Bà Hillary Clinton công bố đề nghị kiểm soát súng
Ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton.
Nhà chức trách Oregon nói tay súng giết 9 người tại một trường đại học cộng đồng tự sát khi đối đầu với cảnh sát.
Hôm nay, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton sẽ công bố các đề nghị mới nhằm tăng cường việc kiểm soát súng ống ở Hoa Kỳ.
Đây là một vấn đề có một số điểm khác biệt giữa bà Clinton và các đối thủ đang tìm cách để được đảng đề cử ra tranh chức tổng thống vào năm 2016, nhưng cũng là một sự cách biệt cơ bản về chủ thuyết giữa các ứng viên và các đối tác của đảng Cộng Hòa.
Các phụ tá của bà Clinton cho hay bà sẽ nhân 2 cuộc họp tiếp dân ở tiểu bang New Hampshire miền đông bắc để thảo luận các kế hoạch sử dụng quyết định hành pháp nếu như Quốc Hội không chịu giải quyết vấn đề.
Vị cựu thượng nghị sĩ và nguyên là Bộ trưởng Ngoại giao này muốn siết chặt luật lệ đòi hỏi những người mua súng phải qua quá trình kiểm tra lý lịch trước khi mua súng, trong đó có việc yêu cầu họ hiện diện trong những cuộc triển lãm súng và cấm bán trong trường hợp công cuộc kiểm tra không được hoàn tất.
Bà Clinton cũng dự kiến sẽ đề nghị bãi bỏ một bộ luật năm 2005 bảo vệ cho các nhà chế tạo và bán súng có giấy phép trước những vụ kiện dân sự “do việc sử dụng bất hợp pháp hay hình sự” một khẩu súng hay đạn dược.
Bà Clinton đăng trên trang Twitter hôm chủ nhật rằng, “Ta không thể chờ đợi lâu thêm để hành động về việc ngăn chặn bạo lực do súng ống.”
Thông báo của bà sẽ được đưa ra chưa đầy một tuần lễ sau khi một tay súng 26 tuổi giết hại 9 người và làm 9 người khác bị thương trong vụ nổ súng tập thể mới nhất tại một trường học Mỹ. Tổng thống Barack Obama đã có phản ứng gay gắt trước vụ tấn công này. Ông nói với dân chúng Mỹ rằng họ cần phải hối thúc các nhà lập pháp ban hành các luật lệ cứng rắn hơn về kiểm soát súng ống.
Tổng thống Obama nói, “Chúng ta đã trở nên vô cảm trước vấn đề này.”
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, một ứng viên khác ra tranh cử để thay thế ông Obama sau khi nhiệm kỳ thứ hai chấm dứt, nói sau các vụ nổ súng, đất nước cần có “luật lệ hợp lý về kiểm soát súng ống” cùng với sự trợ giúp tốt hơn dành cho những người mắc bệnh tâm thần. Ông cũng ủng hộ việc chấm dứt điều gọi là tránh né phơi bày súng cũng như cấm bán vũ khí tự động.
Lập trường của đảng Cộng hòa: Luật lệ không ngăn được tội phạm
Nhưng đối với các ứng viên của đảng Cộng hòa, sự đáp ứng đối với những vụ nổ súng tập thể không phải là ban hành thêm các luật lệ mà họ cho là sẽ không ngăn chặn kẻ nổ súng kế tiếp có được một khẩu súng.
Tỷ phú Donald Trump, người đã dẫn đầu các ứng viên Cộng hòa từ nhiều tháng nay, nói với chương trình Meet the Press hôm chủ nhật rằng ông có thể lập luận rằng nếu có thêm những người được vũ trang tại trường đại học cộng đồng nơi xảy ra vụ tấn công hôm thứ năm tuần trước, thì số người thiệt mạng sẽ ít hơn.
Ông Trump nói thêm, “Nếu có nhiều súng hơn, ta sẽ được bảo vệ nhiều hơn bởi vì những người đích đáng sẽ có súng. Những người bị bệnh tâm thần sẽ “lọt qua những kẽ hở, và ‘làm những điều mà người thường không tin được là có thể làm được.”
Các đảng viên Cộng hòa thường chống đối luật lệ hạn chế khả năng của người Mỹ mua và sở hữu súng, dựa vào lập trường về Khoản tu chính số 2 trong Hiến pháp Hoa Kỳ viện dẫn “quyền của dân chúng được tàng trữ và mang vũ khí.” Nhiều cuộc tranh luận chính trị và nhiều vụ kiện đã thăm dò ý nghĩa chính xác và việc áp dụng điều khoản này từ hơn 200 năm sau khi bản Hiến pháp được phê chuẩn.
Tối cao Pháp viện đã đề cập đến vấn đề này lần chót trong một phán quyết quan trọng vào năm 2008 ủng hộ quyền được sở hữu vũ khí và sử dụng nó “cho các mục đích hợp pháp lâu đời, như tự vệ bên trong nhà của mình.”
Thượng nghị sĩ Marco Rubio hôm thứ sáu tuyên bố thêm những hạn chế về quyền sở hữu súng sẽ ngăn chặn dân chúng trong việc tự vệ.
Ông Rubio nói, “Các tội phạm không tuân hành luật lệ về súng. Chỉ có những người tuân hành luật pháp mới theo các luật lệ về súng, và dứt khoát không có bằng chứng nào cho thấy những luật lệ về súng ống sẽ ngăn chặn những vụ nổ súng này.”
Bác sĩ giải phẫu thần kinh Ben Carson, đứng thứ nhì sau ông Trump trong các cuộc thăm dò, hôm thứ sáu cũng nói rằng kiểm soát súng ống chỉ định ra những hạn chế đối với những người tuân hành luật pháp. Theo ông, “Nó không có hiệu quả đối với những kẻ điên rồ.”
Trong khi đó, cựu chủ tịch ban quản trị hãng Hewlett-Packard, bà Carly Fiorina nói chính phủ nên tập trung vào việc áp dụng luật lệ hiện hành trước khi vội vàng thêm các luật lệ mới.
Tiến xa hơn nữa
Các đề nghị của bà Clinton có phần chắc sẽ không được thêm sự ủng hộ nào của phe Cộng hòa, nhưng các kế hoạch của bà còn chậm hơn so với một đảng viên Dân chủ khác, là cựu thống đốc tiểu bang Maryland, ông Martin O’Malley, người đã đưa ra một danh sách dài các cải cách về súng ống mà ông muốn ban hành.
Ông O’Malley đồng ý về việc siết chặt kiểm tra lý lịch, và muốn yêu cầu phải có một giấy phép, ghi dấu vân tay và huấn luyện về an toàn cho bất cứ ai mua súng. Ông cũng muốn có một sổ đăng ký vũ khí của liên bang, gia tăng việc thanh tra những nhà giao dịch súng ống, và vận dụng vai trò của chính phủ trong tư cách một người mua súng chính yếu để thúc đẩy giới sản xuất làm sáo theo dõi tốt hơn tất cả các loại súng ống.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóathanh tuyền
Trả lờiXóalại một mùa bầu cử tổng thống Mỹ nữa. Lần này là kiểm soát súng đạn ở Mỹ.
Trả lờiXóaôi giời, đâu lại vào đấy cả mà thôi, chẳng khá khẩm hơn chút nào đâu, chẳng qua là bài để vận động thôi, chứ mình bà ta thì thay đổi được gì, bà ta không thể nào đi ngược lại lợi ích của giai cấp tư sản và những kẻ giàu có ở Mỹ được. Một mùa chửi nhau đã sôi động rồi,.
Trả lờiXóaNói thật chứ, cứ tự do súng đạn như Mỹ đến sợ thật, ra đường gục xuống không biết từ đâu bắn đến. Việt Nam có sát thủ thì nó cũng chỉ dùng dao là phần nhiều.
Chính Obama cũng đã phải thừa nhận việc chính phủ buông lỏng đến vô cảm về quản lý súng ống.
đang chết chìm với IS, trong nước thì như thế chắc Obama rụng nhiều tóc lắm.
đề nghị của bà Clinton có lẽ sẽ không được thêm sự ủng hộ nào của phe Cộng hòa, nhưng các kế hoạch của bà sẽ làm cho chính quyền ông Obama nhanh chóng có những nghiên cứu và đề xuất phương án để đảm bảo tính mạng cho người dân trong thời gian tiếp theo
Trả lờiXóaCác đảng viên Cộng hòa thường chống đối luật lệ hạn chế khả năng của người Mỹ mua và sở hữu súng, dựa vào lập trường về Khoản tu chính số 2 trong Hiến pháp Hoa Kỳ viện dẫn quyền của dân chúng được tàng trữ và mang vũ khí. Điều này đã làm cho nước Mỹ luôn đặt trong tình trạng an ninh cao sau khi các vụ xả súng xảy ra
Trả lờiXóaLại sắp có một mùa bầu cử ở Mỹ nữa. Lần này lại một cuộc vận động mới đã bắt đầu, đó là kiểm soát súng đạn ở Mỹ. Thực chất cũng sẽ đâu lại vào đấy. Vấn đề kiểm soát súng đạn ở Mỹ đã gần như bất lực từ trước. Với 310 triệu khẩu súng đang lưu hành trên thị trường, Mỹ là một trong những quốc gia sử dụng vũ khí nhiều nhất trên thế giới. Súng đạn hiện được xếp thứ 13 trong danh mục các nguồn gốc dẫn tới chết người nhiều nhất hàng năm ở Mỹ. Gần như một người ở Mỹ sở hữu 1 khẩu súng kể cả trẻ con. Kết quả điều tra của LHQ cho thấy từ năm 2003 đến năm 2010 đã có khoảng 88.000 người Mỹ thiệt mạng trong các vụ bạo lực súng đạn. Hi vọng các biện pháp được Obama đưa ra để kiểm soát súng đạn ở Mỹ sẽ có kết quả nhất định.
Trả lờiXóaChắc chắn đề nghị kiểm soát súng của bà Hillary Clinton sẽ không được đảng cộng hòa chấp nhận. Không thể phủ nhận súng là 1 phần của lịch sử nước Mỹ, đất nước của những người nhập cư, khai hoang những vùng đất mới. Quyền sở hữu súng đang và đã đi cùng những tội ác , những vụ thảm sát, chết chóc, nỗi sợ hãi hoang mang và nhiều di chứng khác nữa. Những cải cách của ông Obama sẽ đánh dấu 1 cuộc cải cách kiểm soát súng lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua ở nước Mỹ.
Trả lờiXóaCác vụ xả súng xảy ra như cơm bữa tại Mỹ, nhưng chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama bất lực. Tất cả mọi dự luật thắt chặt kiểm soát súng đạn đều rơi vào quên lãng tại Quốc hội.Đây là lần thứ 15 ông Obama phát biểu về một vụ bạo lực súng đạn kể từ khi lên nắm quyền ở Nhà Trắng vào năm 2009. "Chúng ta có thể làm một điều gì đó (để thay đổi tình hình), nhưng chúng ta phải thay đổi luật pháp". Cứ sau mỗi vụ thảm sát, dư luận và giới truyền thông Mỹ lại bừng bừng phẫn nộ, đòi hạn chế súng đạn. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, những lời kêu gọi này rơi vào quên lãng. Tại sao nước Mỹ không thể kiểm soát súng. Bởi vì, súng là một phần cơ bản của nền văn hóa và di sản chính trị truyền thống của nước Mỹ từ thuở sơ khai. Tu chính án thứ hai trong hiến pháp Mỹ quy định quyền được sở hữu vũ khí. Như vậy, quyền sở hữu súng được xem là quyền cơ bản của công dân Mỹ.Vì vậy, nền văn hóa súng đạn Mỹ phát triển mạnh mẽ. Rất nhiều người Mỹ yêu thích súng đạn và tự hào với việc mình sở hữu súng đạn.
Trả lờiXóatheo số liệu thống kê năm 2012 khoảng 34% hộ gia đình Mỹ có súng, tương đương hơn 100 triệu người Mỹ sở hữu súng. Mỹ chỉ chiếm 5% dân số thế giới, nhưng người Mỹ sở hữu tới 30-50% tổng số súng đạn cá nhân toàn cầu. Do quá nhiều người Mỹ sở hữu súng, ngành công nghiệp súng đạn có ảnh hưởng chính trị vô cùng to lớn. Hiệp hội Súng trường Mỹ (NRA), đại diện ngành công nghiệp súng đạn, là một trong những tổ chức vận động hành lang hùng mạnh và giàu thế lực nhất nước Mỹ. Cứ sau mỗi vụ xả súng, NRA mở chiến dịch vận động ủng hộ súng đạn.
Trả lờiXóaTheo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), bạo lực súng đạn tại Mỹ đã cướp đi sinh mạng của hơn 30.000 người. Các bác sỹ và chuyên gia y tế cho rằng, bạo lực súng đạn ngày càng lan tràn như một "dịch bệnh" và gọi đây là mối đe dọa lớn cho tính mạng của người dân Mỹ. Ngày 16/9, một kẻ có vấn đề tâm thần đã bắn chết 12 người tại căn cứ hải quân Navy Yard ở Washington và hàng chục người khác bị thương. Tiếp theo đó, ngày 20/9, vụ xả súng nhằm vào một sân bóng rổ thuộc công viên phía Nam thành phố Chicago, làm ít nhất 12 người bị thương. Sau mỗi vụ xả súng ở Mỹ, dư luận lại dấy lên những cuộc tranh cãi về vấn đề kiểm soát súng đạn nhưng những cuộc tranh cãi này nối tiếp nhau rơi vào quên lãng.tỷ lệ tội phạm tại Mỹ cao gấp 3 lần so với các nước phát triển khác như Anh và Australia, trong khi đó tỷ lệ tội phạm liên quan đến súng đạn gấp 10 lần so với các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Từ khi ông Obama nhậm chức nhiệm kỳ 2 đến nay đã có 5 vụ xả súng xảy ra trên đất Mỹ. Cứ 3-4 tháng lại xảy ra một vụ xả súng khiến nhiều người bi quan mà cho rằng chuyện xả súng là “quen thuộc” và “không thể tránh khỏi” ở Mỹ. Việc kiểm soát súng là một việc làm cần thiết, nó dẹp đi mối đe dọa cho nhân loại. Hi vọng rằng đạo luật này sẽ được thông qua tại Mỹ.
Trả lờiXóaViệc đề nghị kiểm soát súng ở Mỹ của bà Clinton chắc là khó mà được chấp nhận vì nguồn lợi thu về từ việc bán súng quá lớn, với lại việc sử dụng súng từ lâu đã là nét văn hóa của Mỹ rồi.
Trả lờiXóaNước Mỹ quá chận động với các cuộc thảm sát từ súng rồi. Nguyên nhân là do sự thả nổi dùng súng. Nếu đề nghị kiểm soát súng được thông qua thì đó là một thành công lớn của bà Clinton.
Trả lờiXóaRất nhiều các vụ xả súng ở trường học diễn ra ở Mỹ. Nguyên nhân là do ở Mỹ việc sử dụng súng là phổ biến. Người dân đến tuổi trưởng thành đều có thể mua súng, do vậy rất khó mà kiểm soát được.
Trả lờiXóaMỹ cần kiểm soát súng trong người dân càng sớm càng tốt nếu không muốn các vụ thảm sát bằng sùng còn diễn ra.
Trả lờiXóaKiểm soát súng đạn ở Mỹ được là điều rất khó vì nhiều vấn đề liên quan, đó là các nhà sản xuất súng đạn, người dân Mỹ coi việc sử dụng súng là điều tất yếu.
Trả lờiXóa