Căn cứ Hải quân TQ ở Trường Sa - không dọa được ai!
B-52 là một pháo đài bay thực sự khủng khiếp mà không dọa được Việt Nam thì cái gọi là “Căn cứ hải quân” mà Trung Quốc đang cố biến từ các đảo chiếm đóng trái phép của Việt Nam, chẳng là gì khiến Việt Nam mất bình tĩnh.
Mỹ tố cáo Trung Quốc bồi lấp những đảo đá, bãi cạn trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam biến chúng thành những căn cứ hải quân để tuyên bố ADIZ…tiến đến khống chế vùng trời, vùng biển Biển Đông, kiểm soát tuyến hàng hải quốc tế và eo biển Malacca.
Vậy, liệu Trung Quốc có biến các thứ đang xây dựng thành căn cứ quân sự tức là căn cứ hải quân (CCHQ) trên quần đảo Trường Sa hay không?
Về hình thức và nội dung thì có thể nhưng về giá trị sử dụng chiến lược lâu dài thì CCHQ ở đó là không thể.
Căn cứ Hải quân là nơi trú đậu, trú ẩn cho tàu thuyền của Hải quân. Là nơi bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các phương tiện tàu thuyền sẵn sàng tác chiến cho đến cấp chiến dịch. Do đó, yêu cầu là CCHQ phải có cầu tàu bến cảng, có kho chứa nhiên liệu, kho chứa vũ khí đạn dược, có xưởng sửa chữa kỹ thuật…
Về địa thế, CCHQ phải là nơi xuất phát tấn công thuận lợi nhất, đồng thời phải là nơi an toàn nhất cho tàu thuyền khi trú ẩn, neo đậu, tức là khả năng phòng thủ, sống sót cao trước đòn tần công của đối phương.
Như vậy, khả năng phòng thủ, khả năng sống sót trước đòn tấn công của đối phương quyết định sự tồn tại của CCHQ. Một CCHQ giống như để nhiều quả trứng trong một cái giỏ, về nguyên tắc, khi chiến tranh xảy ra, các lực lượng cơ động sẽ phân tán đến những vị trí đợi cơ hoặc vị trí xuất phát tấn công, nhưng lực lượng cố định như kho xăng dầu, đạn dược các cơ sở vật chất bảo đảm, các sân bay bến cảng là không thể. Khi căn cứ bị tiêu diệt, bị phá hủy thì các lực lượng cơ động như chim mất tổ, bị mất chỗ đứng chân nên cực kỳ nguy hiểm khi tham gia tác chiến dài ngày.
Tại quần đảo Trường Sa, với khả năng của mình, Trung Quốc có thể bồi lấp, mở rộng để xây sân bay, bến cảng, xây kho chứa nhiên liệu…nhưng để biến thành một CCHQ thì cho đến nay mới chỉ nghe “tuyên bố” từ các “hỏa lực mồm”.
Quả thật, để xây dựng CCHQ trên quần đảo Trường Sa, Trung Quốc rất muốn, nhưng 2 yếu tố kỹ thuật và chiến thuật đã không cho phép họ muốn là được.
Về kỹ thuật, đừng tưởng có sân bay là đưa J-10, 11 ra là cất cánh hạ cánh làm mưa làm gió trên vùng trời Trường Sa bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu. Khu vực quần đảo Trường Sa là biển dữ, thời tiết rất khắc nghiệt là kẻ thù nguy hiểm nhất cho các phương tiện trang bị điện tử tinh vi, hiện đại…Một năm có hàng chục cơn bão, mà khi có bão thì căn cứ phải bỏ không, vì ngay cả tàu chiến cũng phải đến khu neo tránh bão huống chi máy bay như những chiếc lá mỏng manh. Trung Quốc “ví von chúng như những chiếc tàu sân bay cố định 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm”…là hoang tưởng.
Việc bồi lấp, mở rộng cũng có giới hạn, không thể muốn rộng bao nhiêu cũng được, cho nên, không gian kỹ thuật, phục vụ cho hoạt động máy bay cực kỳ hạn chế và không gian chiến thuật, phòng thủ cũng không có mà phải dựa vào tàu khu trục bảo vệ…dẫn đến nảy sinh ra nhiều tình huống bất lợi thế khác.
Về chiến thuật, trừ phi Trung Quốc tấn công phủ đầu đè bẹp tất các các lực lượng của đối phương khi chiến tranh bắt đầu, nếu không các căn cứ hay các đảo nhân tạo đó đều bị biến thành biển lửa khi chúng chỉ là những mục tiêu cố định trên biển rất dễ làm mồi ngon cho tên lửa hành trình và diệt hạm từ máy bay và tàu ngầm. Khả năng tự bảo vệ của CCHQ trên quần đảo Trường Sa là bằng “không”.
Đối đầu với Mỹ thì điều này sẽ không xảy ra trong đòn tấn công phủ đầu, do đó Mỹ chẳng coi CCHQ của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa là cái thứ gì hết. Xung đột quân sự với Mỹ, tuổi thọ của những CCHQ đó rất ít, chỉ tính bằng giờ. (Tàu ngầm tên lửa USS Michigan, lớp Ohio trong biên chế Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ có khả năng phá hủy “căn cứ không quân” Trung Quốc trên đảo nhân tạo Chữ Thập chỉ trong vài phút. Một đợt tấn công với 10 tên lửa hành trình Tomahawk-D sẽ tạo ra “cơn mưa” 1660 quả bom bi trên đảo nhân tạo, phá hủy máy bay, radar, tháp điều khiển, kho chứa nhiên liệu, xe bảo dưỡng và kho đạn dược. USS Michigan mang tổng cộng 154 tên lửa Tomahawk. Vậy nhưng Mỹ lu loa lên để nhằm mục tiêu khác).
Do CCHQ ở khu vực quần đảo Trường Sa có tính chất đặc biệt, đó là căn cứ nhưng cũng chính là vị trí xuất phát tấn công trực tiếp cực kỳ lợi hại, khác với các căn cứ trên bờ, nó rất xa với đất liền, vì thế, các phương tiện, lực lượng phụ thuộc vào căn cứ hầu như tuyệt đối. Vì thế, nếu bị tên lửa Tomahawk hay vũ khí gì khác tấn công vào các kho chứa nhiên liệu, phá đường băng thì J-10 hay J-12 chỉ còn cách xin hạ cánh khẩn cấp ở sân bay Cam Ranh của Việt Nam, nơi có khoảng cách gần nhất, để khỏi tự rơi xuống biển.
Mặt khác những CCHQ đó, hay những đảo nhân tạo này là nằm xen kẽ trong rất nhiều đảo khác trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc không chiếm đóng được, vì thế, nếu có ý đồ gây xung đột với Việt Nam thì lực lượng đồn trú trên các đảo Trường Sa của Việt Nam cũng sẽ không ngồi nhìn. Chắc chắn, những CCHQ đó cũng chỉ sử dụng được một lần.
Khi Trung Quốc xây dựng bồi lấp ở đảo Gacma, các “hỏa lực mồm” của Trung Quốc không tiếc lời đe dọa, rằng đây là “một tàu sân bay không thể đánh chìm”; rằng, sẽ có hàng “trung đoàn J-10, J-11 ra Gacma trực chiến”, rằng, chỉ các Thành phố Hồ Chí Minh vài trăm km…Rất may cho Trung Quốc là những “hỏa lực mồm” này không được “điều binh khiển tướng”.
Xây dựng, bồi lấp các đảo chiếm được của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp của Trung Quốc xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt. Kéo pháo binh, tên lửa, máy bay,… ra đó, đe dọa thành lập khu nhận dạng phòng không (ADIZ) là thái độ hung hăng, khiêu khích trên Biển Đông…chứ không dọa được ai. Nó-các CCHQ trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép, rất tiếc không phải là Cam Ranh hay Subic.
Vậy tại sao Mỹ lại phản ứng mạnh và Trung Quốc có quyết tâm biến nó thành những CCHQ hay không?
Đây là “cuộc chơi” của 2 cường quốc trên “sân nhà” Việt Nam và đương nhiên Việt Nam sẽ ủng hộ cho đội chơi đẹp, đúng luật và cảnh giác đối phó với những kẻ “đục nước béo cò”.
Đúng là không ai hiểu Trung Quốc bằng Mỹ và ngược lại, nhưng trừ…Việt Nam.
Nguồn: Lão Thợ Cạo
chuẩn, những gì mà Trung quốc làm được chẳng thể nào có thể đe dọa được VIệt Nam, họ chỉ có thể đe dọa làm nóng tình hình biển đông, nhưng mà trên mặt quân sự thì họ chẳng thể nào chém gió được với nước ta, nhưng mà cho hỏi cái này, nếu mà chúng đưa tàu sân bay thêm hỗ trợ thì thế nào, máy bay vẫn còn có chỗ để đap đấy chứ
Trả lờiXóaĐâu cần một đợt tấn công với 10 tên lửa hành trình Tomahawk-D của Mỹ để tạo ra “cơn mưa” bom bi để phá mấy cái căn cứ quân sự này. Với hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P, Việt Nam dư sức làm cỏ toàn bộ những gì Trung Quốc mất công xây dựng suốt thời gian qua
Trả lờiXóaCái mà Trung Quốc gọi là căn cứ quân sự mà chúng đang đổ bao của cải ra xây dựng chẳng khác gì những tấm bia cố định. Khả năng tấn công không cao, khả năng phòng thủ bằng không bởi diện tích sử dụng quá bé. Cái này chỉ để trưng ra dọa trẻ con thôi
Trả lờiXóaNếu nói căn cứ hải quân mà Trung Quốc đang cố biến từ các đảo chiếm đóng trái phép của Việt Nam, chẳng là gì khiến Việt Nam mất bình tĩnh là chưa chuẩn. Điều này có thể hợp lý nếu nói trong nhãn quan của quân đội Mỹ. Nhưng với tuyên bố một thời của giới diều hâu Trung Quốc thì những căn cứ này với chiến lược tốc chiến, phủ đầu sẽ là một nan đề với chúng ta
Trả lờiXóaDù cho các CCHQ của TQ có không thực sự mạnh như họ nói thì việc đề phòng cảnh giác và tìm các biện pháp ứng phó với tình hình hiện tại là điều cần phải làm, không thể để một phút lơ là mà gây ra đại họa được.
Trả lờiXóaTrung Quốc chỉ rung cây nhát khỉ thôi chứ đặt căn cứ quân sự ở Biển Đông tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa. Không chỉ có Mỹ mà các nước Đông Nam Á trong khu vực này cũng đủ sức thổi bay "căn cứ hải quân" này của Trung Quốc.
Trả lờiXóaViệc Trung Quốc cải tạo các đỏa mà chúng chiếm đóng thành các khu vực quân sự khá là nguy hiểm và đe dọa đến các đảo Việt Nam. Chúng ta cứ phải cẩn trọng với bọn này không thừa.
Trả lờiXóaCác căn cứ quân sự mà Trung Quốc cải tạo trên các đảo mà chúng chiếm đóng mà chúng tuyên bố nhìn rất là hoành tráng chứ chả dọa được ai cả. Bọn nó chỉ võ mồm là giỏi thôi.
Trả lờiXóaTheo những gì tôi được biết thì với sức mạnh quân sự hiện tại của Trung Quốc thì không cần đến các căn cứ hải quân trên biển để đánh Việt Nam, Trung Quốc xây dựng những căn cứ này nhằm mục đích xây dựng vùng nhận dạng phòng không và cảnh báo Mỹ. Người xưa có câu "thâm như Tàu" chúng ta cần phải cẩn thận đối với các hành động của Trung Quốc
Trả lờiXóaĐất nước Trung Quốc to lớn chúng ta còn không sợ huống hồ một căn cứ hải quân nhỏ nhoi ở trên Biển Động thì làm được gì ta? Việt Nam cứ làm theo đúng luật, tôn trọng độc lập chủ quyền của các nước thì không có gì mà phải sợ nữa. Việt Nam sẽ đoàn kết các nước và tận dụng sức mạnh quốc tế để ngăn chặn âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc
Trả lờiXóaNó xây dựng cải tạo các đảo đều có âm mưu thâm sâu của nó cả. Bọn Trung Quốc này cẩn thận với nó chưa bao giờ là thừa.
Trả lờiXóaCứ diễn hết trò này đến trò khác, cứ dựa vào tiềm lực kinh tế với quân sự của chúng chứ gì, liệu cái tiềm lực đấy có đủ để chống lại cả thế giới không, nếu không thì an phận thủ thường đi, đừng có làm mấy trò không ai diễn cùng ấy nữa. Nhàm chán.
Trả lờiXóa