Chia sẻ

Tre Làng

NHÀ BÁO VÀ THÓI HÁO DANH

Khoai@

Tất cả là do thói háo danh mà ra.


Chuyện nhà báo Lê Phương Dung, công tác tại Tạp chí Công Thương, bị thu hồi thẻ nhà báo do chưa có trình độ đại học nhưng khai không trung thực khi xét cấp thẻ là một ví dụ.


Hôm 12/9/15, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã ký quyết định về việc thu hồi thẻ nhà báo đã cấp cho bà Lê Phương Dung công tác tại Tạp chí Công Thương thuộc Bộ Công Thương. TBT Tạp chí Công Thương có trách nhiệm thu hồi thẻ nhà báo số ITT 02914 của bà Lê Phương Dung nộp về Bộ TT-TT (qua Cục Báo chí). 

Vấn đề mấu chốt xuất phát từ việc nhà báo Lê Phương Dung khai man rằng mình đã đã tốt nghiệp Khoa tiếng Nga - Đại học Sư phạm Ngoại ngữ (niên khóa 1977-1982), nhưng trên thực tế là không có chuyện này. 

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trả lời tại văn bản 980/ĐHNN-ĐT ngày 1-10-2014, trong đó nêu rõ: “Bà Lê Phương Dung không có thông tin trong khóa học 1977-1982; không có tên trong sổ cấp bằng cho sinh viên tại Trường”. 

Bộ Công an cũng xác định theo yêu cầu của Bộ Công thương rằng: "Bà Lê Phương Dung không có tên trong danh sách tốt nghiệp cấp III (hệ 10/10) của Trường Phổ thông cấp III Long Châu Sa, Việt Trì, Phú Thọ, khóa 1974-1976 và không có tên trong danh sách thi tốt nghiệp Khoa tiếng Nga, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, giai đoạn 1977-1982".

Như vậy là đã rõ, bà Lê Phương Dung đã khai man.

Tương tự như nhà báo Lê Phương Dung, ngày 28/8/15, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cũng đã ký quyết định về việc thu hồi thẻ nhà báo đã cấp cho ông Nguyễn Hồng Lực, công tác tại Tạp chí Công Thương do ông Lực chưa có trình độ đại học nhưng khai không trung thực khi xét cấp thẻ.

Đọc bài "Nhà báo Lê Phương Dung chỉ tình yêu ở lại" của nhà báo Khúc Thị Nga, đăng trên Tạp chí Nhà báo Thủ Đô, xuân Quý Tỵ, tôi biết mặc dù còn cảm tính và nhiều chỗ hơi quá khi viết về nhà báo Lê Phương Dung, nhưng tôi hiểu chị Lê Phương Dung là người có tấm lòng thảo thơm, đặc biệt là đối với những người nghèo. Những cống hiến của chị cho người nghèo, trẻ em khó khăn là vô cùng lớn và không phải ai cũng có thể làm được.

Nhưng thật tiếc, chỉ vì háo danh mà đến nông nỗi này.

Vì háo danh mà "cô sinh viên Phương Dung có hai bằng ngoại ngữ và kinh tế, phải đi rửa bát thuê cho các quán ăn để tự nuôi thân và phụ giúp cho mẹ đẻ nuôi các em ăn học.." (trích trong bài của nhà báo Khúc Thị Nga) đã không có bất cứ tấm bằng đại học nào cả, thậm chí, bằng tốt nghiệp lớp 10/10 cũng không nốt!

Sự thật đắng cay là, chị Lê Phương Dung có thể là nhà báo có nhiều phẩm chất cao quý, nhưng nếu không vượt qua được thói háo danh, mọi thứ mà trước đây thuộc về chị sẽ biến mất trong nỗi tủi hổ.

Còn nhà báo nào không vượt qua được thói háo danh nữa không?

23 nhận xét:

  1. Gần đây có quá nhiều nhà báo thể hiện sự xuống cấp không những trong kiến thức mà trong cả đạo đức, họ không hề ý thức được lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của mình, người thì háo danh, người lại hám tiền. tất cả họ đã làm mất lòng tin của độc giả quá nhiều lần.

    Trả lờiXóa
  2. ngoài hám danh ra còn hám tiền nữa. vẫn biết nghề nào cũng là nghề kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình, nhưng mỗi nghề có những chuẩn mực đạo đức riêng và đòi hỏi những người theo nghề phải tuân thủ và nó là hiển nhiên, nếu ai không theo được buộc phải bị đào thải ra ngoài, để cho mọi thứ của nghề nó vẫn trọn vẹn, không bị bôi xấu. Hiện nay, nhiều nhà báo không chỉ hám danh, mà còn biến chất, quay lưng lại với Tổ quốc và nhân dân. Có lẽ trong thời gian tới, các bộ ngành liên quan cần phải làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra đối với đội ngũ nhà báo, mục đích cao nhất là làm trong sạch làng báo Việt Nam, để nó có một sức chiến đấu chống lại điều xấu một cách thật sự.

    Trả lờiXóa
  3. Có lẽ bản chất của con người sinh ra vốn đã rất tham lam , không chỉ nhà báo mà con người nói chung là như thế, mấy ai vượt qua được cám dỗ của đồng tiền, tuy nhiên là một nhà báo thì nên ý thức được phẩm chất nghề nghiệp của mình chứ không nên nhìn vào danh lợi trước mắt mà quên đi tất cả

    Trả lờiXóa
  4. Lại vấn đề nóng liên quan đến việc thu hồi thẻ nhà báo nữa, vừa qua là vụ phó tổng thư kí tòa soạn báo thanh niên online Đỗ Hùng và giờ đến nhà báo Lê Phương Dung công tác tại tạp chí Công thương bị thu hồi thẻ nhà báo do chưa có trình độ đại học nhưng lại không trung thực khi xét cấp thẻ. Vẫn biết mỗi nghề có những tính chất đặc thù riêng, đặc biệt là nghề báo cần có tính trung thực, phẩm chất đạo đức hành nghề. Trong khi đó bà Dung vì háo danh mà không trung thực đi ngược lại với phẩm chất của nghề báo. Dù không có bằng cấp hay khai nhận thì cả 2 đều không có trình độ. Xã hội hiện nay đòi hỏi rất cao về trình độ bằng cấp cũng như tính trung thực. vậy bà Dung đã làm gì để che giấu đi cái khuyết điểm của mình trong mấy chục năm công tác tại tòa soạn báo. Chắc chắn còn một số người như bà Dung chẳng qua chưa lộ hoặc được bao che mà thôi. Thiết nghĩ, cần có đợt thanh tra, rà soát lại để thanh lọc lại hội nhà báo Việt Nam

    Trả lờiXóa
  5. Có quá nhiều vấn đề báo chí xảy ra trong thời gian vừa qua. Vụ nhà báo Đỗ Hùng bị thu hồi thẻ nhà báo vì lý do có những phát ngôn không lệch lạc trên mạng xã hội, tiếp theo vụ nhà báo Lê Phương Dung khai man về quá trình học vấn. Vẫn biết rằng bằng cấp cũng chỉ là một phần bên cạnh đó năng lực thực sự của anh. Thế nhưng một câu hỏi được đặt ra là tại sao anh lại không trung thực khi nói về bằng cấp của mình. Lê Phương Dung là thế hệ 7X, có thể lúc đó điều kiện đi học không được như bây giờ nhưng chị ta vẫn có thể đi học tại chức để bổ sung kiến thức về nghề nghiệp. Tôi nghĩ rằng không có cơ quan nào mà gây khó dễ cho nhân viên trong quá trình học hành cả. Và chị bị thu hồi thẻ nhà báo vì lý do không trung thực là hoàn toàn hợp lý

    Trả lờiXóa
  6. Xin lỗi nhưng đây không phải háo danh. Đó là lừa đảo! Không có bằng cấp bất cứ một chuyên môn nào nhưng khai ra đủ thứ bằng cấp. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là vì sao các cơ quan tiếp nhận hồ sơ của bà Dung lại không biết điều này? Liệu có phải là làm ăn tắc trách hay bằng giả của bà Dung giống thật quá.

    Trả lờiXóa
  7. Từ ngày ông Trương Minh Tuấn lên giữ chức Thứ trưởng bộ Thông tin truyền thông, ông đã có những quyết định rất mạnh tay để thanh lọc báo giới. Đúng là còn rất nhiều con sâu làm rầu nồi canh kiểu Đỗ Hùng, Phương Dung, Hồng Lực... làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà báo trong mắt người dân. Việc làm của Thứ trưởng rất đúng đắn.

    Trả lờiXóa
  8. Quyết định của ông TMT là đúng. Hy vọng PD là người có tấm lòng thảo thơm, đặc biệt là đối với những người nghèo sẽ vẫn có những công việc khác để đóng góp cho xã hội mà không phải sử dụng bằng giả.

    Trả lờiXóa
  9. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã ký quyết định về việc thu hồi thẻ nhà báo đã cấp cho bà Lê Phương Dung công tác tại Tạp chí Công Thương thuộc Bộ Công Thương vì hành vi chưa có trình độ đại học nhưng khai không trung thực khi xét cấp thẻ là một việc làm đúng đắn theo các quy định của pháp luật. Người làm báo phải hội tụ đầy đủ cả về chuyên môn và đạo đức, vì chỉ có vậy họ mới thực sỹ là một chiến sỹ chân chính, phản ánh đúng sự thật khách quan, thông tin đưa ra mới thực sự trung thực, vì lợi ích của của Tổ quốc, của nhân dân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước. Việc nhà báo Lê Phương Dung không trung thực và háo danh nếu để tiếp tục công tác sẽ hết sức nguy hiểm, qua vụ Đỗ Hùng chúng ta có thể thấy hậu quả như thế nào.

    Trả lờiXóa
  10. Các nhà báo là người mang thông tin đến cho nhân dân, là người làm nhiệm vụ truyền tin tức từ mọi miền tới người dân. Cái người dân cần là sự thực, vậy mà chính họ lại không thành thực thì sao có thể cung cấp được sự thật. Cũng phải suy ngẫm lại rằng: những nhà báo như Lê Phương Dung, Nguyễn Hồng Lực... không có bằng cấp theo yêu cầu tại sao lại có thể lọt qua được vòng xét tuyển? Rõ ràng có những người khác liên quan đến vấn đề nhân sự và cấp thẻ nhà báo. Không chỉ những nhà báo phải chịu trách nhiệm mà những người tiếp tay cho việc cấp thẻ cũng phải chịu trách nhiệm.

    Trả lờiXóa
  11. Bản tính đã như vậy thì làm sao có thể trở thành một người làm báo chân chính được? Lẽ ra người làm báo phải là người nói lên sự thật trước tiên, chứ không phải là người gian dối đâu tiên. Đúng là nhiều điều phải nói về nghề báo tại Việt Nam lắm, nếu muốn nó trở thành một văn hóa đọc của người Việt.

    Trả lờiXóa
  12. Đến là bó tay chưa có bằng cấp 3 thế bằng cách nào mà Lê Phương Dung có thể được cấp thẻ nhà báo nhỉ? Dùng bằng cấp giả à?

    Trả lờiXóa
  13. Thế này thì hỏi sao mà báo chí ngày càng làm mất niềm tin của người đọc. Việc cấp thẻ nhà báo tràn lan thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.

    Trả lờiXóa
  14. Chuyện nhà báo Lê Phương Dung, công tác tại Tạp chí Công Thương, bị thu hồi thẻ nhà báo do chưa có trình độ đại học nhưng khai không trung thực khi xét cấp thẻ là một ví dụ. Cũng chưa chắc là háo danh đâu. Cần kiểm soát chặt chẽ công tác cấp phát thẻ nhà báo, chứ thế này thì loạn.

    Trả lờiXóa
  15. Nhà báo mà háo danh thì chả còn là nhà báo vì nhà báo phải luôn là người tỉnh táo và tôn trọng hiện thực khách quan.

    Trả lờiXóa
  16. Có nhiều tiền làm từ thiện nhưng bà Dung chả lẽ cũng cần cái danh đến thế?

    Trả lờiXóa
  17. Có người chưa tốt nghiệp đại học nhưng đã làm báo tốt hơn cả những người được đào tạo chuyên ngành báo chí ở trường đại học. Vấn đề là nếu bà Dung thực sự yêu nghề thì phải hoàn thiện điều kiện, tiêu chuẩn chứ.

    Trả lờiXóa
  18. Chán quá, 2 bằng đại học hóa ra chưa tốt nghiệp cấp 3.

    Trả lờiXóa
  19. Chắc toàn bằng mua với thẻ mua chứ còn chưa có bằng cấp 3 cơ mà.

    Trả lờiXóa
  20. Toàn nhà báo mà toàn thẻ được cấp thế này thì làm sao mà có các bài báo chất lượng đến với người đọc nữa.

    Trả lờiXóa
  21. Công tác quản lí nhà báo cần siết chặt hơn, chứ giờ nhiều nhà báo viết bài theo cảm tính và không phản ánh đúng sự thật lắm.

    Trả lờiXóa
  22. Nếu mà kiểm tra sát sao thì có khi còn phát hiện nhiều nhà báo như thế này nữa ấy chứ?

    Trả lờiXóa
  23. Dạo này chất lượng báo chí ngày càng xuống. Nếu có nhiều nhà báo như thế này lấy đâu ra những bài viết hay được nữa.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog