Chia sẻ

Tre Làng

Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn: ĐỀ NGHỊ BÁO CHÍ KHÔNG KHAI THÁC NỖI ĐAU VỤ GIẾT NGƯỜI Ở BÌNH PHƯỚC

Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn: Đề nghị báo chí không khai thác nỗi đau vụ giết người ở Bình Phước

Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn có nhận xét và chỉ đạo thông tin báo chí liên quan vụ án mạng kinh hoàng xảy ra rạng sáng ngày 7/7 tại tỉnh Bình Phước.

Thưa Thứ trưởng, ông có nhận xét gì về nhiều thông tin báo chí và mạng xã hội liên quan đến vụ án mạng kinh hoàng đối với gia đình nạn nhân Lê Văn Mỹ tại Bình Phước?

Tôi thật bất ngờ trước một lượng thông tin khổng lồ của các tờ báo về vụ án mạng đau lòng ở Bình Phước. Khổng lồ ở đây là mật độ dày đặc trên các báo, nhất là báo điện tử và mạng xã hội. Thực tế đó chỉ là những thông tin được nhào nặn để kích thích sự tò mò. Thật không nên và không thể chấp nhận được!

Thưa Thứ trưởng vì lẽ gì không chấp nhận được?

Dưới góc độ đạo đức nghề nghiệp, tôi không chấp nhận. Vụ án mạng xảy ra ở Bình Phước là nỗi đau của gia đình nạn nhân, nỗi đau của xã hội, đó là tội ác tày trời khiến dư luận bàng hoàng đau xót. Tại sao báo chí, nhất là các báo điện tử và mạng xã hội lại đi khai thác từng chi tiết để thoả mãn trí tò mò của độc giả, câu khách? Tôi khẳng định đó là những thông tin không chính thống, gây hỗn loạn thông tin, hoang mang dư luận và mang tính chất lá cải.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn

Vậy thưa thứ trưởng làm thế nào để có tin chính thống?

Ngay sau khi vụ án mạng đau lòng xảy ra, các cơ quan chức năng khẳng định mức độ nghiêm trọng đặc biệt và nhanh chóng điều tra để tìm ra những kẻ gây tội ác. Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đến ngay hiện trường, chia buồn cùng gia định nạn nhân đồng thời trực tiếp chỉ đạo và điều động các đơn vị của lực lượng công an phá án. Những phát ngôn không đúng chức năng, những thông tin thu thập xung quanh hiện trường của cơ quan báo chí cần phải thận trọng tránh gây hoang mang dư luận và cản trở quá trình điều tra.

Thưa Thứ trưởng, Bộ Thông tin và Truyền thông có chỉ đạo như thế nào về thông tin vụ việc trên?

Thứ nhất, đề nghị Bộ Công an thực hiện chức năng cử người phát ngôn theo đúng quy định của pháp luật. Thứ hai, đề nghị các cơ quan báo chí không cử quá nhiều phóng viên đến hiện trường gây ảnh hưởng đến cơ quan điều tra. Thứ ba, cấm các cơ quan báo chí đăng tường thuật chi tiết mô tả tội ác và hành vi rùng rợn, khai thác những thông tin giật gân quanh vụ án.

Thưa thứ trưởng, vậy báo chí không được đưa tin theo kiểu điều tra về vụ án?

Các phóng viên, các cơ quan báo chí có những thông tin, nguồn tin riêng có thể cung cấp cho cơ quan điều tra theo quy định pháp luật. Những nguồn tin, thông tin không chính xác các cơ quan báo chí tự điều tra để đăng tải thì các cơ quan báo chí, nhà báo phải chịu trách nhiệm. Báo chí không được lợi dụng vụ án, khai thác nỗi đau của gia đình nạn nhân, gây hoang mang dư luận xã hội. Từ hôm nay, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ theo dõi chặt chẽ thông tin và xử lý nghiêm khắc đối với những cơ quan báo chí vi phạm trong vụ việc này. Tôi xin nói thêm, vụ án mạng kinh hoàng xảy ra đối với gia đình anh Lê Văn Mỹ ở Bình Phước là một mất mát tổn thương đối với gia đình và xã hội. Chúng ta, các cơ quan báo chí cần phải thể hiện đạo đức và trách nhiệm cộng đồng của mình trước những mất mát quá lớn không thể có gì bù đắp này.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

P.V
Nguồn: InfoNet

10 nhận xét:

  1. Nặc danh13:38 9/7/15

    Báo chí hãy nhẹ nhàng hơn, bao dung hơn trong vụ án này. Những vụ án mạng xảy ra đều làm người còn sống đau đơn không bao giờ nguôi. Hi vọng báo chí thôi trò câu khách đấy và hãy làm vai trò của người đưa tin khách quan.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng vậy! Tin đưa thì giật gân, câu view nhưng chả đâu vào đâu, có tin tít và nội dung chẳng ăn nhập với nhau, hoặc có quá nhiều tin na ná nhau. Xát muối vào vết thương của ng khác là một hành vi thấp kém.

    Trả lờiXóa
  3. Mình đồng ý với quan điểm này. Lướt qua một loạt các tin bài trên các báo về vấn đề này, mình thấy rằng các báo đều không có cơ hội tiếp cận bên trong, chỉ có đưa mấy câu nhận xét, phán đoán của những người xung quanh, mà mỗi người đưa ra một ý kiến rồi lại lồng nhận xét của mình. Đọc 03 bài xong thì chẳng biết tin vào thông tin nào nữa.

    Trả lờiXóa
  4. Giờ đây trên mạng dày đặc bài báo viết về vụ án mà chưa được kiểm chứng thông tin. Có bài báo giật tít rõ hay, có yếu tố quan trọng của vụ án nhưng đọc nội dung thì lại chẳng có gì. Hình như bây giờ báo chí làm ăn theo kiểu phong trào bới móc, vạch lá tìm sâu để câu độc giả, chẳng cần điều tra thông tin chính xác hay không vẫn cho đăng tải được miễn là thu hút cộng đồng.

    Trả lờiXóa
  5. Quản lý báo chí phải theo luật ,chỉ duy nhất phải tuân theo những điều khoản cụ thể của luât. Và dù là ai , dù ở bất cứ cương vị nào cũng không thể diễn giải luật tùy tiện theo cảm tính , theo nhận thức cá nhân.
    Chính bởi thế ĐỌC KỸ Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA THỨ TRƯỞNG, THẤY CÓ NHIỀU ĐIỀU GỜN GỢN ẨN CHỨA SAU CÁC NGÔN TỪ ĐẦY CẢM TÍNH CÁ NHÂN KHÔNG THỂ "LƯỢNG HÓA" RẤT DỄ "TÙY BIẾN" THEO NHẬN THỨC RIÊNG mình đang băn khoăn tự hỏi : Có phải ông Trương Minh Tuấn mới đi "tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý báo chí " ở CHDCND Triều Tiên về không nhỉ?!

    Trả lờiXóa
  6. Dân tộc Việt Nam có câu "Nghĩa tử là nghĩa tận". Chúng ta đã không làm được gì cho người ta thì thôi, lại còn đăng tin, giật tít để câu view. Nhà báo phải có cái tâm, không được chạy theo số lượng bài viết mà những thông tin mà họ đưa tin phải luôn xứng với cái tâm của nghề báo, giúp định hướng dư luận chứ không phải cứ ào ào, không ra đâu vào đâu cả

    Trả lờiXóa
  7. Vụ án ở Bình Phước là một vụ án mạng gây trấn động dư luận trong cả nước. Đích thân Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã chỉ đạo điều tra làm rõ vụ án này. Trong quá trình điều tra, một số phóng viên, nhà báo đã đăng tải các thông tin chưa thật sự khác quan, đúng với sự thật mà chỉ nhằm câu view, gây ảnh hưởng lớn đến cái tâm của người làm báo

    Trả lờiXóa
  8. Vụ án mạng đã gây ra mất mát quá lớn rồi! Cơ quan chức năng đang tiến hành mọi biện pháp để điều tra ra hung thủ. Vậy mà dạo quanh các trang mạng thấy nhiễu loạn thông tin quá, không biết sai đâu đúng đâu, hẳn là nhiều người sẽ thấy cực kỳ hoang mang. Liệu có mục đích gì không sau những trang báo gây rối loạn thông tin và tạo tâm lý hoang mang như vậy???

    Trả lờiXóa
  9. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  10. Lời bác nói là đúng. Chúng ta không nên để cánh báo chí cứ ngày đăng mấy bài viết về cái tin nỗi đau người ở lại, hay mấy cái tin giả thiết vớ vẩn liên quan tới vụ việc. Vì đây là một vụ việc trấn động. Đích thân Bộ trưởng bộ công an phải trực tiếp chỉ đạo nên được thể mấy anh nhà báo nhảy vào ăn hôi, chưa biết gì, cũng chưa có bằng chứng gì xác thực đã viết bài giả thiết này nọ câu view làm hoang mang trong xã hội. Điều cần nhất bây giờ là những hành động tìm kiếm hung thủ, điều tra ngọn ngành động cơ gây tội ác thì mới trả lại công bằng cho người đã khuất, làm lòng dân thêm vững vàng.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog