Chia sẻ

Tre Làng

KHÔNG VIỆC GÌ PHẢI XOẮN, CỨ TIẾP TỤC HỒN NHIÊN ĐY

Các cháu nhỏ thân mến.

Các cháu chả việc gì phải xoắn khi chưa biết Quang Trung và Nguyễn Huệ là anh em con chú con bác với nhau, không việc gì phải xoắn.

Việc của các cháu là ăn sao cho ngon, ngủ sao cho yên, chơi sao cho hồn nhiên, giúp đỡ bố mẹ và học tập sao cho thiết thực. Thế là ổn. Còn những mớ kiến thức như Quang Trung Nguyễn Huệ, hay Hai Bà Trưng ai là chị ai là em, thì từ từ rồi biết cũng được, mà không biết cũng chẳng có gì ghê gớm cả. Những thứ đó khi đến một ngày, các cháu biết tò mò lịch sử, biết tìm hiểu lại về dân tộc cội nguồn, ắt sẽ rõ và rõ một cách thiết thực mà chả cần phải học, chả cần phải ai dạy dỗ cả, yên tâm.

Các cháu nói vanh vách về Quang Trung Nguyễn Huệ, nhưng gặp người lớn không biết lễ phép chào hỏi, gặp thầy cô không biết kính trọng, gặp bạn bè không biết yêu thương giúp đỡ, ấy mới là lo lắng.

Bảo đảm với các cháu một điều rằng, người nghiêm túc khi xem các cháu trả lời trên truyền hình, họ sẽ bật cười vị tha cho sự ngây thơ của các cháu. Không ai trách cứ gì nặng nề các cháu cả, mà ngược lại họ sẽ rất tức giận trước những kẻ là người lớn, những kẻ lấy lợi thế là cái nghề của mình để đưa các cháu ra hòng làm trò cười cho thiên hạ. Đó là một lũ khốn, dù chúng có thông thạo Quang Trung Nguyễn Huệ hơn các cháu, thì vẫn là lũ khốn, và đây mới là điều đáng quan trọng.

Không việc gì phải xoắn, và hãy cứ tiếp tục hồn nhiên.

Bác Dzái. Hehe.

Nguồn: Dái Ghẻ

28 nhận xét:

  1. Bác dạy chí phải, các em giờ cần học những thứ thiết thực với bản thân mình, cần trau dồi văn hóa, đạo đức, cách ứng xử với mọi người. Nhiều cái cần phải học, vậy nên cứ từ từ mà học, không việc gì cứ phải đâm đầu vào rồi nó mụ cả người đi, lợi bất cập hại.

    Trả lờiXóa
  2. Các em còn nhỏ tuổi, việc không hiểu biết hoặc hiểu biết sai lệch một vấn đề là chuyện hết sức bình thường. Sao cứ phải lôi các em ra để chỉ trích, hãy xem lại người lớn dạy dỗ các em có đúng cách không? Ngay cả những người đem các em ra làm trò cười, hãy xem lại xem họ dạy dỗ con cái mình được đến đâu.

    Trả lờiXóa
  3. Cái đáng chỉ trích đó là cách người lớn giáo dục con trẻ, trẻ em như tờ giấy trắng, người lớn vẽ sao nên vậy mà

    Trả lờiXóa
  4. Bác trelang viết bài này quá chuẩn luôn. Hai ngày nay tôi vẫn cứ quẩn quanh trong đầu những điều như thế có đáng đưa ra để bêu riếu không, hay mục đích chính của những ngòi bút là đâm vào nền giáo dục nước nhà. Không chỉ người lớn chúng ta, mà chính con trẻ chính là "thực dụng" nhất, chúng chỉ quan tâm những lợi ích trước mắt thôi chứ, học lịch sử chúng chưa ý thức được học để làm gì thì chúng không quan tâm là phải rồi.

    Trả lờiXóa
  5. Con người ta khi bé thì nhu cầu đích thực ấy là ăn, chơi, ngủ còn học hành họa hoằn lắm mới có cháu thật sự đam mê. Chỉ khi lớn lên một tí, có ý thức về bản thân và cộng đồng hơn một tí thì mới xuất hiện những tình cảm phức tạp hơn như là lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Lúc này chẳng ai bảo, các cháu cũng tự tìm tòi về cội nguồn thôi. Mong công luận đừng quá lo lắng cũng như quan trọng hóa vấn đề lên như thế. Gây áp lực lên cả toàn xã hội như vậy có đáng không?

    Trả lờiXóa
  6. Bằng tuổi các cháu ngày xưa mình cũng đâu có biết gì về Quang Trung hay Nguyễn Huệ gì đâu. Các bác đừng nên coi trong vấn đề này quá. Đành rằng đất nước nào cũng có lịch sử hình thành, phát triển, quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm xây dựng bờ cõi Tuy nhiên, với cái tuổi của các cháu còn quá nhỏ để nhận thức hết vấn đề này. Bác Hồ đã từng nói: "Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn, ngủ, học hành là ngoan". Vì vậy, chúng ta đừng nên quá coi trọng vấn đề, kiến thức các e sẽ tích lũy dần dần. Qua cuộc sống, phim ảnh, học tập nó sẽ tự thấm vào đầu các e như một lẽ tự nhiên.

    Trả lờiXóa
  7. Các em còn nhỏ, các em chưa thể hiểu biết hết về lịch sử, muốn các em hiểu biết hơn về lịch sử, địa lý, thì thầy cô, bố mẹ phải là người đặt nền tảng, tạo hứng thú cho các em tìm tòi, chứ không phải lôi các em ra làm trò cười

    Trả lờiXóa
  8. Bạn Huy Trung nói đúng đó. Người lớn cứ vẽ vời cho trẻ con nào là tiếng chị tiếng em, nào là toán nhanh toán chậm, nào là vũ trụ nào là cây cỏ. Còn quên cha nó ra ngoài đường phải chào ông già, bà già, người lớn tuổi; ăn cơm quên mời mà cứ cái ngon gắp trước. Bố mẹ nhìn thấy thì coi như không biết. Giáo dục của VN, kể cả nhà trường, kể cả gia đình toàn đi từ trên cây

    Trả lờiXóa
  9. Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. Lứa tuổi này đừng bất các em phải trên thông thiên văn dưới tường địa lý, cái các em cần là phải biết học làm người trước, có đức rồi rèn tài

    Trả lờiXóa
  10. Có thể cái đó các em chưa được học, chưa quan tâm và chưa hiểu hết, nhưng không thể khẳng định do đó các em không yêu tổ quốc, nhưng những kẻ lợi dụng việc đó để xuyên tạc, đi ngược lại lọi ích của dân tộc của nhân dân thì chắc chắn không yêu tổ quốc này mà chỉ yêu bản thân mình thôi..

    Trả lờiXóa
  11. lại thêm đất cho cái đám rận chủ xuyên tạc nền giáo dục của Cộng sản rồi. chả được cái vẹo gì. nói tóm lại là con nít thì để nó lớn về thể chất là quan trọng nhất, đạo đức tốt là được rồi, đừng có yêu cầu chúng những cái chưa cần với chúng bây giờ. lớn lên các em ấy nói được, hiểu được lịch sử Việt Nam vẫn chưa muộn. đừng có quan trọng hóa mọi vấn đề rồi đỗ lỗi cho cái này cái nọ. như vậy ấu trĩ lắm.

    Trả lờiXóa
  12. Nền giáo dục có thể vẫn còn một số bất cập, tuy nhiên lấy trẻ nhỏ ra để chê trách vì mưu đồ chính trị là thực sự đáng lên án! Chỉ trích lối học tầm chương trích cú, ấy vậy mà khi các em không trả lời đúng một câu hỏi lịch sử kiểu sách vở thì xuyên tạc đủ điểu! Thực sự la quá xoắn!!!

    Trả lờiXóa
  13. Các em tuổi này chỉ có ăn và chơi, hồn nhiên cô tiên thôi các bác ạ! Hỏi câu này với người trưởng thành mà không trả lời được mới đáng xấu hổ, cớ sao lại đi chỉ trích các em, rõ tội

    Trả lờiXóa
  14. Không việc gì phải xoắn! Các em đang tuổi ăn chơi ngủ nghỉ, các vị chỉ trích các em nông cạn kiến thức lịch sử hay chỉ trích nền giáo dục này? Nếu vậy thì hành động của các vị thật đáng khinh! Thay vì đó các vị hãy có những đóng góp thiết thực hơn cho nền giáo dục nước nhà

    Trả lờiXóa
  15. Bác nói rất chí lí!

    Trả lờiXóa
  16. Dù là ai thì sự hiểu biết cũng có giới hạn, huống hồ với một đứa bé. Nhầm lẫn cũng là điều không tránh khỏi. Tại sao nhiều đứa trẻ cho rằng: chúng được sinh ra từ rốn, nách của mẹ chúng thì các vị không loan tin ầm ĩ đi,

    Trả lờiXóa
  17. Mình thấy bây giờ có một số trường dân lập theo kiểu thực nghiệm, tức là dạy các em không chỉ là kiến thức sách vở mà còn dạy các em các kỹ năng sống, cách ứng xử với mọi người hay cách phản ứng với những điều có thể xảy ra trong cuộc sống và đang được các chị các mẹ tìm hiểu và cho con mình vào học tập, mình thấy mô hình dạy và học thế rất hay. Chúng ta có thể đào tạo ra những con người có tài, chí tiến thủ và cả có đức chứ không chỉ là những con vẹt với những lý thuyết xuông.

    Trả lờiXóa
  18. Trẻ con nó đang tuổi ăn tuổi ngủ sự nhầm lẫn là điều bình thường. Cái quan trọng nhất của các chấu giờ là phải biết vâng lời lễ phép với bố mẹ, ông bà và người lớn tuổi.

    Trả lờiXóa
  19. có thể nhiều hs nhỏ tuổi thì còn chưa có đáng trách , nhưng ai có thể khẳng định những học sinh lớn hơn các cháu vài tuổi , có thể là vào cấp 3 , ai có thể khẳng định không còn tình trạng mù lịch sử như thế này , nếu các cháu cứ bàng quang với lịch sử như thế mà không có sự quan tâm của nhà trường thì khó có thể coi là không xoắn được ,

    Trả lờiXóa
  20. có thể tầm tuổi của các cháu bây giờ chưa bắt buộc phải biết , nhưng có thể thế được là các cháu chưa hề được giáo dục gì về ý thức tìm hiểu lịch sử dân tộc , cả gia đình và nhà trường chưa có sự giáo dục đúng mức về lịch sử cho các em ,đúng là những kiến thức đó chưa bắt buộc phải biết , nhưng rõ ràng là xã hội đang ít dần sự quan tâm đến lịch sử

    Trả lờiXóa
  21. thực tế có rất nhiều cháu tuổi còn nhỏ nhưng bố mẹ đã dạy ở nhà hoặc cho đi học những môn khác như tiếng anh , toán , múa hát , .... , và cũng có nhiều cháu thích tự học những lĩnh vực đó nên dù bé vẫn am hiểu , còn về lịch sử thì rõ ràng là chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của gia đình và nhà trường , những nơi dạy dỗ các cháu nên các cháu chưa hề có ý thức tìm hiểu về lịch sử , đó không phải là vấn đề hồn nhiên hay không hồn nhiên

    Trả lờiXóa
  22. có thể tuổi các cháu chưa bắt buộc phải biết , nhưng với cái ý thức tìm hiểu lịch sử như hiện nay của các cháu thì chưa thể khẳng định vài năm nữa các cháu đều hiểu hết được về lịch sử được , cũng một phần là do môi trường xung quanh như nhà trường , gia đình không hề coi trọng kiến thức lịch sử tạo cho các cháu tâm lí ít quan tâm đến lịch sử như vậy

    Trả lờiXóa
  23. Hiện tại các tranh chuyện về lịch sử thì ít chỉ các truyện tranh nước ngoài thì nhiều. Các nhà xuất bản cần tái xuất bản nhiều hơn nữa về các truyện tranh lịch sử, các cháu vừa đọc vừa biết thêm về lịch sử nước nhà

    Trả lờiXóa
  24. bài viết rất hay, phân tích rất đúng, giờ mà bắt các cháu học thì cũng không có hiệu quả, sẽ có lúc chúng sẽ tự học, cứ để chúng học những gì mà chúng thích, ép buộc sẽ không có hiệu quả quan trọng là như tác giả đã nói, gặp người lớn phải biết lễ phép chào hỏi, gặp thầy cô phải biết kính trọng, gặp bạn bè phải biết yêu thương giúp đỡ, đấy mới là điều mà chúng cần học ngay bây giờ.

    Trả lờiXóa
  25. đúng là trò cười cho thiên hạ, những kẻ chuyên soi mói, rồi bắt đầu phán xét, đây chẳng phải là trò cười thực sự sao, tác giả nói rất đúng, rồi sẽ có lúc bọn trẻ sẽ phải học lịch sử, bây giờ chúng còn nhỏ rồi sẽ có lúc chúng sẽ tự tìm hiểu, không thể trách người lớn được, trách ở đây là trách những nhà báo, phóng viên, làm trò hề chứ không phải đi làm những công việc có ích, rồi nhận định lung tung, thánh phán.

    Trả lờiXóa
  26. Có thể thấy việc học lệch bây giờ nó nguy hiểm đến chừng nào, lúc nào cũng chỉ hướng vào các môn thi đại học sau này, hay trẻ con thì phải học giỏi toán mới là giỏi, còn học những thứ khác thì là không cần thiết. Nên điều chỉnh lại suy nghĩ của chính người lớn chúng ta chứ chả phải do lỗi của trẻ con đâu.

    Trả lờiXóa
  27. Người lớn chúng ta cứ bắt bọn trẻ học những cái trên giời dưới đất gì ý, trong khi những thứ đơn giản xung quanh thì lại chẳng hiểu gì, chẳng biết gì. Ngày nào cũng sách 1 cặp nặng đến trường, học ngày học đêm, học hè, chẳng có thời gian nào mà nghỉ. Thế mà chất lượng học tập vẫn không cao, chẳng hiểu học cái gì nữa.

    Trả lờiXóa
  28. Đi học là chỉ chăm chăm học những môn thi đại học, cảnh các bạn đi thi đại học còn có những câu trả lời hết sức ngây ngô về lịch sử chứ nói gì đến những em học sinh tiểu học, đây là hệ quả của nền giáo dục, đổi mới, cải cách, mãi chẳng có điểm dừng, cũng chẳng thấy là có cái gì tốt lên cả. Toàn làm những chuyện nhảm nhí đâu đâu.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog