Châu Phú
VNN - Đến khi bỏ phiếu đánh giá, công bố kết quả mới… “ngã ngửa”: có một số phiếu điền vào ô “không hoàn thành nhiệm vụ”.
Mới đây sau khi đọc bài Ngượng vì… con đậu thủ khoa, bạn tôi cứ tủm tỉm cười. Cười vì đâu chỉ trong chuyện học hành, thi cử của trẻ con, còn khối chuyện “dân sinh, quốc kế” của người lớn, cười cũng được, mà khóc cũng chả oan - bạn tôi nói thế. Và kể…
Có một tác giả nọ, viết lách từ hồi còn trẻ, in sách đến hàng chục cuốn, nộp đơn vào hội trung ương trên chục năm ngót nghét, cập kề tuổi “cổ lai hy” mà vẫn chưa được xướng lên với mọi người là nhà này, nhà nọ. Trượt vỏ chuối mãi, cuối cùng vị này cũng hiểu ra rằng, văn mình viết ra, in ra không ai đọc, không ai bình, mình lại không có chiêu trò gì khuấy lên cho thiên hạ biết, cho các vị có chức trách, quyền hạn biết, thì có mà mọt gông cũng chưa nên cơm cháo gì!
Vậy là đến kỳ bầu bán, vị này lần lượt đến gặp từng người được quyền bỏ phiếu, tỉ tê thủ thỉ mềm yếu thương cảm rằng, “Đợt này, miềng rớt là cái chắc, bao nhiêu anh tài còn rớt liểng xiểng kia mà. Biết thế nhưng vẫn muốn nhờ giúp bỏ cho một phiếu, cho có lệ, chả lẽ không được phiếu nào, đau lắm!”.
Thế rồi ai cũng thương người thật lòng thật bụng, cho một phiếu, chả chết ai, gỡ chút danh dự cho kẻ đam mê tội tình...
Kết quả không chỉ một mà tất, tất cả đều bỏ lá phiếu thương cảm cho tác giả “thất thập” kia. Số phiếu cao chót vót, “thủ khoa” luôn!
Chỉ có điều tác giả đó không ngượng, không việc gì phải ngượng. Đó là đánh giá khách quan, công bằng, không hề có vận động, số phiếu đã nói lên tất cả, tất cả… Điều xứng đáng được ghi nhận, tôn vinh đã đến đúng lúc, đúng người, đúng công lao, thành tựu… Tác giả này “tuyên bố” như vậy và nghe nói sau đó rượu bia chảy tràn, mặt đỏ hây đỏ hất trên Facebook…
***
Câu chuyện sau đây cũng từ lá phiếu, nhưng…
Anh nọ công tác vùng cao lâu năm, tích cóp được chút ít nay muốn trích dùng vào việc “chạy” một suất xuôi thị trấn đồng bằng. Cả thảy năm vị có quyền “quyết” việc này. Nhận xong món quà nhỏ mọn ban đầu “nhờ anh quan tâm, giúp đỡ, vợ chồng chúng em không bao giờ quên, xong việc, vợ chồng chúng em lại đến cám ơn ạ”.
Cả năm người đều hứa “yên chí, nhiều người nhờ vả nhưng anh ủng hộ chú, chuẩn bị mọi thứ về liên hoan thắng lợi là vừa”.
Nhưng, công bố kết quả thì “nhiều người nhờ vả” kia trúng, anh này chỉ có hai phiếu thuận, chưa quá bán!
Mặt cắt không còn hột máu, anh kia lảo đảo suýt ngã rầm xuồng ghế khi biết tin. Nhưng vốn là người từng rải, trèo đèo lội suối nhiều nên ngay lập tức anh ta bình tâm lại. Như chợt hiểu ra điều gì đó, anh này vẫn cùng vợ mang quà đi cám ơn, dù vợ mặt nặng mày nhẹ. Lạ là, phiếu có 2 nhưng đã tới người thứ 3 an ủi rằng, “anh bỏ phiếu cho chú đấy, không hiểu sao… thôi, cố lên, thua keo này ta bày keo khác!”
Anh này chắc mẩm, rồi sẽ có đủ năm người khẳng định bỏ phiếu ủng hộ mình, khắc đi khắc biết!
***
Chuyện nữa của một người đi cơ sở 2 năm, trước khi về có cuộc họp phát biểu đánh giá, rút kinh nghiệm và kết hợp bỏ phiếu cuối năm.
Ai cũng khen sự gần gũi, sâu sát, có người hăng lên nói quá ra rằng, nhiều việc nhờ xuống cơ sở mà tiến bộ trông thấy, như… tửu lượng chẳng hạn! Nói chung là vui vẻ, phấn khởi, đoàn kết.
Đến khi bỏ phiếu đánh giá, công bố kết quả mới… “ngã ngửa”: có một số phiếu điền vào ô “không hoàn thành nhiệm vụ”. Kết quả chung thì ổn. Nhưng như có cái gai đâm vào, đau mà không thể kêu oai oái hay thút thít trong khi môi miệng vẫn phải hé cười.
Thôi người ta không thích nói thật, nói thẳng mà chỉ muốn dùng cách riêng, bí mật để đánh giá, cũng coi như một bài học trong cuộc sống và sinh hoạt. Vị này tất nhiên được mời phát biểu chia tay, mặt lạnh băng nói rằng, đã học được rất nhiều điều quý giá, bổ ích trong 2 năm qua từ thực tiễn vô cùng phong phú, sinh động và bất ngờ. Nhưng có một điều không bao giờ học, không bao giờ làm theo. Đó là…là…
Bạn tôi rít liên thanh điếu thuốc lào, nhả khói mơ màng, vừa ho vừa cố nói, đại ý là, đều từ những ô giấy dán kín, nào ai biết được người trong cuộc sẽ cười hay mếu phía sau sân khấu cuộc đời?
Con người mà, làm gì có ai hoàn hảo để mà việc gì cũng nhận được 100% phiếu thuận từ mọi người. Nhưng mà quan trọng người có có dám nghĩ dám làm không, đâu phải lúc nào cũng sẽ tin vào mọi người, cũng phải biết tin tưởng bản thân mình nữa chứ.
Trả lờiXóaLá phiếu nhẹ vì là giấy nhưng nặng là vì có bàn tay con người. Nên chưa có cái kết quả kiểm phiếu thì đừng có chắc mẩm 100%.
Trả lờiXóaTất cả chỉ là bệnh hình thức cả mà thôi, nói đến bỏ phiếu thì có thể là rất công bằng, rất công tâm nhưng thực chất đã có sự bố trí và sắp đặt từ trước, hay nói một cách véo von nó là "vận động tranh cử". Nhưng những ai mà làm việc tốt có khả năng thì nhất định sẽ có nhiều sự quan tâm và ủng hộ của mọi người, nhưng không phải ai cũng toàn diện để có thể nhân được 100% phiếu bầu.
Trả lờiXóaĐến lúc cuối mà phát hiện ra sự việc như vậy nó mới đau biết chừng nào, những con người mà chỉ biết vui vẻ trước mặt nhưng ai ngờ lại đâm người ta ngay sau lưng thì đó mới là con người nguy hiểm. Và sống trên đời không ai là toàn diện cả, nếu chúng ta mà chi li và khắt khe quá thì không tạo động lực cho họ cố gắng.
Trả lờiXóaKhi bỏ phiếu kín, đó là lúc người ta thể hiện quan điểm cá nhân của mình đúng đắn nhất, không lo sợ người khác đánh giá, không lo sợ mất lòng kiểu như "mình giúp nó ắt nó giúp mình".... và song song đó cũng là những đòn trả thù nhau mà không phải lộ mặt
Trả lờiXóaDù sao bỏ phiếu kín cũng công bằng và trung thực hơn ( ý là trung thực cả khi kiểm đếm kết quả nhé) Chứ giơ tay biểu quyết thì 90% không dám thể hiện ý kiến cá nhân của mình mà chỉ dám thể hiện theo số đông
Trả lờiXóaTrong cuộc sống này có phải ai cũng sống chân thực với ai đâu, có phải ai yêu nói yêu mà ghét nói ghét đâu, thế mới có những chuyện trước mặt vui vẻ nịnh nọt nhau là thế, nhưng đến khi đưa ra bỏ phiếu gì đó người ta thậm chí có duy nhất 1 phiếu do mình tự bỏ
Trả lờiXóaViệc bỏ phiếu kín đôi khi cũng là cơ hội cho chúng ta tự nhìn nhận lại bản thân, nhìn nhận lại cách cư xử của mình với mọi người. Đồng thời cũng là nhìn lại những người xung quanh, biết cư xử với nhau hơn nữa.
Trả lờiXóa