Chia sẻ

Tre Làng

THẰNG NÀO ĐI TIÊN PHONG DẪN ĐẦU, THẰNG ĐÓ BỊ GIẪM ĐẠP ĐẦU TIÊN?

Thằng nào tiên phong dẫn đầu thằng đó bị giẫm đạp đầu tiên?

Bài của LS Đinh Thế Hưng

Cuối những năm 80 đầu 90 của thế kỷ trước khi Bầu Kiên còn cặm cụi nhặt bạc lẻ, Bầu Đức đang là phó mộc thì Tăng Minh Phụng đã nổi lên là một đại gia. Bởi lẽ Bảy Phụng kinh doanh lĩnh vực dày dép, may mặc và hàng tiêu dùng bằng nhựa. Đánh đúng tâm lý khát hàng tiêu dùng của dân chúng sau thời gian tem phiếu hành hạ và nền kinh tế như con bệnh vừa qua khỏi cơn nguy kịch đang nhúc nhắc ăn giả bữa

Mở rộng quy mô công ty lên tầm Group là tham vọng của ông chủ gốc Tàu. Nhưng cũng giống như bao kẻ làm ăn vấn đề đầu tiên Phụng vấp phải là câu chuyện tiền ở đâu?

Khi cần tiền mần ăn thì ông bạn đầu tiên người ta nghĩa đến là các Bank. Nhưng các Bank hồi đó có thể đếm trên đầu bàn tay. Những ai đến các Bank thủa ấy còn nhớ cảm giác khúm núm như đến cơ quan công quyền chứ không phải doanh nghiệp buôn tiền như bây giờ

Hơn nữa Minh Phụng là doanh nghiệp tư nhân mà tư nhân hồi đó còn đang bị ghẻ lạnh mặc dù Hiến pháp 92 long trọng tuyên bố các thành phần kinh tế bình đẳng. Hơn nữa số tiền Minh Phụng vay quá lớn có thể hơn cả vốn điều lệ của một ngân hàng cỡ 4.000 tỷ đồng. Vay vốn khó như lên giời với quy định không cho váy 10% vốn của tổ chức tín dụng

Bảy Phụng dùng chiêu xé lẻ các khoản vay bằng cách lập nhiều công ty con và thuê người làm giám đốc mục đích chỉ là để ngân hàng cho vay tiền (thế là lừa cmn đảo). Chiêu này sau được` Nguyễn Đức Kiên nâng lên tầm cao mới

Gom cục tiền Bảy Phụng ném tất vào lĩnh vực ở Việt Nam thời đó dân làm ăn nói đến còn run rẩy lưỡi: Bất động sản !

Nhưng bối cảnh lúc đó, luật lá về địa ốc còn hỗn mang như vũ trụ thủa hồng hoang giống như một cái bẫy có thể sập xuống bất cứ lúc nào, khiến Chánh án tối cao lúc ấy phải thốt lên xử kiểu gì cũng được ! Thậm chí chiểu theo luật lúc đó doanh nghiệp kinh doanh bất động sản là bất hợp pháp

Đúng lúc đó, cơn bão khủng hoảng tài chính quét qua châu Á, đúng lúc đó, thị trương bất động sản dừng lại nghe ngóng chính sách và đóng băng theo chu kỳ

Nợ ngân hàng đến hạn trả trong khi tiền vay ngân hàng đang chết dí ở những đám đất hoang ! Đương nhiên các đồng chí PC 15 vào cuộc theo đúng phận sự vì có dấu hiệu tội phạm!
Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa được thành lập và theo Bộ luật hình sự lúc đó bảy Phụng bị bắn nghìn lần mới đúng.

Tại tòa Bảy Phụng khóc mà rằng: Hãy cho tôi dăm năm nữa khi bất động sản hồi phục tôi sẽ trả đủ gốc và lãi không thiếu một xu.

Quan tòa cười khảy, báo chĩ bĩu môi, bằng hữu ngao ngán: số nợ đó 10 đời nhà mày trả chưa hết. Chết đến nơi còn chém gió

Quan tòa đã làm đúng bởi họ chỉ biết tuân theo pháp luật đúng như biểu tượng nữ thần công lý bịt mặt mang thanh kiếm

Như một sự tiên đoán thời gian sau bất động sản nóng rừng rực. Đất hoang trở thành đất vàng. Nhưng năm 2003 Minh Phụng đã bị hành quyết vài năm sau 500 bác ngồi Ba Đình bấm nút bỏ hình phải tử hình với tội Lừa đảo với lý do hoàn thiện thể chế cho phù hợp với kinh tế thị trường .Lúc đó tăng Minh Phụng đã sang cát

Thế chế là thứ vô hình nhưng nó có thể trói buộc hay kìm hãm xã hội đúng quy luật cơ sở hạ tầng và thượng tầng kiến trúc như bạn Mác quả quyết

Thể chế có thể giết chết người thậm chí giết chết cả tinh hoa nếu nó ì ạch 

Vi phạm pháp luật, xử đúng pháp luật, nhưng đó là pháp luật nào?

Vụ Minh Phụng xét dưới góc độ nào đó là cú quẫy đạp tuyệt vọng trong cái thể chế kinh tế quá chật chội, ọp ẹp, lỗi thời và bất an buộc người ta phải thừa nhận và hốt hoảng thay đổi !

Nguồn: Chép từ Blog Beo

9 nhận xét:

  1. Ông thầy kinh tế của tôi có nói một câu khá vui là nếu như vụ án Tăng Minh Phụng vài năm sau mới bị phát hiện thì có khi ông ý được phong điển hình kinh tế vì đóng góp rất nhiều cho ngân sách nhà nước. Khi đất nước thay đổi, hội nhập dần dần với thế giới thì không thể tránh khỏi những thiếu sót. Điều đáng nói là biết sai để sửa là điều đáng mừng rồi.

    Trả lờiXóa
  2. Được ăn cả, ngã về không, không có máu liều lĩnh thì không thể làm giàu, vụ việc của ông phụng chỉ là do ông chưa quan tâm nhiều về thể chế chính trị luật pháp của nước ta bấy giờ, và cũng chưa học qua cái thuyết, không bao giờ được bỏ trứng vào hết một rổ, sẩy tay rổ mà rơi thì chết chắc là đúng rồi.

    Trả lờiXóa
  3. Người giàu không phải là người lao vào kiếm tiền như điên dại, mà quan trọng là họ tinh ý, để ý tới cái gì sẽ cần trong tương lai và có thể phát triển, ví như việc thi đại học cho các em, năm đó mình thi là kế toán và tin học truyền thông đang sốt lắm, nhà nhà ai cũng con gái thi kế toán là phải rồi, con trai tư duy sáng tạo thì tin học, nhưng sau đó 4,5 năm học đại học ra trường thì lúc đó thị trường việc làm cho 2 ngành nghề này đã bão hòa rồi, bao nhiêu cử nhân lại thất nghiệp, rồi khi đó marketing lại hot, các em lại đua nhau học, như một cái vòng luẩn quẩn.

    Trả lờiXóa
  4. Việt Nam mình muốn được nước ngoài đầu tư, thì cũng cần để ý tới thể chế và các thủ tục pháp lý chứ thực sự cái người ta gọi là thủ tục hành chính ở nước ta phải nói là hành người là chính, hết cửa này cửa nọ, lót tay người này sang người kia, từ thuế tới thị trường, rồi cơ quan môi trường, rồi cơ quan bảo hiểm, chưa làm ăn được gì đã nhiêu khê, nên cứ vào rồi người ta lại ra.

    Trả lờiXóa
  5. Hồi đó nước ta còn theo kiểu bao cấp, những người kinh doanh ngoài đâu có được trọng dụng hay tạo cơ hội để phát triển đâu, thể chết pháp luật kinh tế chưa có, tác phong như bác xưa, cần cù chịu khó, bám đất bám ruộng, đất thì ai cắm cọc ra ở thì lâu thành của người đó, mãi tới khi thương mại phát triển, dịch vụ mọc lên, như cầu người dân cao dần, nên đất ở các khu phố lớn bắt đầu lên giá rồi mọi người ùa theo, như kiểu bong bóng, chỉ tiếc là người tài mà không có đất dựng võ, chết đi rồi cũng vẫn là một bài học lớn cho các thế hệ tiếp theo.

    Trả lờiXóa
  6. Thành thật mà nói, cái thời bao cấp không biết là do ai nghĩ ra, làm gì có cái chuyện làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, con gà tức nhau tiếng gáy, nó không làm mà nó hưởng như mình làm cùng cục cùng cục thì ai muốn làm làm gì, đùn đẩy nhau, mấy người có tính tự giác mà tự giác thì cũng đc mấy lần, may mà đổi mới sớm chứ có khi giờ nước ta vẫn đang nghèo rớt mùng tơi ý

    Trả lờiXóa
  7. Thật hiếm những nugời như Tăng Minh Phụng. Nếu như không có khủng hoảng kinh tế Châu Á thì có lẽ, cuộc đời Tăng Minh Phụng đáng để cho người ta phải ngước nhìn thán phục. Nếu như pháp luật được áp dụng linh hoạt, nếu như có một cơ chế phù hợp, có những dự đoán chính xác về những quy phạm pháp luật phù hợp với sự thay đổi của xã hội, thời đại thì sẽ không có những Tăng Minh Phục với kết cục đau xót như trên.

    Trả lờiXóa
  8. Thật đáng tiếc cho Tăng Minh Phụng, một con người có tầm nhìn sớm, nhưng cách thức lừa đảo đã được chứng minh, bị cấm trong luật thì phải thi hành. Người đi đầu phải hứng chịu sóng gió cũng đúng với cả các nước khác. Cái chính Nhà nước ta đã có sửa đổi để thúc đẩy động lực quốc tế.

    Trả lờiXóa
  9. Dù gì thì cũng cần phù hợp với hoàn cảnh và tình hình thời thế nữa. Nếu nói để Tăng Minh Phụng vài năm nữa mới xử thì quá pháp luật như trò hề à? Kinh tế, đất nước mỗi ngày một khác, một đổi mới, đấy là giả thiết theo tình huống tốt đẹp, nhưng ngược lại, biết đâu để Phụng sống tới giờ, chả ai dám chắc hắn không nghĩ ra thêm vài cái chiêu trò lừa đảo kiểu mới. Lấy chuyện đã qua để phán xét trong một thời điểm khác thì quá là thiếu thiết thực rồi.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog