Chia sẻ

Tre Làng

XÃ HỘI VIỆT NAM ĐANG CÓ NHỮNG KHÁT VỌNG CẤP TIẾN GHÊ GỚM

Xã hội Việt Nam có những khát vọng cấp tiến ghê gớm

70 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - bản tuyên ngôn đầu tiên về nhân quyền của VN, đất nước đã có những bước phát triển đặc biệt trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Và theo nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Muốn có nhà nước pháp quyền, phải xây dựng được văn hóa pháp quyền.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt

* Năm nay chúng ta kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh và thời điểm này cũng đánh dấu 30 năm đất nước đổi mới. Ông nghĩ thế nào về ý kiến cho rằng nếu như chúng ta có những cải cách, đột phá trong xây dựng nền dân chủ (pháp quyền XHCN) một cách thực chất hơn thì đây là sẽ yếu tố quan trọng thúc đẩy nguồn nội lực của dân tộc được phát huy tốt nhất cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước?

Nhiều người kêu ca rằng so với Thái Lan chúng ta chậm quá, nhưng bây giờ nhìn Thái Lan chúng ta hiểu rằng sự cẩn thận của người Việt đã làm chúng ta tránh được những rắc rối mà người Thái đang vấp phải.
- Tôi không đồng ý với cách đặt vấn đề nếu cởi mở hơn, nếu tự do hơn, nếu cải cách nhiều hơn thì sẽ có một xã hội tốt hơn hoặc có một năng lực phát triển lớn hơn. Tôi hoàn toàn không nghĩ như thế. Về chuyện này tôi có trao đổi với nhà báo, nhà nghiên cứu, tiến sĩ Nguyễn Phương Mai hiện là giảng viên Trường đại học Amsterdam (Hà Lan). Chị ấy có nói với chúng tôi về câu chuyện các cuộc cách mạng ở Trung Đông, nó không nhung lụa giống như một loạt các tuyên truyền. Đã có thời kỳ một số trí thức của chúng ta nói đến việc chúng ta không dũng cảm bằng người Myanmar, vì Myanmar trong vài ba năm là họ dân chủ hóa được xã hội ngay, nhưng bây giờ thì mọi người đều nhận ra rằng thực tế không phải như thế.

Cho nên trong tất cả các quá trình cải cách thì sự lựa chọn giữa cấp tiến và ổn định là sự lựa chọn vô cùng quan trọng. Cấp tiến nghe thì sướng, nhưng sức chịu đựng cần phải bỏ ra vô cùng lớn. Bởi hầu hết các khái niệm hiện nay đều không có chuẩn mực. Chúng ta cứ tưởng rằng độc lập - tự do - hạnh phúc là những khái niệm đã được chuẩn hóa, đã là những phổ quát. Có những lúc tôi cũng đã từng nghĩ như vậy. Nhưng cho đến bây giờ tôi thấy rằng không phải thế, mọi khái niệm đều có tính đặc thù liên quan đến các điều kiện kinh tế chính trị và xã hội của từng quốc gia một.

Mọi cuộc cải cách bây giờ không đơn thuần là cuộc cải cách của các yếu tố trong nước với nhau, mà tất cả các yếu tố đều được quốc tế hóa vì chúng ta đã hội nhập rồi.

* Ông nhìn nhận thế nào về quá trình xây dựng pháp luật trong thời gian gần đây, đặc biệt sau khi có Hiến pháp mới?

- Tôi nghĩ xã hội VN có những khát vọng cấp tiến ghê gớm, những đòi hỏi mạnh bạo nhất được thể hiện đặc biệt trong thời kỳ sửa đổi Hiến pháp. Tại một buổi thảo luận về sửa đổi Hiến pháp của Hội Luật gia, tôi có phát biểu rằng có lẽ những người cộng sản đang tính đến chuyện cải cách theo hướng dân chủ hóa, và họ có thể yên tâm làm nếu giới trí thức VN có một thái độ hợp lý. Còn nếu nhân dịp này chúng ta đòi những điều lớn hơn sức chịu đựng của họ thì họ sẽ co lại. Một dân tộc trưởng thành là một dân tộc ý thức được sức chịu đựng của mình. Một dân tộc đòi hỏi những điều kiện lớn hơn sức chịu đựng của mình là một dân tộc chưa trưởng thành. Giới trí thức đòi hỏi những điều lớn hơn sức chịu đựng của cả xã hội là giới trí thức chưa trưởng thành. Hiện tượng chưa trưởng thành của xã hội hoặc của giới trí thức người ta gọi là trạng thái vị thành niên (tôi dùng chữ của Kant).
Ông Nguyễn Trần Bạt, sinh năm 1946, là một doanh nhân, luật sư, học giả, tác giả của nhiều bài báo, sách và các công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển VN. Ông cũng là người sáng lập, Chủ tịch InvestConsult Group, công ty tư vấn chuyên nghiệp đầu tiên ở VN về đầu tư và kinh doanh ngay sau khi chính sách "Đổi mới" ra đời năm 1987. Một số tác phẩm của ông đã được xuất bản: Văn hóa và Con người (2005); Cải cách và sự phát triển (2005); Suy tưởng (2005); Cội nguồn cảm hứng (2008); Đối thoại với tương lai (2010); Vượt qua những giới hạn (2013); Con người là tinh hoa của nhau (2015)...
Tôi sợ rằng trạng thái vị thành niên về chính trị của một số lực lượng xã hội đã ngăn cản các quá trình cải cách. Những người cầm quyền là người ta phải cân đong đo đếm từng tí một tất cả các nguyện vọng. Nhiều người kêu ca rằng so với Thái Lan chúng ta chậm quá, nhưng bây giờ nhìn Thái Lan chúng ta hiểu rằng sự cẩn thận của người Việt đã làm chúng ta tránh được những rắc rối mà người Thái đang vấp phải.

* Vậy để xây dựng được nhà nước pháp quyền đúng nghĩa, phải bắt đầu từ việc gỡ nút thắt nào, thưa ông?

- Bắt đầu từ kiên nhẫn. Dân tộc chúng ta cần phải có kinh nghiệm về pháp quyền, cần phải có văn hóa pháp quyền, cần phải nhận thức pháp luật là một cách thức để điều chỉnh xã hội, để quản trị xã hội. Chúng ta có hai cách, bảo nhau là đức trị, còn ràng buộc nhau bằng pháp luật là pháp trị. Với văn hóa hiện nay của người Việt, chúng ta không lấy vợ bằng hợp đồng được. Khi tỉ phú Hy Lạp Onassis kết hôn với bà Jackie Kennedy thì ông ấy có soạn một hợp đồng hôn nhân trong đó có một điều khoản là bà Kennedy không được đẻ bất kỳ kẻ thừa kế nào đối với tài sản của ông ấy. Chúng ta không thể làm vậy, chúng ta gọi những hợp đồng là thứ sống sượng. Người VN có chấp nhận lấy nhau bằng sự sống sượng như thế không và bao giờ người VN vượt qua cái ranh giới của sự sống sượng ấy để thừa nhận pháp luật có quyền trong đời sống cá nhân. Chúng ta cãi nhau với nhà nước và tưởng rằng quan hệ giữa người dân với nhà nước là tất cả 100% nội dung pháp quyền, không phải như vậy. Pháp quyền có trong tất cả các mối quan hệ giữa người dân với nhà nước, giữa nhà nước và nhà nước và giữa người dân với nhau.

* Theo ông, nhà nước nên đóng vai trò như thế nào trong quá trình xây dựng văn hóa pháp quyền đó? Hay cứ để mặc xã hội tự hình thành nên văn hóa pháp quyền khi đến một mức phát triển nào đó?

- Bao giờ nhà nước cũng phải hướng dẫn, nhà nước sinh ra để hướng dẫn. Ví dụ trong quá trình thảo luận xây dựng luật pháp, các thông tin từ các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, các quan điểm tranh luận, cọ xát với nhau và được báo chí đưa ra ngoài. Đó chính là một cách xây dựng thói quen văn hóa về sử dụng pháp luật. Tôi nghĩ nó có nhiều cách khác nữa mặc dù chúng ta không nói ra nhưng tôi hiểu là chúng ta đã làm rất nhiều cách và tôi hoan nghênh tất cả những cách thức làm không nói ra ấy. Đấy chính là cách thức để biến pháp luật thành văn hóa. Bộ luật nào không biến thành văn hóa được thì nó không có năng lực điều chỉnh xã hội, tức là pháp quyền không có ý nghĩa trên thực tế. Pháp quyền chỉ có ý nghĩa trên thực tế khi nó có năng lực biến thành văn hóa.

Trường Sơn

21 nhận xét:

  1. Nhiều người đi Thái Lan về nói rằng ta chậm phát triển hơn Thái đến mấy chục năm rằng thì ta phải thế này thế kia để băng người Thái. Quả thật cái nhìn thiển cận. Hãy thử xem nước Thái bây giờ ra sao, quá nhiều bất ổn, đảng phái tranh giành. Sự ổn định chính trị luôn là nền tảng cho mọi sự phát triển

    Trả lờiXóa
  2. Thái Lan nhanh hơn ta về kinh tế nhưng tiềm ẩn trong đó quá nhiều bất ổn và thời gian gần đây đã vỡ tung cùng những thảm họa chính trị bất ổn gia tăng trong chính trường Thái. Người Việt Nam ta nên cảm thấy tự hào vì được sống trong một nền chính trị ổn định

    Trả lờiXóa
  3. Chính trị ổn định mà DÂN thì Nghèo ,QUAN thì Giàu thì ổn định chỉ có LỢI Cho Quan chức mà thôi ....đúng là nhảm19:41 31/8/15

    Chính trị ổn định mà DÂN thì Nghèo ,QUAN thì Giàu thì ổn định chỉ có LỢI Cho Quan chức mà thôi ....đúng là nhảm

    Trả lờiXóa
  4. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Những kẻ đề xướng tư tưởng dân chủ, nhân quyền theo kiểu bám gấu, theo đuôi tư bản luôn chỉ so sánh một mặt phát triển của nước ta với Thái Lan hay các nước có nền kinh tế phát triển hơn mà không bao giờ đặt trong mối quan hệ xã hội và thực trạng xã hội cũng như kinh tế nước ta. Sự so sánh ấy là quá ấu trĩ và không công bằng.

    Trả lờiXóa
  5. Đúng là về kinh tế, Thái lan có nhiều mặt đi trước chúng ta, nhưng là do họ không phải trải qua 02 cuộc chiến tranh giành và giữ độc lập dân tộc, nhưng hiện nay cũng tồn tại rất nhiều bất ổn..

    Trả lờiXóa
  6. Chậm mà chắc. Phát triển nhanh quá chắc chắn con người sẽ có nhiều sự thay đổi không thích ứng kịp thời với xu hướng. Mà Việt Nam cũng đâu phải là phát triển chậm. Bây giờ và thời gian trước xã hội nước ta đã phát triển lên nhiều lắm rồi đó.

    Trả lờiXóa
  7. "Một dân tộc trưởng thành là một dân tộc ý thức được sức chịu đựng của mình. Một dân tộc đòi hỏi những điều kiện lớn hơn sức chịu đựng của mình là một dân tộc chưa trưởng thành". Vậy mà có không ít kẻ mồm còn hơi mùi sữa, chưa trải qua những khó khăn của cuộc sống lại dám tự nhận mình là những người cấp tiến, tiên phong mở đường cho việc xây dựng một xã hội mới dân chủ, tự do hơn nữa chứ. Những kẻ mang những suy nghĩ quá viển vông và ấu trĩ.

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh21:48 31/8/15

    Theo tôi nghĩ xã hội nào cũng sẽ thay đổi, chủ yếu là thay đổi tích cực hay là tiêu cực mà thôi. Chuyện cần bàn chính là làm sao có cái nhìn công tâm nhất, chủ trương đường lối đúng đắn nhất để cho chúng ta không đi sai đường, cũng như đảm bảo đi lên XHCN theo đúng con đường mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn

    Trả lờiXóa
  9. Mỗi quốc gia có sự lựa chọn con đường phát triển cho riêng mình, nhưng nhiều bạn có khi còn lầm tưởng, Thái Lan bây giờ không yên bình như bạn nghĩ đâu, cũng lắm khủng bố và bất ổn chính trị lắm..

    Trả lờiXóa
  10. Đất nước ta đang thay da đổi thịt từng ngày, từ năm 1975 đến nay, có thể nói chúng ta đã có những bước tiến vượt bậc cả về kinh tế, văn hóa xã hội và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tiếng tăm của Việt Nam đối với quốc tế đã được nâng cao lên rất nhiều

    Trả lờiXóa
  11. Rõ ràng thì chúng ta đang trong quá trình phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, còn rất nhiều khó khăn. Thế nên, việc cần làm giờ đây là làm cho mọi người hiểu được chủ trương đường lối của Đảng, và cũng phải kiện toàn bộ máy, nhân lực để có sớm nhìn nhận sai lầm khuyết điểm cũng như là phát huy điểm tốt

    Trả lờiXóa
  12. Trong thời kì hội nhập và phát triển, rõ ràng nước ta đang gặp rất nhiều thách thức trên con đường xây dựng, phát triển nước nhà đi lên XHCN. Và nhất là những đối tượng thù địch liên tục hoạt động chống phá, lợi dụng những khuyết điểm còn tồn tại nhằm chống phá chính quyền. Thực trạng trên đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần sớm kiện toàn bộ máy nhằm đưa nước ta phát triển đi lên với những chủ trương, đường lối đúng đắn và thực hiện một cách nghiêm túc, thẳng thắn

    Trả lờiXóa
  13. Việt Nam đang nỗ lực không ngừng để xây dựng và hoàn thiện thể chế dân chủ xã hội chủ nghĩa với việc đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thực sự vì nhân dân, đồng thời có những bước tiến và thành tựu vững chắc trên con đường mình đã lựa chọn.

    Trả lờiXóa
  14. Không có một xã hội nào hoàn hảo, không có 1 thể chế chính trị nào hoàn hảo, và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, nhưng nhà nước chúng ta đang nỗ lực không ngừng hoàn thiện thể chế chính trị đảm bảo dân chủ, công bằng, văn minh với đầy khát vọng vươn tới 1 xã hội mới tươi đẹp hơn, giàu mạnh hơn

    Trả lờiXóa
  15. đất nước càng phát triển thì sẽ lại càng có những kẻ cấp tiến điên rồ. Đó cũng là quy luật phát triển tự nhiên ra có. Nhưng cần phải đẩy lùi những tư tưởng không tưởng đó ra khỏi xã hội

    Trả lờiXóa
  16. Những kẻ cấp tiến đó là cho xã hội bị trì trệ và kém phat triển hơn. Và nguy hiểm hơn là những kẻ cấp tiến đó lại vô cùng bảo thủ

    Trả lờiXóa
  17. Hoàn toàn không đồng ý với giả thiết nếu Việt Nam cởi mở hơn, nếu tự do hơn, nếu cải cách nhiều hơn, nếu yếu tố ngoại nhập nhiều hơn (như kiểu Thái) thì sẽ có một xã hội tốt hơn hoặc có một năng lực phát triển lớn hơn. Điều đó là tư tưởng hoàn toàn sai lầm. Hãy nhìn những gì người Thái đang phải giải quyết, ta sẽ thấy thật may mắn vì mình đang sống ở Việt Nam với một chế độ chính trị ổn định

    Trả lờiXóa
  18. Cấp tiến để rồi dẫn đến bất ổn à? Minh chứng từ Thái Lan rồi Mianma đã đủ để chúng ta tin và theo đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Ý kiến này nọ đóng góp phải có tâm có tầm nếu không sẽ thành phá hoại

    Trả lờiXóa
  19. Tiến cũng phải tiến từng bước, chắc chắn và ổn định, nhất là những vấn đề có liên quan đến chính trị, xã hội của đất nước. Đã có những tâm gương cả trong khu vực và ngoài khu vực trên thế giới rồi, sự cẩn trọng đã giúp chúng ta vẫn giữ được sự hòa bình, ổn định. Không phải cứ mù quáng chạy theo những cái mới mới là tiến bộ.

    Trả lờiXóa
  20. Đây là suy nghĩ của một người có tâm với sự đổi mới của đất nước. Chúng ta biết đổi mới là tất yếu để phát triển; dân chủ, pháp quyền là văn minh nhưng phải phù hợp với thực tế không thể nóng vội. Những điều này cần lắm những người có tài, có đức, cống hiến cho đất nước.

    Trả lờiXóa
  21. Chúng ta hãy làm theo Bác. Áp dụng phải sáng tạo, phù hợp với trình độ nhận thức của xã hội, không thể nóng vội sẽ đi chệch hướng và dễ bị lũng đoạn.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog