thủ phạm vì có tai giống như thủ phạm trong video. Mãi cho tới khi cảnh sát bắt được thủ phạm thực sự, ông mới được trả lại tự do. Khi bước vào nhà tù ông là người khỏe mạnh, khi ra tù ông đang ở trong tình trạng ốm chờ chết, kinh tế và sự nghiệp tiêu tan hoàn toàn.
3. Monika de Montgazon (năm nay 60 tuổi): Bà làm phụ việc cho bác sĩ nha khoa với công việc rất tốt, thu nhập ổn định đồng thời cũng là người con có hiếu với cha mẹ. 888 ngày là số ngày mà bà phải ngồi tù vì kết quả giám định cáo buộc bà thiêu chết cha ruột của mình. Mãi sau này, qua nhiều cuộc điều tra người ta mới chứng minh được rằng do ông bố, lúc bấy giờ bệnh nặng trên giường và bà Monika de Montgazon phải chăm sóc thường xuyên, hút thuốc lá nên gây ra cháy nhà dẫn tới tử vong.
4 . Harry Wörz: Người vợ cũ của ông bị xiết cổ tới mức sau này trở thành tàn phế vào một ngày trong năm 1997. Trong tất cả những đối tượng tiếp xúc với vợ cũ của ông, không ai có thể nằm trong diện nghi vấn bởi vì tất cả đều là cảnh sát: bố vợ, người chồng sau này. Mãi cho tới năm 2009, các lỗi điều tra của cảnh sát dần bị hé lộ nên được đưa ra xử lại. 12 năm là con số ông phải chờ đợi cho tới lúc tòa án tối cao liên bang Đức tuyên án vô tội. Khi ra tù ông trở thành một phế nhân.
5. Ivan D.: Nhân viên bưu điện, bị kết án tù vì một kẻ khai dối trá và kẻ đó bị thần kinh hoang tưởng. Ngay trước tòa kẻ đó đã nhận "Tôi là cháu ruột của Hitler, hiện đang làm việc cho cả CIA lẫn KGB". Đáng tiếc tòa án đã tin vào lời kẻ đó hơn là lời của Ivan D.. Sau khi được trả lại tự do, Ivan D. đã treo cổ tự tử.
6.
ở VN chắc oan sai cũng vẫn còn ít hơn với phương tây nhiều, những vụ tiêu biểu thì đền bù quá nhiều, nếu theo anh phùng này mà so sánh thì 7.2 tỉ đồng của ông chấn khéo phải đủ bồi thường cho người ngồi tù 29 năm bên đức nữa chứ
Trả lờiXóaKhông riêng gì ở nước ta, các nước trên thế giới đều có những án oan, sai, có thể do vô tình, do cố ý của các bên tiến hành tố tụng nhưng đó là điều không thể tránh khỏi. Ở nước ta cũng đang cố gắng từng bước giảm thiểu điều đó.
Trả lờiXóaÁn oan sai ở đâu chẳng có, sao mà tránh được vì những bên tham gia quá trình tố tụng đều là con người mà thôi. Đâu thể tránh khỏi những sai sót, những ý nghĩ chủ quan được. Có chăng chỉ là hạn chế được mà thôi.
Trả lờiXóaĐúng là rất tội lỗi với những người khi họ bị xử oan, sai nhưng trong quá trình tiến hành tố tụng thì không thể tránh khỏi những điều đó. Ngành tư pháp nước ta đang cố găng khắc phục điều đó nhưng cũng phải hiểu là chỉ có thể giảm thiểu, khó có thể hoàn toàn hết án oan sai được
Trả lờiXóaHệ thống cũng có lỗi một phần nhưng ngày xưa thôi, bây giờ oan, sai chủ yếu do chủ quan cá nhân của các bên tham gia tố tụng. Việt Nam, thế giới cũng thế, tránh sao được.
Trả lờiXóaTheo thống kê thì 3 năm qua tỉ lệ án oan sai ở nước ta chỉ là 0.02% so với số vụ hình sự xét xử (71 vụ/ 3 năm). Tỉ lệ này là tương đối ít. Mặc dù biết rằng án oan sai mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng nhưng nước ta cũng đang từng bước khắc phục. Tôi tin trong thời gian tới sẽ giảm xuống thấp nữa
Trả lờiXóaĐiều tra, xét xử là vấn đề làm rõ những gì xảy ra trong quá khư, đã bị che đậy bởi nhiều hình thức khác nhau và tất nhiên con người không có khả năng siêu phàm để tái hiện lại tất cả y nguyên những gì đã xảy ra, vì vậy mà xác suất vẫn có những sai sót. Thế nhưng với tỉ lệ oan sai cao như ở Đức thì cần phải xem xét lại
Trả lờiXóaOan sai trong điều tra vụ án hình sự là điều không ai muốn. Ngoài sự tắc trách trong quá trình làm việc của cán bộ hữu quan còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng , tác động đến quá trình làm rõ bản chất sự việc, đặc biệt là sự tinh vi , xảo quyệt của tội phạm...Nếu để oan sai với số lượng lớn như ở Đức thì có lẽ người dân không còn tin vào pháp luật nữa.
Trả lờiXóaNước nào chả có nhiều án oan sai. Vấn đề là biết rút ra kinh nghiệm để không còn các án oan sai nữa mới là khó.
Trả lờiXóaÁn oan sai thì nước nào cũng có cả. Nhưng tỉ lệ oán oan sai của Đức thì quá là cao khiến người dân Đức phải đặt câu hỏi.
Trả lờiXóatrong quá trình xét xử việc oan sai ở các nước trong đó có Việt Nam là tình trạng không tránh khỏi. vấn đề đặt ra là làm thế nào, quy định ra sao để hạn chế tối đa nhất án oan sai, xét xử đúng người đúng tội, nếu có án oan sai phải khắc phục ngay để đem lại công bằng cho người bị oan sai
Trả lờiXóa