Đông Bình
(GDVN) - Tàu chiến, máy bay Mỹ sẽ tuần tra ở khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo ở Biển Đông, thách thức yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc không chỉ 1 lần.
Theo hãng tin BBC Anh ngày 26 tháng 10, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, trong vòng 24 giờ sẽ điều tàu khu trục tên lửa đến hoạt động ở phạm vi vùng biển 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông.
Tàu khu trục tên lửa USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ
Theo hãng tin Reuters Anh, Quân đội Mỹ sẽ điều tàu khu trục tên lửa USS USS Lassen (DDG-82) đến hoạt động ở vùng biển quanh đá Subi và đá Vành Khăn, đồng thời sẽ điều máy bay trinh sát P-8A đến vùng biển này tuần tra.
Hai đá ngầm này trước đây khi thủy triều lên sẽ bị chìm trong nước, sau khi Trung Quốc tiến hành bồi đắp quy mô lớn bất hợp pháp trong năm 2014, chúng mới trở thành đảo.
Máy bay trinh sát P-3 Orion cũng có thể tham gia, vài tuần tới cũng sẽ triển khai hoạt động tuần tra tiếp theo.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, hoạt động (tuần tra) của Quân đội Mỹ sẽ không chỉ một lần, mà sẽ tiến hành định kỳ, hành động lần này hoàn toàn không nhằm vào Trung Quốc.
Hiện nay vẫn chưa rõ Mỹ phải chăng đã thông báo kế hoạch tuần tra của tàu chiến này cho Trung Quốc hay chưa.
Người phát ngôn Nhà Trắng Mỹ Josh Earnest
Tuy nhiên, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, đã cho Trung Quốc biết rằng bảo đảm tự do thương mại ở Biển Đông cực kỳ quan trọng đối với kinh tế thế giới.
Hành động lần này của Quân đội Mỹ sẽ là lần đầu tiên tàu chiến Mỹ đi vào phạm vi 12 hải lý quanh đá ngầm sau khi Trung Quốc bắt đầu bồi đắp, xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) quy mô lớn từ năm 2014.
Dư luận quốc tế tin rằng hành động này của Mỹ là muốn cho thấy Mỹ không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các đá ngầm này. Washington luôn cho rằng, căn cứ vào luật pháp quốc tế, đảo nhân tạo không thể tạo ra phạm vi lãnh thổ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter sớm cho biết, Mỹ cân nhắc điều tàu chiến, máy bay đến hoạt động ở những khu vực mà luật pháp quốc tế cho phép, trong đó có Biển Đông.
Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson cũng cho biết, Quân đội Mỹ đi lại ở Biển Đông – vùng biển quốc tế, trong đó có vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền (bất hợp pháp) không phải là khiêu khích, Mỹ có quyền lợi thực hiện tự do đi lại.
Giới cầm quyền Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Đối với vấn đề này, giới bành trướng Trung Quốc thông qua phát ngôn viên ngoại giao của họ là Hoa Xuân Oánh gần đây cho rằng, Trung Quốc kiên quyết phản đối bất cứ nước nào lấy danh nghĩa tự do đi lại và tự do bay để gây thiệt hại cho chủ quyền và an ninh của một nước khác.
Nhưng, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có chủ quyền đối với các đảo đá ở Biển Đông. Những đảo đá hiện do Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông là do Trung Quốc dùng vũ lực để ăn cướp của Việt Nam vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995… - PV.
Năm 2014, Trung Quốc bắt đầu tiến hành bồi đắp, xây đảo nhân tạo quy mô lớn, bất hợp pháp ở Biển Đông, gây bất mãn cho Mỹ, Nhật Bản và các nước xung quanh Biển Đông.
Tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình ở Washington, có bàn về vấn đề Biển Đông, nhưng hai bên hoàn toàn không đạt được đồng thuận.
Ông Barack Obama sau đó cho biết có thể điều tàu chiến áp sát đá ngầm trên Biển Đông để bảo vệ tự do đi lại.
Tàu khu trục tên lửa USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ
Theo bài báo, tàu USS Lassen (DDG-82) là chiếc tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke thứ 32 của Hải quân Mỹ, hạ thủy ngày 16 tháng 10 năm 1999, biên chế ngày 21 tháng 4 năm 2001, có thể chở 2 máy bay trực thăng săn ngầm SH-60B/F Seahawk LAMPS Mk III.
Đối với hoạt động tuần tra của Quân đội Mỹ quanh các đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, Tiến sĩ Trần Công Trục gần đây có bài viết trên báo Giáo dục, đã phân tích kỹ về vấn đề này, cho rằng hoạt động này là hợp pháp, nhưng lưu ý Việt Nam cũng nên có phản ứng liên quan và cần hoàn thiện luật pháp liên quan đến biển đảo - PV.
Cảnh sát quốc tế vờn nhau với Đại hán bắc kinh, nếu 2 bên đều rắn, quan sát viên VN sẽ làm gì nhỉ: La làng cẩn thận cháy nhà, phun nước hay tiếp dầu cho bên yếu thế hơn?
Trả lờiXóaCổ vũ những hành động hợp pháp đối với biển Đông để khẳng định cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có chủ quyền đối với các đảo đá ở Biển Đông.
Trả lờiXóaVN cũng cần có hướng hành động, phản ứng liên quan khi xảy ra sự việc này
Trả lờiXóa