(GDVN) - Ông Sam Rainsy đã cố tình đánh lừa dân chúng Campuchia mà đại đa số không có điều kiện tiếp nhận kiến thức về bản đồ và không nắm rõ quy trình của việc...
Ông Sam Rainsy, Chủ tịch đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP).
The Cambodia Daily ngày 6/7 đưa tin, ngay trước thềm cuộc họp giữa Ủy ban Biên giới Chính phủ 2 nước Việt Nam và Campuchia diễn ra ngày 6/7, hôm Chủ Nhật 5/7 lãnh đạo đảng Cứu quốc Campuchia đối lập (CNRP) Sam Rainsy nói rằng, bản chụp kỹ thuật số bản đồ biên giới Việt Nam - Campuchia mà CNRP đang có khi đối chiếu với công nghệ GPS đã cho thấy có một số mốc biên giới chung 2 nước nằm trên đất Campuchia ở tỉnh Svay Rieng.
Phát biểu tại trụ sở CNRP trong buổi kỷ niệm "cuộc chiến phe phái Campuchia 1997", ông Sam Rainsy nói rằng: CNRP hiện nay có thể lấy tọa độ GPS của các cột mốc biên giới và xem chúng có nằm đúng trên (cái gọi là) đường biên giới thực sự hay không.
"Chúng tôi có bản đồ và đó là bản đồ duy nhất theo quy định của Hiến pháp. Tôi đã thử nghiệm bản sao kỹ thuật số bản đồ này đêm qua và chúng tôi đã tìm thấy một vài cột mốc biên giới được dựng bên trong lãnh thổ Campuchia", ông Rainsy nói.
"Chúng tôi có thể đi đến bất kỳ cột mốc 'tranh chấp' nào và lấy tọa độ của chúng đặt lên 'bản đồ kỹ thuật số' (tức bản sao kỹ thuật số của cái CNRP cho rằng đó là bản đồ gốc của Campuchia quy định theo Hiến pháp 1993), bản đồ sẽ cho chúng tôi biết cột mốc này nằm trên lãnh thổ Campuchia hay lãnh thổ láng giềng. Đó là bằng chứng không thể chối cãi", lãnh đạo phe đối lập Campuchia tuyên bố.
"Kể từ khi thu thập được các tọa độ của 4 cột mốc, tôi đã sử dụng phương pháp mới của chúng tôi và thu được kết quả là 4 cột mốc đã cắm bên trong lãnh thổ Campuchia. Mặc dù chúng không nằm quá xa biên giới, chỉ cách đường biên giới khoảng 100 mét.
Điều này không phải là nghiêm trọng nhất so với hoạt động xâm nhập biên giới. Có những nông dân Campuchia đã tuyên bố họ mất nhiều đất đai hơn. Vì vậy bây giờ chúng ta có thể đi và kiểm tra chúng", ông Sam Rainsy nói.
The Cambodia Daily lưu ý, Sam Rainsy đã phải sống lưu vong tại Pháp từ năm 2009 đến 2013 để tránh án tù hình sự vì tội dịch cột mốc 185 trên biên giới Việt Nam - Campuchia.
Xung quanh cái gọi là "bản đồ gốc" hay "bản đồ Hiến pháp 1993" mà người Campuchia đề cập dùng để phân giới cắm mốc với Việt Nam, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ đã trao đổi với chúng tôi:
"Là người đã từng tham gia quá trình đàm phán để ký được Hiệp ước hoạch đinh biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia năm 1985, tôi xin khẳng định rằng những nhận xét của ông Sam Rainsy là thiếu căn cứ; bởi vì:
Trước hết, cần phải biết Hiệp ước hoạch định biên giới đã được ký kết giữa hai nước bao gồm những nội dung pháp lý kỹ thuật gì và các bên đã xây dựng Hiệp ước này như thế nào?
Để có được Hiệp ước hoạch định biên giới, hai bên đã dựa vào nguyên tắc pháp lý mà hai bên đã thỏa thuận lấy làm cơ sở để tiến hành đàm phán, thống nhất mô tả hướng đi của đường biên giới bằng lời văn, đồng thời thể hiện hướng đi của đường biên giới được mô tả này lên một bộ bản đồ địa hình tốt nhất mà hai bên đã thông nhất lựa chọn.
Ông Var Kim Hong, Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia.
Đó là bộ bản đồ địa hình UTM, tỷ lệ 1/50.000 do Hoa Kỳ xuất bản, trên đó chưa vẽ đường biên giới (CNRP đã dùng một từ rất “kỹ thuật” là “bản đồ phôi trắng”). Nguyên tắc pháp lý quan trọng này là hai bên đồng ý sử dụng đường biên giới được vẽ trên 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản trước năm 1954 để đàm phán hoạch định.
Để thống nhất được việc mô tả hướng đi của đường biên giới bằng lời văn và thể hiện hướng đi đó trên một bộ bản đồ địa hình là cả một quá trình làm việc rất công phu, thận trọng, công khai, công bằng và đầy trách nhiệm của cả hai đoàn đàm phán hoạch định biên giới, bao gồm chủ yếu là những chuyên gia pháp lý, các chuyên viên kỹ thuật đo đạc bản đồ có kinh nghiệm nhất được lựa chọn.
Khi hai bên đã hoàn thiện xong các nội dung pháp lý kỹ thuật của giai đoạn hoạch định thì hai bên tiến hành thủ tục ký kết chính thức. Sau khi ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới, nội dung của Hiệp ước và bản đồ kèm theo là cơ sở pháp lý duy nhất để hai bên tiến hành giai đoạn phân giới cắm mốc tại thực địa.
Hai bên dựa vào hướng đi của đường biên giới được mô tả và thể hiện trên bộ bản đồ kèm theo để cùng nhau ra xác định trên thực địa rồi tiến hành cố định chúng bằng hệ thống mốc quốc giới chính quy hiện đại.
Điều này có nghĩa là khi phân giới cắm mốc, người ta không sử dụng lại đường biên giới được vẽ trên 26 tấm bản đồ Bonne do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản nói trên để đối chiếu nữa, vì không đúng cả về nguyên tắc pháp lý lẫn về kỹ thuật bản đồ.
Đúng như nhận định của ông Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia Var Kim Hong rằng: "Tôi không nghĩ rằng bản đồ mà Sam Rainsy đang có là bản đồ gốc vì Pháp không in bất kỳ bản đồ nào sau năm 1955. Tôi nghĩ rằng một số người đang sử dụng bản đồ mới để kích động người dân nhằm lôi kéo sự ủng hộ”(Trả lời phỏng vấn đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA hôm Chủ Nhật, 5 tháng 7 năm 2015).
Cần nói thêm rằng, để chuyển hướng đi của đường biên giới được thể hiện trong Hiệp ước ra thực địa, các nhà chuyên môn kỹ thuật bản đồ của cả hai bên đã sử dụng những phương tiện kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất hiện có, GPS cũng là một trong số phương tiện đó. Nhưng không phải bất kỳ ai cũng sử dụng được nó và hơn nữa, dùng phương tiện này để đo tính, đối chiếu với loại bản đồ nào mới là điều đáng nói.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Nếu sử dụng bản đồ địa hình không phải là bản đồ mà hai bên đã thống nhất sử dụng cho việc phân giới cắm mốc thì chắc chắn sẽ có sai số, thậm chí sai số đó rất lớn.
Tôi cũng xin nói thêm, để quản lý biên giới và mốc giới ổn định, lâu dài, sau khi hai bên đã thông nhất vị trí mốc giới trên thực địa và cắm mốc theo vị trí đó thì có thể hai bên sẽ tính đến việc phải ghi nhận vị trí đó trên một bộ bản đồ địa hình mới do hai bên hợp tác cùng nhau bay chụp biên vẽ theo những phương pháp hiện đại nhất.
Còn nữa, khi phân giới cắm mốc tại thực địa, có sai sót kỹ thuât là điều không thể tránh khỏi, thậm chí có những sai sót lớn đến mức người ta phải thỏa thuận ký thêm Hiệp ước bổ sung cho Hiệp ước hoạch định đã có. Đó là điều hết sức bình thường. Giữa Việt Nam và Lào, giữa Việt Nam và Trung Quốc và cả giữa Việt nam và Campuchia đều đã làm như vậy.
Vì vậy, những gì mà ông Sam Rainsy mới công bố có vẻ rất “chuyên môn, kỹ thuật” nói trên, theo tôi có 2 khả năng: Một là ông ta chẳng hiểu gì về pháp lý lẫn kỹ thuật bản đồ được dùng trong quá trình giải quyết vấn đề biên giới giữa các quốc gia theo thông lệ quốc tế và theo thỏa thuận của 2 bên Việt Nam và Campuchia;
Hai là ông Sam Rainsy đã cố tình đánh lừa dân chúng Campuchia mà đại đa số không có điều kiện tiếp nhận kiến thức về bản đồ và không nắm rõ quy trình của việc giải quyết biên giới để phục vụ cho động cơ chính trị thiếu lành mạnh của mình!
Hiện nay, giữa hai nước đang căn cứ vào Hiệp ước Hoạch định biên giới năm 1985 và 2005 để tiến hành phân giới cắm mốc trên thực địa. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là có sự kich động, chống phá của các đảng phái chính trị đối lập Campuchia vì những động cơ chính trị khác nhau, hai bên vẫn hoàn thành được khoảng 78% chiều dài biên giới. Đó là một thành quả có ý nghĩa lịch sử mà không thể đảo ngược được!"
Hồng Thủy
[giaoduc.net.vn]
Sử dụng một tấm bản đồ khác để lôi kéo kích động là việc đương nhiên. Chính vì vậy việc thủ tướng Hun Sen yêu cầu Liên hợp quốc cho xin bảo sao của bản đồ Bonne là việc làm khá chính xác. Không để dư luận bị kích động bởi những thông tin sai trái từ Rainsy.
Trả lờiXóaChuyện chủ quyền biên giới không phải là chuyện có thể giải quyết một sớm một chiều.Cho nên mội người cần bình tĩnh và chờ đợi, không nên phản ứng vội vàng vì thông tin không có nhiều.
Trả lờiXóaChuyện quyền lợi quốc gia, thận trọng lắm!
Trả lờiXóaSam Rainsy là tên bám gót khựa nên gây rối, phá hoại quan hệ Việt Nam - Campuchia.
Trả lờiXóaCó vẻ có bàn tay của kẻ thứ 3, xưa nay Việt Nam và Campuchia vẫn yên ổn, hòa bình. Chuyện rắc rối từ khi Sam Rainsy xuất hiện trở lại.
Trả lờiXóaTQ thâm hiểm quá, mua chuộc cả những người bất đồng ở Campuchia để gây chia rẽ láng giềng. Khốn nạn!
Trả lờiXóaChúng ta phải hết sức cẩn thận, sự phá hoại lần này gây hậu quả xấu.
Trả lờiXóaNhững căng thẳng ở biên giới cần được giải quyết trong hòa bình.
Trả lờiXóaCầu mong mọi chuyện được giải quyết một cách hợp tình hợp lý. Chiến tranh không phải là trò đùa!
Trả lờiXóaSam Rainsy như một kẻ tay sai của Trung quốc, thằng này còn tự nhận là có gốc gác từ Trung quốc nữa.
Trả lờiXóaKhông thể nhượng bộ chủ quyền quốc gia, không thể lùi bước trước kẻ thù. Nhưng nhân dân Campuchia không phải kẻ thù, kẻ thù là những kẻ chống phá tình hữu nghị láng giềng của 2 nước Việt Nam - Campuchia.
Trả lờiXóaChúng ta cần tìm hiểu thêm về Ông Sam Rainsy ông này có gốc Hoa và là hậu duệ của kherme cũ nên hắn ta luôn có tư tưởng đấu tranh vơi Việt Nam vì vậy hắn ta xuyên ta tìm rất nhiều cách và xuyên tạc làm cho mơi quan hệ hại nước bị xấu đi vì vậy chúng ta cần đấu tranh với ông này.
Trả lờiXóa