Chia sẻ

Tre Làng

Biển Đông: TRÁNH LỌT VÀO VÒNG XOÁY CỦA CÁC SIÊU CƯỜNG

Biển Đông: Tránh lọt vào vòng xoáy các siêu cường

NGHĨA NHÂN thực hiện

(PL)- Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng: “Ai xâm phạm đến chủ quyền của mình thì mình phải bảo vệ. Không thể vì tôn trọng lợi ích của ai đó, vì muốn chơi thân với ai đó mà để họ nhảy vào chủ quyền của mình”.

Bên hành lang Quốc hội (QH) ngày 2-6, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH Trần Văn Hằng đã có cuộc trao đổi với báo chí liên quan đến “bàn cờ” biển Đông hiện nay.

QH có xem xét ra nghị quyết biển Đông?

. Phóng viên: Thưa ông, cuối tuần này, QH sẽ nghe Chính phủ báo cáo về tình hình biển Đông. Khả năng QH có ra nghị quyết riêng như ý kiến một số đại biểu không?

+ Ông Trần Văn Hằng: Chương trình kỳ họp này ban đầu không dự kiến nội dung biển Đông. Nhưng sau thấy tình hình phức tạp thì bổ sung thêm thời gian để Chính phủ báo cáo, để các đại biểu, cử tri hiểu được tình hình. Còn nếu có sự kiện gì nữa, cần thiết QH phải ra nghị quyết thì cứ theo quy trình luật định mà làm.

. Có ý kiến cho rằng việc Trung Quốc cơi nới và có thể đẩy mạnh quân sự hóa các bãi đá mà họ đã chiếm đóng trái phép ở Trường Sa là nghiêm trọng hơn cả vụ giàn khoan Hải Dương 981. Do đó cho rằng QH nên có phản ứng tương xứng, ý kiến ông thế nào?

+ Vụ giàn khoan Hải Dương 981 là giàn khoan của họ vào hẳn lãnh thổ của mình - lãnh thổ trên biển. Còn việc cơi nới đảo hiện nay thì phải đánh giá trên cơ sở Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Theo DOC, các bên chiếm đóng ở đâu thì ở nguyên đó và giữ nguyên hiện trạng. Họ đang chiếm giữ bảy điểm đảo, giờ cơi nới lớn thì là vi phạm thỏa thuận về giữ nguyên hiện trạng. Ta phản ứng là ở việc đó.

Còn nếu họ chiếm đóng thêm, nhảy sang cái mới thì dứt khoát mình sẽ phản ứng mạnh hơn và thế giới cũng không để yên. Hai việc khác nhau như thế nên mức độ phản ứng cũng khác nhau.

Tránh lọt giữa “hai làn đạn”

. Tại Diễn đàn Shangri-la vừa rồi, thứ trưởng ngoại giao Nga lên án Mỹ làm phức tạp tình hình biển Đông và đồng thời có tin năm tới Nga sẽ tập trận ở biển Đông, có thể với Trung Quốc. Nên nhìn nhận vấn đề này thế nào, liệu Việt Nam có rơi vào thế kẹt không?

+ Vị thế của Nga giờ như thế thì họ phải xoay trục thôi. Mỹ, EU cấm vận, gây khó khăn thì bắt buộc Nga phải hướng về phía Nam. Mà phía này Trung Quốc thường thể hiện thái độ phù hợp với Nga nên họ đi với nhau. Họ đã tập trận chung nhiều nơi rồi, giờ có ở biển Đông nữa thì cũng nên xem là bình thường.

. Liệu vì quan hệ với Trung Quốc mà họ bỏ Việt Nam?

+ Không. Nga với mình là quan hệ bền vững, đã qua nhiều thử thách rồi. Hai nước đã có nhiều thỏa thuận, cam kết và về phía họ thực hiện rất nghiêm túc. Họ là nước lớn, có quan hệ tốt với ai đi nữa thì vẫn mong giữ vững quan hệ với ta. Trong thực tế là như thế nên mình rất tin tưởng.

. Thăm chính thức Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết họ mong muốn ta cùng hợp tác, sớm thảo luận sâu hơn với họ trong vấn đề biển Đông. Ông đánh giá thế nào?

+ Vấn đề biển Đông không đơn giản chỉ giữa các nước trong vùng với Trung Quốc mà còn là cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường (Mỹ - Trung). Mình phải nghiên cứu thật kỹ, tránh để lọt giữa hai “làn đạn”. Mỹ có nêu vấn đề thì trước hết cũng là vì lợi ích của họ.

Quan điểm của tôi là các vấn đề quốc tế phải được giải quyết trên phương diện đa phương. Không có anh nào đứng một mình, hay kể cả cặp đôi với nhau mà tồn tại, phát triển bền vững cả. Tất cả phải đứng trên lợi ích chung.

Chủ quyền là trên hết

. Ngoài Mỹ, Trung thì Nga cũng đang bộc lộ ý đồ muốn tham gia vào vấn đề biển Đông. Vậy nên nhìn nhận như thế nào để Việt Nam khỏi lọt vào giữa “hai làn đạn”, như ông nói?

+ Trung Quốc vẫn khẳng định rằng quan hệ Trung-Mỹ là quan trọng số một. Lợi ích kinh tế trực tiếp của họ là chỗ đó, dù có một vài bất đồng thì cố thu hẹp đi. Còn có tăng cường quan hệ với Nga thì chẳng qua đôi bên tìm hướng tập hợp lực lượng thôi. Vậy nên ta cần hết sức tỉnh táo, khỏi rơi vào vòng xoáy mà các siêu cường tạo ra.

. Trung Quốc, Mỹ, Nga và nhiều nước lớn khác đều tuyên bố có lợi ích ở biển Đông. Vậy theo ông, Việt Nam nên nhìn nhận vấn đề đó thế nào?

+ Đã ở vùng biển quốc tế thì quyền lợi bình đẳng, không có chuyện nước to thì quyền nhiều, nước nhỏ quyền ít. Còn việc nào xâm phạm đến chủ quyền của mình thì mình phải bảo vệ. Không thể vì tôn trọng lợi ích của ai đó, vì muốn chơi thân với ai đó mà để họ nhảy vào chủ quyền của mình.

. Xin cám ơn ông.

********************************

. Phóng viên: Công cụ thiết yếu của an ninh khu vực là Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) thì đến nay đã đạt đâu?

+ COC thì đáng lý ra đã đến giai đoạn chín muồi rồi. Nội dung COC, theo tôi biết, đã chuẩn bị kha khá, nếu bình ổn cả, vài cuộc đối thoại nữa thì chắc cũng tới đồng thuận. Nhưng tình hình thế giới hơn một năm qua xoay chuyển phức tạp nhanh quá nên giờ phút này các bên chưa đi đến kết thúc. Phía ASEAN thì cố gắng nhưng đối tác kia thì bảo chưa đến lúc.

ASEAN-Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhưng cá nhân tôi cảm giác Trung Quốc chưa mặn mà. Bản thân trong khối chúng ta, các nước cũng chưa thực sự đồng thuận cao. Hội nghị cấp cao ASEAN vừa rồi, một vài nước không nói gì tới vấn đề biển Đông.

Theo lộ trình, cuối năm nay là hình thành cộng đồng ASEAN, dựa trên ba trụ cột: an ninh-chính trị, kinh tế, văn hóa. Không đạt được COC thì cộng đồng ASEAN vẫn ra đời nhưng chưa trọn vẹn, khuyết mất cái chân an ninh.


NGHĨA NHÂN thực hiện

14 nhận xét:

  1. Đúng là Ai xâm phạm đến chủ quyền của mình thì mình phải bảo vệ. Không thể vì tôn trọng lợi ích của ai đó, vì muốn chơi thân với ai đó mà để họ nhảy vào chủ quyền của mình. Chúng ta phải giữ gìn độc lập chủ quyền cho đất nước, không thể vì những lợi ích vớ vẩn nào mà chà đạp lên lợi ích dân tộc

    Trả lờiXóa
  2. Vấn đề Biển Đông hết sức phức tạp lợi ích đan xen, chúng ta cần hết sức tỉnh táo, càng khó khăn và phức tạp bao nhiêu thì chúng ta lại cần càng phải tự lực tự cường bấy nhiêu không thể phụ thuộc vào quốc gia nào cả.

    Trả lờiXóa
  3. Trung Quốc và Mỹ luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên hết nên chúng ta cũng dễ dàng hiểu được tại sao khi Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông thì Mỹ là một trong các quốc gia đầu tiên lên tiếng phản đối về vấn đề này. Điều đó cho thấy tranh chấp biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp và nước ta cần phải tỉnh táo giải quyết mối quan hệ này cho hợp lý

    Trả lờiXóa
  4. sự thật là vậy, mình tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của thể giới nói chung và các nước lớn nói riêng, không đồng nghĩa với mình lệ thuộc vào họ, cũng không có nghĩa là mình phải theo bất cứ một bên nào, phải luôn lập trường rõ ràng, tránh tư tưởng ba phải, gió chiều nào che chiều đó, vì nó làm cho mình không được tôn trọng mà thậm chí còn lao vào trò chơi của các nước có ý đồ xâm chiếm ta như một trò hề

    Trả lờiXóa
  5. Việt Nam cũng sẽ giữ tinh thần độc lập trên phương diện ngoại giao, rất cần có sự ủng hộ của các nước khác trong việc chung tay chống lại sự xâm lược của Trung Quốc nhưng vẫn phải dựa vào lợi ích của mình, không thể vì quan hệ với nước nào đó mà làm mất đi lợi ích dân tộc

    Trả lờiXóa
  6. Việt Nam cần tranh thủ sức mạnh của bạn bè quốc tế để hạn chế hoạt động hống hách của Trung Quốc nhưng cũng cần chú ý không được bị kéo vào vòng xoáy của các "anh lớn", không để phụ thuộc vào bất cứ thế lực nào, tránh tình trạng "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau".

    Trả lờiXóa
  7. Qua những gì vị chủ nhiệm ủy ban đối ngoại trả lời phỏng vấn thì dân ta hoàn toàn yên tâm và tin tưởng vào các chính sách của nước ta đang áp dụng trong việc ngoại giao với các nước khác và đối phó với Trung Quốc, đây là một biện pháp vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn, trách nhiệm của mỗi người dân bây giờ là làm sao giữ vững niềm tin vào chủ quyền nước ta, tránh bị kẻ xấu lợi dụng

    Trả lờiXóa
  8. Qua những gì vị chủ nhiệm ủy ban đối ngoại trả lời phỏng vấn thì dân ta hoàn toàn yên tâm và tin tưởng vào các chính sách của nước ta đang áp dụng trong việc ngoại giao với các nước khác và đối phó với Trung Quốc, đây là một biện pháp vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn, trách nhiệm của mỗi người dân bây giờ là làm sao giữ vững niềm tin vào chủ quyền nước ta, tránh bị kẻ xấu lợi dụng

    Trả lờiXóa
  9. Nga, Mỹ và Trung Quốc đều là những nước lớn và đều có thế lực hơn chúng ta, tuy nhiên quan điểm ngoại giao của Việt Nam là độc lập, tranh thủ sự ủng hộ của các nước trên thế giới nhưng không phụ thuộc vào nước nào, và luôn đặt quyền lợi của mình lên trước, những gì chúng ta đang làm là hết sức hợp lý.

    Trả lờiXóa
  10. Tuy là Nga, Mỹ đều là nước lớn và tuyên bố lợi ích trên biển đông ,tuy nhiên đến thời điểm này thì mới chỉ có Trung Quốc đứng về một phe và bị các nước khác lên án, chúng ta cũng nên tranh thủ sự ủng hộ của các nước khác dựa trên lợi ích của quốc gia mình

    Trả lờiXóa
  11. Vấn đề biển Đông đang ngày càng nóng lên, bất kỳ động thái nào của các bên liên quan cũng có thể gây ra những biến động không thể lường trước được. Các cường quốc thì tranh giành lợi ích trên biển Đông, Việt Nam nằm giữa sự tranh giành đó thì chỉ có thể bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước ta một cách ôn hòa nhất.

    Trả lờiXóa
  12. Để có thể đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông chúng ta phải dựa vào sự ủng hộ của quốc tế, song không thể dựa dẫm hoàn toàn vào nước khác. Bởi không thể để độc lập, chủ quyền của mình lại do người khác quyết định. Vợ mình thì không thể giao vào tay thằng khác trông coi được.

    Trả lờiXóa
  13. Các nước lớn nhảy vào biển đông đều vì lợi ích của các nước đó hết. Việt Nam giờ như con cờ chính trị chiến lược trên bàn cờ. Vì vậy các chính sách ngoại giao của nước ta cần phải khôn khéo.

    Trả lờiXóa
  14. Đứng ngoài nhìn hai siêu cường đấu nhau để ...tùy thời cơ trục lợi! Những người "khôn" theo kiểu ấy thì ... quê tôi đầy. Mình ủng hộ người ta thực hiện quyền lợi của họ thì người ta mới sẽ hết lòng vì mình, chứ còn không thì quên đi!. Tất nhiên là Mỹ cũng theo đuổi lợi ích riêng của họ, nhưng một khi lợi ích của họ và lợi ích của mình tương đồng thì phải xông vào mà tận dụng tối đa, muốn họ ủng hộ mình thì mình cững phải ủng hộ họ chứ lại sợ "lạc vào giữa hai làn đạn" là làm sao? Phát biểu cứ như là VN là bên không liên quan ấy, thật là buồn ...

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog