Chia sẻ

Tre Làng

TUẦN TRA BIỂN KHỐNG, RÚT RUỘT NHÀ NƯỚC HÀNG TỈ ĐỒNG: 6 CÁN BỘ LIÊN QUAN SẼ BỊ XỬ LÝ

Tuần tra biển khống, “rút ruột” Nhà nước hàng tỉ đồng: 6 cán bộ liên quan sẽ bị xử lý


Đại tá Nguyễn Hòa Văn - Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng. Ảnh: Xuân Hải

Liên quan đến loạt bài: “Quảng Trị: Tuần tra biển khống, “rút ruột” Nhà nước hàng tỉ đồng”, trao đổi với báo Lao Động chiều 15.7, đại tá Nguyễn Hòa Văn - Phó Chủ nhiệm chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (BĐBP) cho biết: Quan điểm của Bộ Tư lệnh BĐBP là sẽ xử nghiêm các cá nhân vi phạm.

Sẽ xử lý nghiêm

Đại tá Nguyễn Hòa Văn, cho biết: Ngay sau khi nhận được đơn thư phản ánh về những sai phạm của Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Quảng Trị Nguyễn Trọng Tiềng và Chính ủy BĐBP tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Khánh, tháng 12.2014, Bộ Tư lệnh BĐBP đã thành lập đoàn kiểm tra và phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Trị cùng tham gia.

Đến ngày 20.5.2015, Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh BĐBP đã họp phiên cuối cho ý kiến kết luận cuối cùng: Phải thu hồi số tiền hơn 1,8 tỉ đồng của 11 kế hoạch đã lập khống để thu vào ngân sách nhà nước, trong số này có hơn 800 triệu đồng chi tiêu hợp lý được quyết toán, còn lại 1,1 tỉ đồng phải thu hồi; Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Trị phải trả lại số tiền bảo vệ rừng cho 2 đồn biên phòng Ba Lin và Sa Trầm với số tiền 420 triệu đồng tiền giữ rừng của BĐBP theo kế hoạch.

Về hành chính, hiện Bộ Tư lệnh đang chờ quyết định của Tỉnh ủy Quảng Trị xử lý về mặt Đảng đối với trách nhiệm của Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Quảng Trị Nguyễn Trọng Tiềng và Chính ủy BĐBP tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Khánh.

Bộ Tư lệnh BĐBP, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh sẽ lấy đó để xem xét xử lý về mặt chính quyền đối với các cá nhân sai phạm. Đại tá Hòa nói sẽ xem xét xử lý trách nhiệm cá nhân đối với 6 đồng chí. Cụ thể gồm, Chỉ huy trưởng, Chính ủy, Phó Chỉ huy trưởng tham mưu trưởng, chủ nhiệm hậu cần, trưởng ban tài chính và chỉ huy của hải đội. Quan điểm của Bộ Tư lệnh là vụ việc tương đối nghiêm trọng cho nên phải xử lý nghiêm.

Nghỉ hưu rồi cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Thưa ông, có ý kiến cho rằng vụ việc lập hồ sơ khống để “rút ruột” Nhà nước tiền dầu, giữ lại tiền giữ rừng của đồn biên phòng có dấu hiệu tham ô, tham nhũng cần phải khởi tố vụ án để điều tra?

- Việc tham ô thì cũng chưa thấy rõ, nhưng có việc cố ý làm sai nguyên tắc, chế độ quy định của Nhà nước, anh quyết toán khống để lấy tiền mà lấy tiền chi tiêu cho tập thể thì đó cũng là một lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, không được phép cũng có nghĩa là vi phạm pháp luật rồi, nhưng vì đã được phát hiện, kiểm tra, xử lý và xác nhận trách nhiệm, hậu quả đã được khắc phục, thu tiền về cho Nhà nước chứ không phải tư lợi cá nhân.

Việc vi phạm của ông Nguyễn Trọng Tiềng - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Quảng Trị đã được Bộ Tư lệnh xác định là nghiêm trọng tại sao không xử lý nghiêm hơn mà lại chờ cho ông Tiềng về nghỉ hưu?

- Do ông Tiềng theo quy định cũng đã đến tuổi nghỉ hưu, đây là sự trùng lặp vô tình chứ không phải vì để xảy ra sự việc như vậy nên cho ông Tiềng nghỉ hưu.

Qua sự việc này, dư luận trông chờ vào việc xử lý nghiêm khắc của Bộ Tư lệnh đối với những cá nhân có sai phạm, ý kiến của ông về việc này như thế nào?

- Thực ra việc đã rõ rồi, nhưng hiện nay chúng tôi vẫn phải chờ kết luận của Tỉnh ủy Quảng Trị, quan điểm Tỉnh ủy như thế nào.

Nếu phải đem ra trước pháp luật thì dù anh có nghỉ hưu rồi cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu phải đưa ra truy xét thì thật là đau xót.

Quan điểm của chúng tôi là sẽ xử lý nghiêm, chứ không phải có sự bao che gì ở đây cả.

Vụ việc xảy ra từ năm 2013, nhưng đến cuối năm 2014 phải chờ có thư tố cáo, Bộ Tư lệnh mới phát hiện ra, như vậy việc giám sát có vấn đề?

- Bộ Tư lệnh 6 tháng kiểm tra/ lần, còn nếu đơn vị trọng điểm thì 3 tháng kiểm tra/ lần, có những lúc kiểm tra toàn diện có những lúc kiểm tra theo chuyên đề và để chấn chỉnh.

Thế còn về sự việc này nhiều khi kiểm tra cũng không hết được. Vụ việc này ngay cả phòng tài chính ở đây khi người ta duyệt quyết toán thấy hồ sơ được ký tá đầy đủ từ trên xuống dưới nên người ta không để ý, cho nên khi có dấu hiệu, phản ánh thì Bộ Tư lệnh mới vào cuộc được.

Sau việc này Bộ Tư lệnh BĐBP rút ra kinh nghiệm gì?

- Qua vụ việc báo Lao Động nêu, Bộ Tư lệnh thấy rằng bên cạnh việc cần có biện pháp kiểm tra, giám sát từ cấp trên cũng phải có cơ chế kiểm tra giám sát tại chỗ để thường xuyên phát hiện ra những tiêu cực, những vụ việc cấp dưới làm sai để chấn chỉnh kịp thời.

12 nhận xét:

  1. Cần phải xử lý nghiêm, xử lý mạnh tay những kẻ rút ruộc của Nhà nước. Chúng giống như những con mọt làm yếu đi rường cột của nước nhà.

    Trả lờiXóa
  2. Những vụ án tham nhũng phải bị nghiêm trị. Chính tham nhũng đang là vết thương nhức nhối nhất làm yếu đi sự quản lý của nhà nước, uy tín giảm sút, kinh tế kiệt quệ.

    Trả lờiXóa
  3. Cần phải có sự xiết chặt kỉ cương, xiết chặt quản lý từ các ông to ở bên trên. Đồng thời cũng phải tăng cường, cỗ vũ cho thông tin ở tuyến dưới nữa chứ. Chính những người ở dưới là những người sẽ nhìn rõ nhất ra sự bất thường.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi không đồng ý với ý kiến của ông Đại tá Nguyễn Hòa Văn phát biểu về việc lấy tiền chi tiêu cho tập thể thì đó cũng là một lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, nhưng vì đã được phát hiện, kiểm tra, xử lý và xác nhận trách nhiệm, hậu quả đã được khắc phục, thu tiền về cho Nhà nước chứ không phải tư lợi cá nhân. Như vậy sao không được coi là tham ô, tham nhũng

    Trả lờiXóa
  5. Qua vụ việc này yêu cầu Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng cần có biện pháp kiểm tra, giám sát từ cấp trên cũng phải có cơ chế kiểm tra giám sát tại chỗ để thường xuyên phát hiện ra những tiêu cực, những vụ việc cấp dưới làm sai để chấn chỉnh kịp thời. Nhưng trước tiên cần phải xử lý thật nặng những trường hợp trên. Không có kiểu chỉ kỷ luật Đảng, thôi giữ chức vụ... như thường làm

    Trả lờiXóa
  6. Cần phải xử lý cả bộ phận kiểm tra khi chỉ dựa vào những chữ ký để duyệt quyết toán hồ sơ. Bên cạnh đó, những người giữ chức vụ cao nhất dù vô tình hay hữu ý để vụ việc xảy ra cũng phải chịu trách nhiệm. Văn hóa từ chức để đâu hết rồi?

    Trả lờiXóa
  7. tin tức đã được đưa đến toàn thể người dân Việt Nam, đúng lúc tình hình Biển Đông đang căng thẳng, điều này tác động không nhỏ đến tâm lý và niềm tin của nhân dân dành cho lực lượng bảo vệ biển của Việt Nam. Dù cho đã xảy ra từ trước nhưng nếu không xử lý một cách nghiêm minh, một mặt củng cố niềm tin của nhân dân, mặt khác răn đe những kẻ khác. Ngoài ra, lực lượng biên phòng cũng cần phải rà soát công tác tuần tra của cán bộ chiến sĩ, không để xảy ra lợi dụng sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước để mưu lợi riêng. Bên cạnh đó cần công khai tình hình để trấn an dư luận, không để mấy tờ báo lá cải đưa tin thất thiệt.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi thấy Vũ Hoàng Sơn là người giỏi, có lần nào anh tuyên bố đóng lốc mà tôi thấy như sắp xa một người thân.

    Trả lờiXóa
  9. Tôi thấy Vũ Hoàng Sơn là người giỏi, có lần nào anh tuyên bố đóng lốc mà tôi thấy như sắp xa một người thân.

    Trả lờiXóa
  10. Đảng và Nhà Nước ta đang tăng cường phòng chống tham nhũng vì vậy chúng ta cần nghiêm khắc xử lý những hành vi lợi dụng chức quyền tham ô, tham nhũng rút tiền ngân sách của đất nước.

    Trả lờiXóa
  11. Biết là Đảng, nhà nước và các cơ quan thực thi pháp luật đang cố gắng đưa ra ánh sáng những vụ vi phạm, tham ô, tham nhũng. Nhưng trước những thông tin về vụ tuần tra biển này khiến người ta phải lo ngại. Sự rút ruột của bộ phận có nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ an ninh, tính mạng của người dân trên biển cũng như chủ quyền lãnh thổ thật sự là một cú sốc đối với lòng tin của người dân

    Trả lờiXóa
  12. Công tác phòng chống tham nhũng của nhà nước ta phải triệt để và mạnh tay hơn nữa thì mới cảnh tình được nhiều người có ý định tham nhũng.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog