Đàm phán TPP hoàn tất
Bộ trưởng thương mại 12 quốc gia, trong đó có VN, tham gia cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Atlanta (Mỹ) đã đạt được thỏa thuận vào lúc tối nay 5-10 (giờ VN).
Theo Reuters đưa tin lúc 18 giờ 55 phút ngày 5-10 (giờ Việt Nam, tức 7 giờ 55 phút cùng ngày giờ địa phương), bộ trưởng thương mại 12 nước – gồm Mỹ, Việt Nam, Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore – đã đạt thỏa thuận về TPP tại TP Atlanta, bang Georgia – Mỹ.
Họp báo chính thức công bố thỏa thuận sẽ diễn ra vào 13 giờ GMT (tức 20 giờ Việt Nam) và dự kiến kéo dài trong 30 phút.
Sau khi được ký kết, hiệp định TPP sẽ giảm thuế nhập khẩu và thiết lập các tiêu chuẩn chung cho 12 quốc gia đại diện cho 40% sản lượng kinh tế toàn cầu. Thỏa thuận này có thể tái định hình các ngành công nghiệp và ảnh hưởng đến mọi thứ từ giá phô-mai đến chi phí điều trị ung thư.
Quốc hội mỗi nước thành viên sẽ xem xét và thông qua TPP riêng rẽ sau đó.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thúc đẩy ký kết hiệp định trong suốt nhiệm kỳ của mình để mở cửa thị trường xuất khẩu của nước này, bao gồm các dịch vụ tài chính và dược phẩm. Thỏa thuận cũng được xem là chiêu bài đối trọng với Trung Quốc tại khu vực châu Á của Washington. Nếu được quốc hội Mỹ thông qua, TPP sẽ trở thành di sản nổi bật của Tổng thống Obama.
Đây là cơ hội mới nhưng cũng là thử thách mới đối với nền kinh tế nước ta đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, chúng ta đang rất cần học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới về vấn đề công nghiệp hóa nền nông nghiệp, quy hoạch nuôi trồng theo những trang trại lớn, có quy chuẩn chung chứ không phải tự phát, điều này giúp chúng ta có thể xuất khẩu được nông sản ra các thị trường nước ngoài chứ không phải phụ thuộc vào trung quốc nữa.
Trả lờiXóaViệt nam ta đang trên đà hội nhập toàn cầu, cùng với đó là tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, các quốc gia trên toàn thế giới trong vấn đề tranh chấp biển đông với trung quốc, hiệp định này được ký kết, việt nam ta có thêm nhiều cơ hội mới về để thúc đẩy nền kinh tế xã hội, cùng với đó là nâng cao vị thế quốc gia trên toàn thế giới hơn nữa.
Trả lờiXóaMong là hiệp định này sớm được thông qua nước ta có thêm cơ hội phát triển nền kinh tế nâng cao kim ngạch xuất khẩu, cùng với đó chúng ta cũng cần phải chuẩn bị tâm lý trước cho những doanh nghiệp trong nước, cơ hội mở ra nhưng đi kèm với nó cũng là những thách thức khi các doanh nghiệp nước ta phải cạnh tranh với hàng loạt với những tập đoàn kinh tế lớn với cách thức làm việc chuyên nghiệp và các sản phẩm có chất lượng cao, nhưng có cạnh tranh mới có động lực thúc đẩy.
Trả lờiXóaNhìn trên bản đồ ta có thể thấy được tầm nhìn chiến lược của tổng thống obama, nếu hiệp định được thông qua chúng ta có thể tạo ra một vành đai kinh tế mới giữa châu á và thái bình dương, mở ra nhiều cơ hội cho việt nam ta phát triển kinh tế và nâng cao vị thế đất nước trên toàn thế giới. Trong tổ chức toàn là những đất nước đã phát triển có nền kinh tế vững mạnh việt nam ta có hy vọng sẽ thu hút được sự đầu tư lớn cùng với đó là học tập kinh nghiệm trong quản lý bộ máy chính trị chống tham nhũng...
Trả lờiXóaĐịa hình nước ta rất đẹp là cửa ngõ trong việc giao thương quốc tế giữa châu á và châu mỹ, chỉ là do kinh tế nước ta đang phát triển, chúng ta còn chưa đủ tiềm lực và kinh nghiệm để khai thác, việc ký kết hiệp định này chắc chắn sẽ thúc đẩy nền kinh tế nước ta, từ nông nghiệp tới công nghiệp dịch vụ vận chuyển đường biển, đây là điều vô cùng cần thiết đối với nước ta bây giờ.
Trả lờiXóaThỏa thuận cũng được xem là chiêu bài đối trọng với Trung Quốc tại khu vực châu Á của Washington. Đây cũng là cơ hội và thách thức đối với VN.
Trả lờiXóaKhông có thách thức, không có thành công !
Trả lờiXóaNếu không mở cửa và hội nhập ,kinh tế xã hội VN chắc không mấy khác Bắc Triều tiên,nơi mà máy tính,điện thoại di động hay internet vẫn còn là thứ lạ lẫm...!
tôi đã tham khảo nhiều tài liệu và tôi ưng ý nhất một quan điểm đó là theo quan điểm của đại học Havard thì cơ hội bằng với nhu cầu cộng với nguồn lực. ta đã thấy rằng cả nhu cầu và nguồn lực của các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại một số đều tồn tại nhiều vấn đề hết sức nghiêm trọng. nếu không thay đổi tư duy thì rất có thể chúng ta sẽ chậm chân so với các nước khác trong TPP, mà chậm chân cũng đồng nghĩa với thụt lùi.
Trả lờiXóa