Chia sẻ

Tre Làng

TÌM HIỂU VỀ "KIM CƯƠNG CHÙY RỰC LỬA"

“PHÁP BẢO” ĐẶC DỊ CỦA DÒNG DRUKPA 

(Lưu ý: các bạn nhạy cảm với vấn đề Sex hay đạo đức tôn giáo xin đừng đọc. Xin cám ơn. NP)
__________________________ 

Mật tông Tây tạng có rất nhiều tông phái và truyền thừa. Mỗi dòng truyền thừa lại có một cách tu tập chuyên biệt và có các pháp bảo riêng. Dòng Drukpa tuy phát tích từ vùng Ralung có rồng hiện ra của Tây Tạng nhưng thực sự đạt đến tột đỉnh chỉ khi một pháp sư của dòng này có biệt danh là Thần Khùng (Divine Madman) mang GIÁO LÝ DRUKPA đến một vùng đất hoang sơ của đạo Bon ở miền Đông Nam Tây Tạng truyền bá và lập thành vương quốc ngày nay là Bhutan vào thế kỷ thứ 15. Bhutan từ thời đó có tên là Druk - Vùng đất của Rồng (hoặc cũng có thể hiểu là Vùng Đất của dòng Drukpa); cái tên Bhutan chỉ xuất hiện khi người Anh xâm chiếm India vào cuối thế kỷ 17. Cho nên nói đến Drukpa thì phải nói đến Bhutan, và hiển nhiên mọi tinh hoa cũng như đặc điểm của Drukpa sẽ phô bày rõ nét nhất ở Bhutan. Ngày nay, một “Pháp Vương” Drukpa khác lại mang giáo lý Drukpa đến truyền bá ở vùng đất mông muội (theo cách nói của các nhà truyền giáo thế kỷ 19-20) ở vùng Đông Đống Nam Tibet. Vùng đất mà “Pháp Vương” nhận xét buồn cười là “đất rồng bay xuống” (chứ không phải Bay Lên -Thăng Long).

Dòng Drukpa có một pháp bảo rất đặc dị mà bất kỳ ai khi biết đến đều phải bật ngửa người vì quá quái dị. Đó là “CỦA QUÝ ĐÀN ÔNG” (“dương vật”). Vốn dĩ Mật tông Tây tạng có một pháp khí gọi là RDO RJE (tiếng Tạng) - VAIJRA (Sanskrit) và Hán Việt là Kim Cương Chữ hay Kim Cương Chuỳ. Tuy nhiên dòng Drukpa đã biến tướng pháp khí này từ khi Thần Khùng chỉ vào “của quý’ của mình và gọi đó là “ Flaming Thunderbolt” (Kim Cương Chuỳ rực lửa).

Thật không thể tin nổi!

Theo lịch sử của giáo phái này, dòng truyền thừa Drukpa được thành lập bởi Tsangpa Gyare (1161-1211) vào cuối thế kỷ 12 ở Ralung, Tibet. Tuy nhiên Drukpa chỉ đạt đến tột đỉnh huy hoàng của nó khi một đạo sư cao cấp của nó trốn tránh truy nã từ nhà cầm quyền Tibet đã đào thoát xuống vùng Đông Nam Tibet thiết lập Drukpa tại đây và tạo dựng nên vương quốc Bhutan. Cho nên, nói đến Drukpa thì phải nói đến Bhutan. Và chỉ có ở Bhutan, Drukpa mới hiển lộ tất cả tinh hoa cũng như bí ẩn nhất của nó. Vì được xem là quốc giáo, Drukpa Bhutan độc quyền áp đặt lên toàn bộ dân chúng Bhutan tín ngưỡng, nghi lễ, văn hoá, phong cách sống.
 
Thần Khùng xuất thân từ dòng dõi của Gyalwang Drukpa Đệ Nhị. Người ta có tuổi của ông (1455-1529) nhưng không thấy nói đến tên thật, chỉ gọi theo tiếng Tạng là Drukpa Kunley (Thằng Khùng của dòng truyền thừa Drukpa), sau này được dòng Drukpa suy tôn lên bậc thánh thần nên dịch ra tiếng Anh là Divine Madman - Thần Khùng. Do không thể sống đời khổ hạnh, kham nhẫn của một tu sĩ mật tông bên trong tu viện; vả lại thích uống rượu và ham mê phụ nữ nên Thần Khùng cởi áo choàng lama, rời khỏi tu viện Drukpa ở Tibet mà vân du xuống vùng Đông Nam (Bhutan ngày nay) để “truyền đạo” cho phụ nữ theo cách “mật tông” của ông.


“Tôi có thể làm tình với thật nhiều phụ nữ
bởi vì tôi giúp họ đi vào con đường Giác Ngộ”
“I can have sex with many women,
because I help them to go the path of enlightenment.”
(bài Thơ về Hạnh Phúc của Drukpa Kunley)

Ông này còn có một biệt danh rất phổ biến ở Bhutan là “Vị Thánh của 5000 phụ nữ” (Saint of 5000 women - biệt danh đề cập đến thành tích ông này đã làm tình với 5000 phụ nữ). Thần khùng nổi tiếng bởi cái tai tiếng là dùng "của quý" của mình để “truyền đạo” cho phụ nữ, bất kể già trẻ lớn bé mà ông gặp trên đường (mà ông nói là có duyên với ông); thậm chí truyện dân gian Bhutan còn nói là Thần Khùng đã từng đề nghị được làm tình với chính mẹ ruột của mình với lý do loạn luân là điều tuyệt vời. Đúng là 
"Không phải dạng vừa đâu"!

“Một cô gái thì tìm thấy lạc thú trong tình yêu
Một chàng trai thì tìm thấy lạc thú trong sex
Một lão già thì tìm thấy lạc thú trong ký ức
Đó là Giáo Lý của Ba Lạc Thú”
(Bài Ca về Lạc thú – Drukpa Kunley)

Chính Drukpa Kunley đã tạo lập nền móng cho giáo phái Drukpa ăn sâu bắt rễ vào văn hoá Bhutan cho đến ngày nay. Ngày nay, đến Bhutan, một trong những tu viện nổi tiếng nhất, được các tour du lịch giới thiệu cho du khách chính là Chimi Lhakhang, tu viện do chính Thần Khùng tạo lập.

Dựa vào tín ngưỡng phồn thực của dân địa phương, tín ngưỡng thờ phụng Linga của Hindu, và pháp khí mật tông Vajra (Kim Cương Chuỳ thật ra một biến thể mật tông từ Linga của Hindu), Thần Khùng đã lợi dụng đầu óc mê tín đến mê muội của dân chúng mà bảo rằng “của quý” của mình chính là Kim Cương Chuỳ. Và nhân đó, mượn luôn việc “truyền bí pháp mật tông” để lạm dụng tình dục hàng ngàn phụ nữ.

Dòng Drukpa không xấu hổ với việc này mà còn hãnh diện tôn thờ “của quý” của Thần Khùng như là Kim Cương Chuỳ Rực Lửa - Flaming Thunderbolt. Khắp nơi ở Bhutan, dòng Drukpa truyền bá, phổ biến hình tượng dương vật. Thậm chí còn vẽ lên tường, trang hoàng, mọi nơi mọi chốn tôn nghiêm; kể cả nơi thờ phượng các vị Phật. Tu viện Chimi Lhakhang thì nổi tiếng với việc cầu tự. Phụ Nữ hiếm muộn chịu khó đến đó cầu bái, cúng dường sẽ được các lama dùng “pháp bảo” hình dương vật ban phước lên đầu và thân thể, niệm chú do Thần Khùng truyền lại, và được các lama đó nói là nhờ ơn phù trì của Thần Khùng họ sẽ có con.







Trong mỗi kiến trúc của phái Drukpa, từ tu viện, cung điện hoàng gia, pháo đài, Phật đường, bảo tháp cho đến nhà dân chúng, các pháp sư Drukpa đều trấn yểm các “pháp bảo” của giáo phái của họ. Pháp bảo Drukpa đó chính là hình tượng các dương vật. Ít thì 4 góc nhà; nhiều thì hằng trăm dương vật treo lủng lẳng khắp mái nhà, chôn ở các vị trí trọng yếu của kiến trúc.

Theo lời của các pháp sư Drukpa thì các “pháp bảo” Drukpa đó (các dương vật) sẽ đem lại công danh, tiền bạc, con cái cho gia chủ.



( ...... )

Nguồn: Nguyenphunepal

4 nhận xét:

  1. Nặc danh18:58 27/9/15

    http://laodong.com.vn/suc-khoe/ngai-lat-ma-dhakpa-tulku-rinpoche-dong-cam-voi-tre-mang-benh-hiem-ngheo-381090.bld

    Trả lờiXóa
  2. đọc xong thấy buồn cười quá. Thế giới thật phong phú, đa dạng, ha ha. Tiểu sử ra đời của DÒNG DRUKPA này cũng lắm chuyện ngược đời thế nên mới có tuyên bố ngược đời “đất rồng bay xuống” chứ không phải bay lên.

    Trả lờiXóa
  3. trên đời này đúng là có lắm chuyện lạ mà nhiều người không để ý đến lúc sẽ không thể tin là có thật trên đời, tôn giáo là một lĩnh vực mà ai nhắc đến cũng nghĩ đến linh thiêng và nghiêm túc, dạy con người ta hướng đến cái đẹp của cuộc đời, thế nhưng ai ngờ có một cái tôn giáo lại tôn thờ tình dục một thứ mà các tôn giáo khác rất coi nhẹ chứ đừng nói là cấm kỵ

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh09:24 7/11/16

    Người viết bài này có một học thức rất nông cạn về văn hóa Hymalaya, về văn hóa một đất nước hạnh phúc nhất nhì thế giới. VÀ sự thiếu hiểu biết rõ nhất về văn hóa Kim Cương Thừa.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog