Khoai@
Mình đang nói về tính mạng của một nhà báo và tính mạng của một người dân bình thường.
Dường như có sự khác nhau?
Dường như có sự khác nhau?
Qua báo chí được biết, nhà báo Nguyễn Ngọc Quang bị 2 tên côn đồ chém ở Thái Nguyên, mình nghĩ đây là vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng cần được làm rõ.
Trước hết, xin được sẻ chia với những gì mà nhà báo Nguyễn Ngọc Quang cùng gia đình đang phải chịu đựng trước những tội ác.
Mình cho rằng, dù là nhà báo hay là một công dân bình thường thì tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của họ cũng đều được pháp luật bảo vệ, không có sự phân biệt nào ở đây. Điều này có nghĩa, khi nhà báo bị côn đồ tấn công thì cơ quan công an có trách nhiệm phải làm rõ như một người dân bình thường bị tấn công vậy.
Một vụ việc như vậy được báo chí đưa tin phản ánh là chuyện bình thường, nhưng việc báo chí tập trung lên tiếng yêu cầu quá nhiều về trường hợp này làm người dân có cảm giác tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm nhà báo cao quý hơn người dân bình thường.
Sau những "yêu cầu" đó người dân còn có một cảm giác rất khác là, nếu như không được "yêu cầu bảo vệ", "yêu cầu điều tra làm rõ" ấy thì cơ quan công an không làm thì phải.
Thực tế, sau khi vụ việc xảy ra, công an Thái Nguyên đã ngay lâp tức vào cuộc điều tra mà không cần đến những "yêu cầu" của ông Chủ tịch tỉnh, ông Thứ trưởng Trương Minh Tuấn và các đồng nghiệp lên tiếng.
Thiếu tướng Nguyễn Như Tuấn (Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên) cho biết, cơ quan này vừa tiếp nhận thông tịn về vụ việc nhà báo Nguyễn Ngọc Quang (44 tuổi, hiện là Phó Trường phòng Thời sự Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Thái Nguyên) bị truy sát . Lãnh đạo Công an tỉnh này đã chỉ đạo lực lượng điều tra vụ việc.
Hãy nghĩ, vụ việc xảy ra không phải là nhà báo mà là một công dân khác thì ông Trương Minh Tuấn, ông Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên, hay các báo chí có lên tiếng yêu cầu như vậy không?
Hãy tự hỏi khi người dân bị côn đồ tấn công thì ai sẽ lên tiếng "yêu cầu bảo vệ", hội nào sẽ gửi "Công văn khẩn" yêu cầu bảo vệ họ đây?
Vậy, tính mạng nhà báo khác với tính mạng của người dân chỗ nào?
Nếu mình là nhà báo, mình sẽ xin được xã hội đối xử với mình như một người dân bình thường. Mình cũng xin các bạn nhà báo hãy đừng cho mình quan trọng hơn những người dân khác.
Nếu người dân bình thường mà cũng được thế này thì tốt:
1. Chủ tịch tỉnh yêu cầu Công an điều tra vụ hành hung nhà báo
http://antt.vn/chu-tich-tinh-yeu-cau-cong-an-dieu-tra-vu-hanh-hung-nha-bao-0111993.html
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/260320/de-nghi-thai-nguyen--bao-ve-nha-bao.html
3. Nhà báo bị chém ở Thái Nguyên: Hội Nhà báo VN gửi công văn 'khẩn'
http://www.nguoiduatin.vn/nha-bao-bi-chem-o-thai-nguyen-hoi-nha-bao-vn-gui-cong-van-khan-a204988.html
P/s: Hình ảnh lấy từ báo Người Đưa Tin
Mạng ai cũng phải coi trọng như nhau. Mạng ai cũng phảu cứu. Mạng ai cũng phải tôn trọng.
Trả lờiXóaKhông thể nào coi trọng mạng mình hơn mạng người khác.
Báo chí VN có tính bầy đàn, hơi tí là bênh nhà báo, bỏ mặc người dân. đấy là thói xấu cần phải sửa.
Há há, chả nhẽ không yêu cầu thì CẢ họ không làm?
Trả lờiXóaToàn trò với nhau, xứ như là quan tâm lắm ấy.
@ Mỹ Hoa Nguyễn
Trả lờiXóaChiều chúng nó quá nên nó tưởng mình lớn hơn người khác, có quyền hơn người khác, mạng mình thơm hơn mạng người khác.
Mạng nào cũng là mạng, cũng là một con người như nhau cả, cũng bình đẳng như nhau thôi, không phải vì có địa vị cao, có tiền nhiều là cái mạng nó cao quý hơn người khác.
Trả lờiXóaTôi nghĩ chẳng có ngoại lệ gì cho nhà báo cả. Không cần đề nghị thì Công an họ vẫn làm. Chẳng qua vấn đề ở đây là nhà bão lo cho sự an nguy của chính mình nên đăng tin quá nhiều, việc đó gây áp lực cho các cấp chính quyền nên các cấp mới phải ra yêu cầu điều tra làm rõ. Nếu cứ để tình trạng này xảy ra thì dân chúng sẽ thấy mình ít được bảo vệ hơn thật.
Trả lờiXóaBài trên VietNamNet
Trả lờiXóa"Khiếp, đọc tiêu đề cứ tưởng nói về việc nhà báo Đỗ Hùng bị tước thẻ
'Khủng bố các nhà báo chính là khủng bố dân chủ'
"Bảo vệ nhà báo chính là bảo vệ dân chủ, là bảo vệ quyền tự do thông tin, tự do báo chí và quyền được thông tin của người dân, của xã hội và đây là bảo vệ luật pháp", ông Hồ Quang Lợi nói.
Liên quan đến vụ nhà báo Nguyễn Ngọc Quang, Phó trưởng phòng Thời sự, Đài PT-TH tỉnh Thái Nguyên bị hành hung, ông Hồ Quang Lợi, ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, đến nay ông vẫn chưa nhận được báo cáo chính thức nào về vụ việc mà mới chỉ nghe anh em đồng nghiệp thông báo nên chưa rõ nguyên nhân cũng như diễn biến.
"Tôi cho rằng dù bất cứ nguyên nhân gì thì hành động hành hung nhà báo như vậy là vô cùng nghiêm trọng", ông Lợi nói.
Ông Lợi cho biết, với trường hợp của nhà báo Quang, trước hết các cơ quan pháp luật phải vào cuộc để điều tra, xác minh. Khi biết rõ sự việc diễn ra như thế nào thì phải trừng phạt nghiêm khắc kẻ gây ra tội ác và chắc chắn đây là tội ác có tổ chức. Những ai chủ mưu của việc này cũng phải được làm rõ.
Theo ông Lợi, đây không phải là lần đầu tiên các nhà báo bị hành hung, nhất là khi đây là vụ việc rất nghiêm trọng, điều này đòi hỏi đã đến lúc pháp luật phải ra tay một cách cương quyết và mạnh mẽ hơn để các nhà báo được tác nghiệp, làm nhiệm vụ của mình trong một môi trường luật pháp nghiêm minh.
Tiếp: Bài trên VietNamNet
Trả lờiXóa"Việc khủng bố các nhà báo chính là khủng bố dân chủ và vi phạm trực tiếp đến quyền được thông tin của người dân, của xã hội. Cho nên bảo vệ các nhà báo chính là bảo vệ dân chủ, đấy là bảo vệ quyền tự do thông tin, tự do báo chí và quyền được thông tin của người dân, của xã hội và đây là bảo vệ luật pháp", ông Lợi nhấn mạnh.
Sáng hôm qua, trên đường chở vợ đi làm, nhà báo Nguyễn Ngọc Quang bị 2 đối tượng dùng hung khí đập cửa kính ô tô rồi dùng dao tấn công khiến ông bị thương nặng với 8 vết chém, trong đó có 2 vết thương sâu phải tiểu phẫu.
Vợ nhà báo Ngọc Quang cũng bị chấn thương ở chân trong lúc chạy thoát thân.
Ngay chiều qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo Giám đốc Công an tỉnh sớm điều tra làm rõ các đối tượng tấn công nhà báo Nguyễn Ngọc Quang để xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Trả lời trên Dân Trí, ông Phan Hữu Minh, Giám đốc Đài PT-TH Thái Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên cho biết, Hội đã có công văn báo cáo gửi các cơ quan chức năng của tỉnh và Hội Nhà báo Việt Nam.
Ông Minh cũng cho biết thêm, hiện chưa rõ các đối tượng côn đồ tấn công nhà báo Nguyễn Ngọc Quang có phải do viết bài phản ánh hay do mâu thuẫn khác.
Thúy Hạnh
Nguồn: Vietnamnet
Ừ mạng tờ không so được với mạng nhà báo.
Trả lờiXóađề nghị mấy ông nhà báo làm đúng chức trách nhiệm vụ của mình cũng như mấy ông công an cũng làm đúng bổn phận là sẽ điều tra ngọn ngành vụ việc. các ông lạm dụng quá làm nhiễu thông tin
Trả lờiXóanhìn vào thực tế thì cũng phải công nhận người làm báo có cái lợi thế nhất định của mình mỗi khi bản thân gặp nạn đi, chẳng thế mà có câu chuyện nhà báo đi đâu nhất là vào hàng ăn uống thì chủ quán phải khách khí mấy phần đấy, không làm họ tức giận là hôm sau có bài nhà hàng có gián trong đồ ăn ngay, nó vui thế thôi nhưng nhà báo hay nghề gì cũng thế thôi, họ đều biết lợi dụng nghành nghề của mình phục vụ cho bản thân chứ
Trả lờiXóanhà báo bị chém ở thái nguyên nếu ai từng nghe tiếng côn đồ ở thái nguyên thì cũng không thấy lạ gì, công nhận có những địa phương vấn đề an ninh gây ra rất nhiều lo lắng, bình thường thấy người khác gặp nạn thì không thấy gì nhưng bản thân mình và từng trải qua trường hợp động trạm với bọn xã hội, trẻ trâu ngoài đời nhất là bến tàu bến xe thì mới thấy được sự khó chịu, ức chế với bọn chúng đến mức nào, và mong muốn bọn nó bị xử lý thật nặng ra sao
Trả lờiXóaThực sự mình không đọc tin về những vụ kiểu như thế này.
Trả lờiXóaGiờ đọc mới thấy là báo chí hơi thiên vị thật