Nhà báo, hai từ này thời gian gần đây mặc dù bị chửi nhiều, nhưng không thể phủ nhận, đó là công việc mơ ước và hấp dẫn bậc nhất đối với đại đa số thị dân, từ người giàu đến người nghèo, từ trẻ con đến người già, từ trí thức cho đến bần nông, kể cả bọn đéo biết chữ. Cấm cãi.
Với khoảng 30.000 người hoạt động liên quan đến báo chí trên 90 triệu dân, rõ ràng tỉ lệ người làm báo so với người dân là rất ít. Chưa kể, được cấp thẻ nhà báo là cả một quá trình hoạt động lâu dài với nhiều điều kiện khắt khe, thậm chí có những người hoạt động báo chí cả chục năm cũng chưa đủ điều kiện được cấp thẻ để được gọi là nhà báo đúng nghĩa trong xã hội Việt Nam.
Hiện nay chỉ có khoảng 17.000 người được cấp thẻ chính thức.
Nhà báo, danh xưng mơ ước cộng với sự bùng nổ của mạng xã hội khiến nảy sinh ra khái niệm quái đản "nhà báo công dân".
Một smartphone trang bị máy ảnh 8 megapixel, vài ba dòng cảm thán, phân tích tình hình xã hội bằng Gúc trên một tài khoản FB là có thể được cộng đồng mạng tung hô là nhà báo công dân.
Vài ba lần như vậy khiến "nhà báo công dân" mọi nơi mọi lúc hăng say "tác nghiệp" dẫn đến nảy sinh vô số chuyện nực cười, lẫn trong đó là những bi kịch họ vô tình đưa đến cộng đồng. Những bi hài kịch thường được tiếp tay bởi những toà soạn đang đói tin bài và áp lực cạnh tranh câu độc giả, dĩ nhiên, không thể thiếu sự tham gia của lũ thị dân mạng adua, độc ác và ngu ngốc.
Anh thày thuốc bạn xơ ở một vùng quê nghèo túng phía Bắc, nạn nhân mới nhất của cái gọi là "nhà báo công dân" là một ví dụ điển hình.
Nhìn góc chụp, có thể nhận ra bức ảnh được chụp bởi một người đang nằm, và chắc chắn là một bệnh nhân, có thể con bệnh này đang nằm điều trị bệnh trĩ hoặc dạ dày, căn bệnh phổ biến của người dân vùng đó, và cũng có thể anh/chị này vừa nhăn nhó khổ sở để mong sự thương hại của bác sĩ kia. Nhưng ngay lập tức, anh/chị tranh thủ vị bác sĩ vô í đưa chân lên giường khám cho một bệnh nhân khác cùng phòng để dùng con điện thoại ghẻ chụp ngay khoảnh khắc đó và post lên mạng.
Kết cục của câu chuyện hẳn ai cũng đã rõ. Vị bác sĩ bị cách chức chỉ bởi cho chân lên giường khi khám cho bệnh nhân.
Chắc hẳn, anh/chị chẳng chút lăn tăn cho hành vi này, anh/chị còn đang mải đếm like và share, sung sướng trước bức ảnh của mình được lên báo như một bằng chứng tố cáo hành vi xấu xa của vị bác sĩ kia. Một sự bất lương hồn nhiên của một "nhà báo công dân".
Đó chỉ là một ví dụ trong hàng vạn câu chuyện diễn ra hàng ngày trên mạng xã hội, nơi ai ai cũng là "nhà báo". Nhìn một thằng ranh con vi phạm luật giao thông dí sát chiếc điện thoại vào mặt một trung tá CSGT, một bệnh nhân vào viện chưa được chăm sóc kịp thời vừa gào thét vừa giơ điện thoại quay các bác sĩ, một phụ huynh học sinh sẵn sàng cầm điện thoại cãi nhau với thày cô giáo, ... rồi doạ đưa lên mạng xã hội mới thấy các "nhà báo" này ảo tưởng quyền lực bệnh hoạn thế nào.
Một vài trường hợp được cổ suý khiến xã hội như lên đồng, có trong tay smartphone, ai cũng tưởng mình là nhà báo, quyền lực thứ 4 trong xã hội, ai cũng hung hăng bất chấp lí lẽ, bất chấp cả những hậu quả lớn do mình gây ra cho đồng loại. Bất chấp sự vi phạm về quyền cá nhân. Bất chấp việc không hiểu biết các quy tắc nghề nghiệp mà các nhà báo đang công tác tại các toà soạn hàng ngày phải trau dồi.
Nhưng thôi, nói làm lồn gì mất công, đằng nào các cô cũng vẫn khao khát quyền lực cho riêng mình, suy cho cùng nó cũng là chính đáng. Hy vọng, quyền lực và niềm sung sướng trong chốc lát đó không bị trả giá quá đắt bởi sự dằn vặt lương tâm và các quy định của pháp luật mà thôi.
Phỏng các "nhà báo công dân"?
Vì động tác trên mà kỷ luật anh ta thì hơi nặng nhưng rõ ràng động tác ghếch chân lên giường của anh ta là khá trịch thượng.
Trả lờiXóaĐúng là giờ người người tự coi mình là nhà báo, nhà nhà tự cho mình là nhà báo nhỉ. Đi đường thấy tai nạn còn chụp ảnh tự sướng đưa lên diễn đàn và cũng thành nhà báo, NHảm
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaLưỡi ko xương nhiều đường lắt léo, những người tự vỗ ngực xưng là nhà báo thì thường là những kẻ hay nói láo nhất, hay dựng chuyện, bịa đặt tạo tiếng vang tiếng nổ nhất
Trả lờiXóaTự coi mình là nhà báo công dân hay là tự mình vô cảm vớ con người xung quanh, với những người bị nạn hả, thấy người tai nạn thay vì nhanh tay nhanh chân giúp đỡ người ta thì lại đi ra để chụp ảnh đăng lên mạng xã hội để câu "lai" vs chả câu "viu", bó tay toàn tập.
Trả lờiXóaCộng đồng thế giới ảo là thế mà, chẳng biết lý do tại sao chỉ biết là vì lời nói cay nghiệt mà vị bác sĩ phải nghỉ việc rồi. sức ép quá lớn khiến cho người ta cảm thấy mình không thể nào trụ vững nữa. Hẳn là các vị phải thấy vui mừng lắm vì hành động chẳng mấy đẹp đẽ là nói xấu người khác được mọi người ủng hộ
Trả lờiXóaChưa gì đã lao vào miệt thị người khác như thế có quá đáng lắm không. Các vị chẳng bao giờ cảm thấy mình giống kền kền à, chỉ cần có một chút chuyện chưa biết đúng sai thế nào mà đã nói nhau không chút kiêng nể, người cùng một đất nước mà lại làm thế sao
Trả lờiXóaĐúng là tâm lý đám đông đây mà, Chỉ là một hình ảnh không biết rõ nguyên nhân mà cũng bị đem ra mổ xẻ, người việt thường lại bị tâm lý đám đông ảnh hưởng. Chẳng biết thế nào nhưng mà cần phải xem xét việc làm ở nhiều khía cạnh rồi mới đánh giá đạo đức cũng như việc làm của họ sai trái gì không
Trả lờiXóaThấy tội cho vị bác sỹ kia quá. Ở nước ngoài việc gác chân như thế chẳng có ý nghĩa gì, ngay cả tổng thống, thủ tướng,...lãnh đạo cấp cao của nhà nước còn gác chân khi nói chuyện với nghị sĩ cơ mà. Đúng là như hình ảnh có phần phản cảm nhưng chúng ta đâu biết rõ được vấn đề, chỉ cần thấy là nói xấu ngay.
Trả lờiXóaKhông nên phán xét một cách phiến diện và theo ý kiến chủ quan mà cần phải đặt vào nhiều hoàn cảnh rồi đánh giá,nên nhớ rằng một bức hình cũng không nói nên được cả cái lương y của người ta,công nhân nhìn hình ảnh này sẽ rất phản cảm và mất tình cảm nhưng để dùng nó làm thôi việc mất công ăn việc làm của họ,đằng sau là cả một gia đình là cả môt gánh vác của vị bác sĩ,và còn mất bao nhiêu năm học tập và kinh nghiệm làm,thật đáng thương nếu bắt họ thôi việc vì lý do mất thiện cảm này
Trả lờiXóaĐúng là chỉ vì một vài tin tức tung ra không được xác thực mà khiến một vị bác sĩ tâm huyết với nghề đã bị cách chức. Nhìn sơ qua thì tưởng như vị bác sĩ này đang cố tình dọa nạt bệnh nhân nhưng thực chất bác sĩ đặt chân lên giường bệnh là để giữ cân bằng cho bản thân. Nếu không làm vậy mà bị đổ lên người bệnh thì còn nguy hiểm hơn.
Trả lờiXóaVấn đề quan trọng ở đây là mỗi độc giả, khi đọc được những thông tin đó sẽ có thái độ như thế nào. Thiết nghĩ, với mỗi một vấn đề, ta có quyền tham khảo các nguồn tin khác nhau nhưng cũng cần có sự phân tích, chọn lọc thông tin để có cái nhìn toàn diện, chính xác về sự việc nào đó. Tránh tình trạng đánh giá sự việc một cách phiến diện.
Trả lờiXóaHiện nay chất lượng các bài báo ngày càng đi xuống các phóng viên thì khi xảy ra bất cứ chuyện gì đều nhảy vào để viết bài nhưng không biết rõ sự việc nên có rất nhiều thông tin do báo viết là sai làm cho người đọc hiểu nhầm nhiều chuyện nên tôi mong các phóng viên hãy viết báo bằng lương tâm nghề nghiệp của mình.
Trả lờiXóaBọn khốn thật. Chúng đang tâm giết người không dao. Cái gác chân thì liên quan đéo gì đến y đức. Nếu có chỉ là hơi phản cảm một chút thôi chứ. Thế mà chúng nỡ uốn lưỡi cú diều....
Trả lờiXóaBác nặc danh à, bác em buồn đít đới. Em chép được từ Nguyễn Thị Thảo thì em ghi ở đó chứ ghi ở đâu?
Trả lờiXóaBác bấm vào Nguyễn Thị Thảo là có bài này .