Chia sẻ

Tre Làng

TS Phan Quốc Việt: "NHIỀU NHÀ KHOA HỌC CŨNG NÉM ĐÁ CHỬI TÔI"

Hoàng Đan

TS Phan Quốc Việt, chủ biên cuốn sách "Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1" đang gây xôn xao vài ngày qua đã chia sẻ như vậy khi trao đổi với chúng tôi.

Nhận nhiều "đá"

Những ngày qua, dư luận xã hội đang xôn xao với bài học dạy trẻ về lòng dũng cảm được in trong bộ sách 5 quyển "Thực hành kỹ năng sống cho học sinh cấp 1" do TS Phan Quốc Việt (chủ biên) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành.

Trong một diễn biến mới nhất, ngày 26-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản yêu cầu NXB Giáo dục thu hồi cuốn sách trên.

Trao đổi với chúng tôi vào đầu giờ chiều 27/8, TS Phan Quốc Việt, Chủ tịch Tâm Việt Group, chủ biên bộ sách trên cho biết:

"Tôi có nghe nói thông tin Bộ yêu cầu thu hồi còn văn bản chính thức thì tôi chưa nhận được.

Việc thu hồi thì Bộ có lý do của họ, còn là một nhà khoa học thì bao giờ có quyết định nên có một đối thoại với tác giả trước đó thì tốt hơn.

Tôi cho rằng, dư luận xã hội là rất trân quý, đáng trân trọng nhưng dư luận xã hội cần phải được thẩm định bằng khoa học".

Chia sẻ về những cảm xúc trong vài ngày qua, ông Việt cho hay:

"Cá nhân tôi cảm thấy hơi buồn một chút bởi tôi lớn lên qua chiến tranh, hồi nhỏ lên rừng đốn củi chạy hàng chục cây số bằng chân đất, cuộc đời cũng trải qua nhiều thứ nên không vấn đề gì.

Đổi mới là phải chấp nhận như vậy. Còn ở đây, chúng ta không nên nói về thủy tinh hay cái gì đó mà hãy nói đến việc dạy cho con người cảm xúc.

Cái nguy hiểm nhất của xã hội là bàng quan và vô cảm nên chúng ta đừng đi sâu vào chi tiết mà hãy nhìn nhận mục đích của bài học.

Thứ nữa, trong kinh doanh có vấn đề quản trị rủi ro nên đây là bài tập để các con bước vào xử lý. Bài tập này, không phải đi qua thủy tinh là dũng cảm mà chúng tôi chỉ nói là đối mặt với xung đột, rủi ro và quản trị cảm xúc.

Hạnh phúc là hàm lượng cảm xúc còn nếu chúng ta để các con sống đơn điệu thì sẽ dễ dẫn đến vô cảm, hèn nhát, không còn tình cảm, đó là điều rất nguy hiểm.

Như Nguyễn Du đã viết "chữ tâm bằng ba chữ tài". Vì thế, chúng ta nên cùng nhau xây dựng chứ không nên thấy sai là bỏ. Mà ở đây, chưa chắc đã sai vì chưa thẩm định".

Hai học sinh cấp 2 được các thành viên của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn phát triển ABA hướng dẫn đi trên thảm thủy tinh.

Ông Việt cũng tâm sự thêm, những ngày qua, ông cũng đã nhận được rất nhiều các ý kiến khác nhau, trong số đó, có không ít ý kiến, thậm chí của các nhà khoa học cũng ném đá, mắng chửi.

"Cuốn sách của tôi vẫn được nhiều người đón nhận và thực tế không có gì nguy hiểm cả, chưa có vụ gì xảy ra mà chỉ là một vài khơi dậy từ dư luận xã hội.

Nhưng đã có rất nhiều ý kiến, không phải là phản biện xã hội mà là "ném đá" tôi. Thậm chí, có nhiều nhà khoa học cũng dùng cách nào đó để "ném đá", chửi tôi những câu rất vô lý trên facebook hay những nơi khác.

Cá nhân tôi cũng thấy rõ rằng, cái nguy hiểm nhất hiện nay chính là biến từ phản biện xã hội thành xã hội "ném đá". Người ta đang nhận thức "ném đá", miệt thị là vui.

Ngay cái đúng cái sai thì cái đúng cần được ủng hộ và cái sai phải được sửa chữa.

Chứ nếu cuộc đời cứ sai là "ném đá" thì rất nguy hiểm. Cái tốt mà xấu đi thì rất nguy hiểm còn cái xấu mà tốt lên là tuyệt vời. Chúng ta cần tốt lên chứ không phải "ném đá"", ông Việt nhìn nhận.

Luôn đối diện chứ không lẩn tránh

Ông Việt cũng cho hay, sau khi những "lùm xùm" về bài học trong cuốn sách của ông xảy ra, nhiều người đã khuyên ông nên xin lỗi và im lặng nhưng ông đã không chọn cách đó.

"Nhiều người bảo tôi, trong những trường hợp khủng hoảng thì nên xin lỗi và im lặng nhưng tôi bảo không, bởi như vậy, đất nước chúng ta sẽ ngày càng vô cảm, phong trào "ném đá" sẽ càng ngày càng mạnh lên.

Tôi sẵn sàng chấp nhận để xã hội thay đổi, bảo vệ cái tốt, chứ không thể để thế được. Và những ngày qua, tôi luôn đối diện, tìm giải pháp, trả lời cụ thể chứ không hề lẩn tránh", ông Việt cho hay.

Trước ý kiến cho rằng, việc dạy cho trẻ em đi qua thảm thủy tinh là thể hiện sự không hiểu tâm lý trẻ em, ông Việt cho rằng, ý kiến đó là bình thường.

"Còn thực tế, người ta đã dùng những cuốn sách này từ vài năm nay và thấy rất tốt. Còn tôi cũng nhắc lại, tính cách trẻ con được hình thành khi trên 6 tuổi và nỗi sợ là cuộc sống.

Cha ông ta có câu "có thực mới vực được đạo", tức là đạo đức hay đạo lý chỉ trải nghiệm thực chứ không học thuộc lòng được. Quản trị cảm xúc phải được giáo dục từ nhỏ, bằng nhiều cách chứ không ai để già mới giáo dục cảm xúc", ông Việt nhấn mạnh.

Cùng với đó, ông Việt cũng một lần nữa gửi lời cảm ơn tới tất cả các ý kiến của dư luận xã hội trong những ngày qua với bài học của ông và coi các ý kiến phản biện xã hội đúng nghĩa là điều chân quý, đáng trân trọng.

Hiện, ông Việt vẫn đang tiếp tục công việc đi dạy của mình ở các nơi với lịch khá kín.

Theo Trí Thức Trẻ

13 nhận xét:

  1. Mọi phương pháp mới đều cần qua thẩm định, điều đó đúng! Người Việt ta cứ có thói quen ném đá hội đồng dù chính bản thân cũng chưa hiểu đúng sai lợi hại thế nào? Cá nhân tôi sẽ tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp của bác này trước khi có bất cứ comment + hay -

    Trả lờiXóa
  2. Dù gì mình cũng chưa tán thành với phương pháp này cho lắm, bởi quan trọng là giáo dục theo cách này thì con sẽ mạnh về phần nào cũng chưa cụ thể, nhưng vẫn có nguy cơ tai nạn nghề nghiệp từ công inh cu

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Để đưa cái mới vào giáo dục không phải lẽ dễ dàng người đọc có thể tiếp nhận được hết. Nên có nên chắng sự vụ này là ảnh hưởng đến khá nhiều những trug tâm dạy kĩ năng sống

    Trả lờiXóa
  5. Để đưa cái mới vào giáo dục không phải lẽ dễ dàng người đọc có thể tiếp nhận được hết. Nên có nên chắng sự vụ này là ảnh hưởng đến khá nhiều những trug tâm dạy kĩ năng sống

    Trả lờiXóa
  6. Để đưa cái mới vào giáo dục không phải lẽ dễ dàng người đọc có thể tiếp nhận được hết. Nên có nên chắng sự vụ này là ảnh hưởng đến khá nhiều người, khá nhiều trung tâm

    Trả lờiXóa
  7. ông này đích thực là 1 tiến sĩ giấy. Đã thế chẳng còn chút sĩ diện

    Trả lờiXóa
  8. ông này đích thực là 1 tiến sĩ giấy. Đã thế chẳng còn chút sĩ diện

    Trả lờiXóa
  9. Giáo dục con người là một quá trình dài. Muốn đưa cái mới lạ vào thì cần thời gian để mọi người nhận ra được lợi ích của nó. Bởi vì nhìn vào có thể dễ dàng nhận ra sự nguy hiểm của phương pháp này.

    Trả lờiXóa
  10. Việc cho trẻ đi trên thủy tinh không hay, có thể gây rách chân chảy máu, để lại sẹo nếu trẻ đi không cẩn thận. Thay vì thế hãy tập cho trẻ cách biết tự chăm sóc bản thân, các kỹ năng sống như băng bó vết thương, rách tay rách chân băng thế nào. Có rất nhiều bài học bổ ích cho trẻ nhỏ, nhưng cần phải chọn lọc cho phù hợp lứa tuổi và mong muốn từ phụ huynh.

    Trả lờiXóa
  11. Việc có nhiều ý kiến trái chiều về việc cho học sinh lớp 1 đi trên thủy tinh. Đó cũng là điều bình thường. Bởi cái mới bao giờ cũng cần thời gian để được chấp nhận, hoặc bị đào thải.

    Trả lờiXóa
  12. Tại sao cô giáo lại phải bắt học trò đi qua thảm thủy tinh? Trên thực tế có cô giáo nào thử lòng dũng cảm của học trò bằng cách này? Lòng dũng cảm thể hiện rõ nhất và gần gũi nhất đối với con trẻ và cả của người lớn chính là sự dũng cảm đứng lên chống lại cái xấu, cái không tốt, bênh vực kẻ yếu khỏi sự uy hiếp của kẻ mạnh, tại sao không lấy ví dụ?

    Trả lờiXóa
  13. Người ta dạy trẻ con đinh nghĩa sai về lòng dũng cảm, dũng cảm không chỉ đơn thuần là vượt qua nỗi sợ hãi như một kẻ bặm trợn và gan lì, mà nó còn có ý nghĩa cao quý hơn rất nhiều. Ví dụ, nó còn là hành vi cao quý, quên mình hy sinh vì tha nhân.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog