Chia sẻ

Tre Làng

TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH KHI CÒN "VÙNG CẤM"

Khó phê bình và tự phê bình khi vẫn tồn tại 'vùng cấm'

VOV.VN - Theo TS Trần Văn Miều, để tự phê bình và phê bình có hiệu quả, phải không có “vùng cấm” trong nội bộ của Đảng. Như vậy, mọi cán bộ và đảng viên, ai, ở đâu và làm gì cũng phải thực hiện việc này

Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đang được đưa ra lấy ý kiến dân dân, trong đó có nhấn mạnh nội dung tự phê bình và phê bình trong Đảng hiện nay. Liên quan đến vấn đề này, VOV.VN phỏng vấn TS Trần Văn Miều, nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên Trung ương.

PV: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Người luôn cho rằng, trong Đảng phải thường xuyên và nghiêm chỉnh thực hiên nguyên tắc này. Xin ông ông biết ý nghĩa lời dạy đó của Người trong tình hình hiện nay?

TS Trần Văn Miều: Tự phê bình và phê bình, đó không chỉ là thứ tự của vấn đề, mà còn là quan điểm của Đảng, đặt tự phê bình lên trước phê bình. Cách sắp đặt này phù hợp với những luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình trong nội bộ Đảng.

Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc cực kỳ quan trọng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá đô lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung và sửa đổi năm 2011) đã ghi: “Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái”.

Căn cứ vào Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng khóa XI đã đề ra những quy định cụ thể về tự phê bình và phê bình, coi đó là nguyên tắc cơ bản, là một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh: “…đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng”.

TS Trần Văn Miều, nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên Trung ương

Những quy định được ghi trong Cương lĩnh chính trị và Điều lệ khóa XI thể hiện Đảng ta đã vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào tình hình thực tế hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng. Trong Di chúc của mình, phần “Trước hết nói về Đảng”, Người đã đề cập đến đoàn kết là nguyên nhân cốt lõi của mọi thắng lợi của Đảng và đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Người đã dày công xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo Người: “Không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết từ thực tiễn lịch sử của dân tộc để khái quát hóa thành cơ sở lý luận - đoàn kết vừa là mục tiêu, vừa là động lực tinh thần và nguồn gốc làm nên sức mạnh của Đảng, của dân tộc. Việc giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch.

Tiếp đến, trong bản Di chúc Người đã chỉ ra giải pháp cơ bản để giữ gìn sự đoàn kết: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Người luôn cho rằng, trong Đảng phải thường xuyên và nghiêm chỉnh thực hiên nguyên tắc đó. Trong bài nói chuyện với cán bộ, đảng viên và thanh niên Hải Phòng (ngày 30/5/1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa đoàn kết với thật thà tự phê bình và phê bình: “Muốn đoàn kết chặt chẽ là phải thật thà tự phê bình, thành khẩn phê bình đồng chí và những người xung quanh, phê bình, tự phê bình để cùng nhau tiến bộ, để đi đến càng đoàn kết. Đoàn kết, phê bình, tự phê bình thật thà đi đến đoàn kết hơn nữa”. Mặt khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần chỉ ra mối quan hệ giữa phê bình với dân chủ, giữa phê bình với sửa chữa khuyết điểm và phê bình với noi gương: “Phê bình phải dân chủ, nghĩa là Bác phê bình các cô, các chú, trái lại các cô, các chú có thể phê bình Bác, mà phải phê bình Bác, có cái hay phải học, cái khuyết điểm thì phê bình. Các cô, các chú yêu Bác, muốn Bác tiến bộ thì phải phê bình”.
PV: Thưa ông, dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã chỉ rõ công tác xây dựng Đảng trong 5 năm qua còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, trong đó sinh hoạt đảng chất lượng chưa cao, tự phê bình và phê bình yếu. Trong khi đó, tự phê bình và phê bình là nguyên tắc cực kỳ quan trọng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Ông bình luận gì về vấn đề này?

TS Trần Văn Miều: Trong bối cảnh hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam phải giữ vững nguyên tắc tự phê bình và phê bình, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình. Chỉ có tự phê bình thì mỗi cán bộ, đảng viên mới nhận rõ: ta và địch, bạn và thù, cái ưu và cái khuyết, cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu, cái tiên tiến và cái lạc hậu, cái nên làm và cái không nên làm…

Việc tự phê bình phải đặt lên hàng đầu và phải làm thường xuyên, liên tục mới gột rửa được khuyết điểm, mới phát huy được ưu điểm. Đi đôi với tự phê bình là nêu cao tinh thần phê bình, đảng viên góp ý cho nhau, quần chúng góp ý xây dựng Đảng. Phải kết hợp hài hòa giữa tự phê bình và phê bình, hai việc này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, không tách rời nhau, bổ sung cho nhau.

Những luận điểm nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết, dân chủ, tự phê bình và phê bình còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn để xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.

Tự phê bình và phê bình không chỉ là nguyên tắc xây dựng Đảng, mà còn là nguyên tắc xây dựng Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình để xây dựng hệ thống chính trị của nước ta trong sạch, vững mạnh; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; làm cho dân tin và đi theo Đảng.

Tự phê bình và phê bình không chỉ là yếu tố quan trong để đánh giá hoạt động của Đảng mà còn là yếu tố quan trọng bậc nhất để xây dựng tinh thần đoàn kết, thống nhất trong Đảng và chống hiện tượng tự diễn biến, tự chuyển hóa trong Đảng.

PV: Thưa ông, trong nhiều cuộc họp đã có ý kiến cho rằng, việc phê bình trong Đảng hiện nay còn mang tính hình thức, phê bình theo kiểu cho có. Theo ông, làm thế nào để khắc phục được tình trạng này?

TS Trần Văn Miều: Năm nay, tôi đã có 39 năm tuổi Đảng. Nói như vậy để thấy, tôi đã dự rất nhiều Đại hội và sinh hoạt của các cấp bộ Đảng. Tôi nắm được thực trạng sinh hoạt và việc phê bình trong Đảng hiện nay.

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần làm rõ: Phê bình ở đâu và phương thức phê bình như thế nào? Ai phê bình và phê bình ai?

Trước hết phải nói đến trong Đảng thực hiện phê bình ở mọi cấp và trong tất cả các cuộc sinh hoạt của Đảng. Các cấp bộ Đảng từ Trung ương đến cơ sở đều phải thường xuyên và nghiểm chỉnh thực hiện phê bình. Cán bộ và đảng viên đều cần nêu cao tinh thần trách nhiệm để góp ý kiến cho các cấp ủy Đảng và các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Phải thực hiện dân chủ và bình đẳng trong việc phê bình cán bộ và đảng viên. Thực hiện phê bình cán bộ, đảng viên thông qua “kênh” chính thức như: trong các buổi sinh hoạt định kỳ của chi bộ hoặc đảng bộ, trong các hội nghị hoặc trong các đại hội các cấp và “kênh” không chính thức là gặp gỡ riêng góp ý cho cán bộ, đảng viên. Lâu nay, trong Đảng rất ít thực hiện công tác phê bình theo “kênh” không chính thức.

Ngoài việc thực hiện phê bình theo “kênh” chính thức và không chính thức nêu trên, tôi đề nghị cần thực hiện rộng rãi việc phê bình thông qua “kênh” của các cấp ủy Đảng, các cơ quan chuyên trách của Đảng, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và qua “kênh” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Làm cách này để phát huy dân chủ gián tiếp, các cấp bộ Đảng, các cơ quan chuyên trách của Đảng và cán bộ lãnh đạo của Đảng nghe được nhiều ý kiến góp ý của đảng viên và quần chúng.

Thứ hai là tất cả cán bộ và đảng viên đều phải thực hiện “thành khẩn phê bình” như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và không có “vùng cấm” trong nội bộ của Đảng. Như vậy, mọi cán bộ và đảng viên, ai, ở đâu và làm gì cũng phải thực hiện phê bình và cũng nhận được những góp ý phê bình của người khác. Một khi, trong Đảng thực hiện được phương thức này thì nội bộ Đảng mới giữ được sự đoàn kết như “giữ gìn con ngươi của mắt mình” và mới tạo ra sự thống nhất cao trong Đảng. Từ đó, uy tín của Đảng trong nhân dân được cải thiện và ngày càng nâng cao.

Tôi rất mong muốn, trong Đảng ta thực hiện nghiêm chỉnh nguyên “tắc tập trung dân chủ” để tạo ra một lề lối sinh hoạt mới: Trong cuộc họp có nhiều người nói, nhưng ra ngoài cuộc họp chỉ có một người nói. Lề lối này khác hẳn với hiện tượng tương đối phổ biến trong một số cuộc họp hiện nay. Trong cuộc họp chỉ có một người là lãnh đạo nói, nhưng ra ngoài mỗi người lại nói theo ý kiến riêng của mình; Bằng mặt, không bằng lòng; Nghĩ một đằng, nói một nẻo; Lời nói không đi đôi với suy nghĩ; hay phê bình cho lấy lệ,… Hiện tượng “phê bình theo kiểu khen ngợi” đang phát triển trong các cuộc họp của Đảng. Phần lớn ý kiến khen lẫn nhau hoặc nếu phải phê bình thì góp ý cho nhau theo kiểu thanh minh hoặc theo kiểu tìm đủ mọi lý do khách quan để bào chữa cho khuyết điểm của người khác, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo.

Tại sao, hiện nay hiện tượng này đang có xu hướng phát triển? Tôi cho rằng, nguyên nhân chính là trong Đảng xem nhẹ vũ khí đấu tranh phê bình và tư tưởng cơ hội, cục bộ, bè phái, coi lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm trên lợi ích tập thể.

Như vậy, để chống hiện tượng “phê bình theo kiểu khen ngợi” thì phải chống tư tưởng cơ hội, cục bộ, bè phái, coi lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm trên lợi ích của tập thể. Đi đôi với việc chống tư tưởng sai lệch là phải xây dựng những tư tưởng tích cực trong cán bộ và đảng viên. Cần thực hiện dân chủ, công khai và minh bạch trong việc tự phê bình và phê bình trong nội bộ của Đảng.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Minh Hòa/VOV.VN (thực hiện)

4 nhận xét:

  1. H ãy tự xem lại mình, tính Đảng ngày càng yếu kém.

    Trả lờiXóa
  2. Nói thì hay lắm. Luật hình sự chúng nó còn chưa sợ thì cái trò phê/tự phê chỉ là trò mèo nhằm lừa trẻ con.

    Trả lờiXóa
  3. văn lâm12:52 25/9/15

    Nếu chỉ dừng lại ở phê và tự phê thì thực tế chứng minh là hiệu quả rất kém chẳng giúp được gì nhiều trong công tác xây dựng Đảng .

    Phê và tự phê nhưng lại cấm không được nói trái nghị quyết thì nhỡ có nghị quyết của cấp nào đó còn bất cập,đảng viên phê bình cái nghị quyết cấp ủy đó thiếu thực tế thì có gọi là nói khác nghi quyết không ,có phạm vào 19 điều đảng viên không được làm không????

    Hiện nay,cái sai của một đảng viên chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến uy tín đảng nhưng cái sai của một cấp ủy mới là cái sai nghiêm trọng,ảnh hưởng đến đường lối chủ trương của một cơ quan,địa phương thậm chí toàn quốc ,ảnh hưởng xấu đến từng người dân,đến quốc gia dân tộc.

    Bác TS Miều chưa nói được cách nào để phê bình các chủ trương ,Nghị quyết của Đảng(tức phê bình tổ chức Đảng) để không vi phạm kỷ luật nói khác Nghị quyết hay tuyên truyền chống Đảng?...

    Trả lờiXóa
  4. Đồng ý với ý kiến của bác Văn Lâm. Ngoài ra phải công bố con số thống kê số Đảng viên sai phạm, bị xử lý (theo pháp luật và theo điều lệ Đ) hàng năm để nhân dân theo dõi việc giáo dục Đảng viên của Đ (trước khi vào Đ họ là quần chúng ưu tú cơ mà).

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog