Chia sẻ

Tre Làng

VÌ SAO BÁO CHÍ CHỈ VIẾT VỀ HIỆN TƯỢNG TIÊU CỰC?

HoangThịnh@

Làng báo vừa mổ xẻ với nhau trên vtv1.

Một sự thật hiển nhiên được chính nhà báo thừa nhận rằng, tờ báo nào có lượng vew cao thì thu nhập sẽ cao theo tỷ lệ thuận..

Rất dễ hiểu vì sao không chỉ có các phóng viên mà cả các Tổng biên tập đều lợi dụng Luật báo chí và thời đại bùng nổ thông tin, tự do báo chí để câu vew, để kiếm chác.

Rất dễ hiểu vì sao có những nhà báo (chính thống hẳn hoi) hầu như chỉ viết lên án hiện tượng tiêu cực và những dự án sai, ấu trĩ của nhà nước, mà hiếm khi thấy họ tôn vinh gương người tốt việc tốt và viết về những dự án, chủ trương không hề sai hoặc chưa hoàn chỉnh của Nhà nước ?.

Câu trả lời là, nhuân bút lên án tiêu cực lên đến vài triệu 1 bài !

Cũng cần nói thêm, nhiều tác phẩm văn học làng nhàng nổi lên chỉ vì do báo chí lăng xê chứ không do độc giả. Vậy quan hệ giữa các nhà báo, nhà văn ở đây là gì ?.

Và xét cho cùng, lương thiện hay không là ở chính bản thân cá nhân mỗi người, nếu không vượt qua được chính mình thì đừng có cái gì cũng đổ lên đầu xã hội !

20 nhận xét:

  1. Chinh vì các nhà báo đua nhau viết bài tiêu cực, mà hạn chế việc nêu gương người tốt việc tốt, làm cho người đọc có cái nhìn tiêu cực về xã hội, không những không đẩy lùi được cái xấu mà còn không nhân bản được cái tốt

    Trả lờiXóa
  2. Bất kỳ một trang báo nào, khi được độc giả đón đọc nhiều thì tiền nhuận bút cho nhà báo sẽ được cao hơn. Chính vì thế, các nhà báo thường sẵn những tin hot, đặc biệt là những tin mang tính tiêu cực để thu hút lượng view. Sức mạnh của đồng tiền quá lớn khiến cho các nhà báo đua nhau viết về những bài với nội dung tiêu cực để kiếm chác, để này nọ. Tại sao họ không viết những bài nêu gương người tốt việc tốt, để cho xã hội nhìn nhận, học tập noi theo? Là người nhà báo không nên có hành động như vậy, hãy dùng ngòi bút và trình độ của mình để nhân bản cái tốt, hạn chế cái xấu.

    Trả lờiXóa
  3. Vì sao báo chí thích viết về hiện tượng tiêu cực ư? Một phần vì chính nhà báo , nhà biên tập, phần nhiều cũng phải nhìn lại thị hiếu của người đọc. Người đọc hiện nay thiên về những thông tin mặt trái xã hội hơn là những thông tin về những tấm gương người tốt việc tốt, và dĩ nhiên, đáp ứng nhu cầu, nhà báo cứ thế mà lao theo.

    Trả lờiXóa
  4. Góp ý với tác giả tí "view" chứ không phải "vew" ạ.
    Giờ câu view được coi như là hoạt động hiển nhiên của "báo chấy cách mạng" ở Việt Nam mất roài. Mấy thằng Tổng Biên tập toàn loại óc đậu phụ.
    Giờ thằng nào thằng nấy cắm đầu vào câu view. Chức năng của báo chí thì làm ăn như cái củ cải.

    Trả lờiXóa
  5. Báo chí thường viết về hiện tượng tiêu cực vì sự chân thực ,sống động thì ít mà vì nhuận bút thì nhiều. Những nhà báo thường quan tâm tới số lượng lượt view hơn là quan tâm tới chất lượng bài viết. Lại có một đánh giá sai lầm hoàn toàn rằng bài viết nhiều người view là bài viết chất lượng.

    Trả lờiXóa
  6. Đó là vì những tin đó thường hay hút người đọc tò mò muốn biết xem đó là gì. Và hiểu được tâm lý khách hàng nên các báo cũng làm vậy vì lợi nhuận của tòa báo

    Trả lờiXóa
  7. Vì sao thì đơn giản thôi. Như tác giả đã nói ở đầu bài ấy, nhiều view thì nhiều tiền.
    Mà muốn nhiều view thì phải thế nào.
    Dân Việt Nam thì thích chửi hơn thích khen, cái gì thấy ngứa mắt là chửi, nhiều khi không cần xem, đọc cái đề bài là chửi. Càng chửi, mấy thằng lều báo nó càng thích.
    Vậy nên mới có cái trò giật tít, câu view, viết bài bố láo

    Trả lờiXóa
  8. Người ta đọc nhiều về việc tốt, thì vẫn muốn đọc nhiều về những mặt xấu để hiểu về xã hội. Mỗi người có một kiểu viết riêng. Giả sử nếu tôi là một nhà báo, tôi sẽ viết về những góc khuất của xã hội, không phải vì đồng lương, mà vì lương tâm nhà báo sẽ nói rằng: báo chí là phải viết đúng sự thật. Còn những góc sáng, thì đã có nhiều lĩnh vực khác nói rồi.

    Trả lờiXóa
  9. Nói vậy chứ, đó là trên các trang báo lá cải thôi, còn trên các trang báo chính thống, thì vẫn đề cao sự tử tế mà. Rất nhiều chương trình kêu gọi sự tử tế của con người, tuyên dương những tấm gương tốt, những hành động đẹp, như "camera giấu kín" là một chương trình điển hình vừa đề cao lối sống đẹp, vừa phản ảnh thực tế xã hội

    Trả lờiXóa
  10. Báo chấy Việt Nam giờ làm cái công tác truyền thông như củ cải ấy.
    Nhiều bài báo đăng lên, mình đọc xong và không thể hiểu nổi cái thằng Tổng Biên tập sinh ra để làm cái gì.
    Ngu từ gốc tới ngọn, ngu từ cái thằng phóng viên viết bài chém gió đến cái thằng duyệt bài đem đăng

    Trả lờiXóa
  11. Nặc danh23:49 22/8/15

    Là do đồng tiền cả thôi, sự tham lam đẩy các nhà báo sang lối suy nghĩ khác, mà báo chí lại mang tính định hướng dư luận rất cao, vậy mà họ ngày càng không có trách nhiệm với việc đưa tin bài

    Trả lờiXóa
  12. cái chính là cơ quan quản lý cao nhất lĩnh vực báo chí thì đếch quản lý được mấy tờ báo hay mấy ông tỏng biên tập, thế nên báo chí bây giờ nó mới loạn lên như thế, người đọc thì cứ bị quay cuồng vào mấy thông tin cướp giết hiếp, đến đau cả đầu. Kiếm được một tờ báo bây giờ viết lách đàng hoàng khó thật. Đọc cũng chỉ là để giết thời gian chứ chả có cái tác dụng mẹ gì. Xem thời sự vẫn là hay nhất, thông tin ngắn gọn, chính xác. Thật buồn cho cái nền báo chí của Việt Nam, viết báo chỉ vì tiền, quên mất mẹ đi cái đạo đức nghề nghiệp. Chắc trong trường dạy cả Môn: giật tít, câu viu.

    Trả lờiXóa
  13. Không phải xung quanh ta không có những gương người tốt việc tốt để được ca ngợi, không phải xã hội chỉ toàn những điều xấu, hiện tượng tiêu cực nên mới nhiều bài báo viết về nó như thế. Chẳng qua là những title giật gân về cái xấu thường được chú ý hơn, và theo lẽ đương nhiên, những lượt share, view cứ thế mà tăng lên. Chủ bút thì cứ ngồi mà theo dõi và đếm số lượng, nhẩm tính xem nhuận bút là bao nhiêu. Đó là điều không chấp nhận được của báo mạng ngày nay.

    Trả lờiXóa
  14. Vì sao các nhà báo thường viết về hiện tượng tiêu cực ư? Một phần vì các nhà báo, nhưng phần lớn là do thị hiếu của người đọc mà thôi. Có cầu thì sẽ có cung, đó là điều dễ hiểu mà. Do đó không nên đỗ lỗi hoàn toàn cho họ được.

    Trả lờiXóa
  15. Những việc tốt thì người ta thường không chú ý mấy nhưng những hành động xấu khi được đăng tải trên mạnh xã hội luôn được mọi người quan tâm. Và do đó các bài này cứ thế xuất hiện trên trang nhất của các báo là lẽ đương nhiên.

    Trả lờiXóa
  16. Một phần vì các nhà báo, nhưng phần nhiều cũng phải nhìn lại thị hiếu của người đọc. Người đọc hiện nay thiên về những thông tin mặt trái xã hội hơn là những thông tin về những sự việc tốt đẹp, và có cầu sẽ xuất hiện cung, các nhà báo sẽ đo theo xu hướng đó thôi.

    Trả lờiXóa
  17. Chuyện gì thì cũng phải có nguyên do của nó. Việc các báo đưa nhiều tin về các hành động xấu lên mạng một phần là do chính cá nhà báo, nhưng phần nhiều phải kể đến thị hiếu của độc giả. Họ có muốn đọc thì các nhà báo mới đăng tải nhiều như vậy.

    Trả lờiXóa
  18. Các trang báo đều muốn có thật nhiều người try cập. Khi đó họ sẽ nhận được nhiều tiền hơn. Để làm được việc này thì các trang báo sẽ cố gắng đăng nhiều tin hot, tin giật gân để thu hút người đọc. Đó là nguyên nhân chính mà thôi.

    Trả lờiXóa
  19. Ngày nay báo những người phóng viên viết báo không bằng cái tâm nghề nghiệp của mình mà là do nhuận bút, các phóng viên cứ thấy ở đâu bài viết nào có nhuận bút cao là lao vào viết còn những bài cần viết thì lại không viết, cụ thể thời gian qua báo chí nước ta tập trung viết về những vấn đề tiêu cực của xã hội còn những vấn đề tích cực của xã hội thì báo chí đã lãng quên làm cho xã hội bùng lên một làn sóng rất mạnh tôi mong răng thời gian tới báo chí sẽ công bằng hơn và taaoj trung viết về những vấn đề mà xã hội và người đọc cần thiết.

    Trả lờiXóa
  20. Theo xu hướng từ phần con và phần người thì có vẻ những tin tức kiểu phần con lớn hơn phần người thế này được người ta đón đọc nhiều hơn thì phải. Nhà báo chỉ là thuận gió căng buồm mà thôi, họ viết vì nhuận bút chứ không phải vì cái tâm của người làm báo là đem thông tin đến cho người đọc, họ còn chẳng thèm quan tâm đến sự chính xác của thông tin nữa là.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog