Chia sẻ

Tre Làng

Ông Dương Trung Quốc: ĐỪNG VÌ LÝ LỊCH MÀ ĐÁNH GIÁ!

Về việc nhiều cán bộ trẻ làm lãnh đạo tại các tỉnh, thành, ông Dương Trung Quốc cho rằng: Đừng vì lý lịch mà đánh giá người ta!

Nói về việc nhiều cán bộ trẻ làm lãnh đạp, ĐB Dương Trung Quốc cho rằng quan trọng là giám sát và hậu đề bạt

Trao đổi với báo chí về việc thời gian qua có nhiều cán bộ trẻ làm lãnh đạo tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, bên hàng lang Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng, bản chất sự việc không thể đánh giá từ một chiều, mà phải có sự xem xét một cách tổng thể.

Xu hướng cán bộ trẻ là tích cực

Vừa qua, nhiều cán bộ trẻ được bầu vào BCH Đảng bộ các tỉnh, thành phố và giữ chức danh lãnh đạo. Nhiều trường hợp là con của những cán bộ đang giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước khiến dư luận băn khoăn. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

Hiện tượng nhiều cán bộ trẻ được đề bạt vào những chức vụ quan trọng, trước hết phải xem lại quan niệm thế nào là trẻ. Trẻ về tuổi tác, hay trẻ về quá trình tham gia. Khi đã bàn về trẻ thì không nên tuyệt đối hóa nó mà phải thấy nhiều thế hệ kế cận nhau. Tôi thấy xu hướng trẻ hiện nay là tích cực.

Trước đây, Tổng Bí thư đầu tiên – Tổng bí thư Trần Phú của chúng ta chỉ có 27 tuổi, ông Võ Nguyên Giáp trở thành Bộ trưởng Bộ nội vụ vào năm 1945 mới 34 tuổi. Tôi cho rằng, hiện tượng một số cán bộ trẻ lại gắn với con của các vị lãnh đạo cao cấp nếu trong một xã hội lành mạnh thì đó là điều bình thường, thậm chí là điều tốt.

Như ở Mỹ có Tổng thống Bush, sau đó con ông Bush cũng trúng cử làm Tổng thống Mỹ, hay ở Singapore có ông Lý Quang Diệu là Thủ tướng, sau đó đến con trai ông này là Lý Hiển Long cũng được bầu làm Thủ tướng.

Còn ở nước ta, có lẽ chúng ta rơi vào tâm lý mất lòng tin, hệ thống giá trị không chuẩn nên bất kỳ hiện tượng nào, sự kiện nào, người ta cũng đặt câu hỏi đằng sau đó có gì không, khuất tất không, có lợi ích nhóm không, có cái gì là “cha truyền con nối” không. Chính vì thế phải minh bạch.
Chủ nghĩa lý lịch
Trong thời gian vừa rồi, liên quan đến công tác nhân sự thấy có 2 hiện tượng đối lập nhau. Có người trình độ giỏi, nhưng lý lịch không chính thống cho nên bị loại ra và những người con của những người rất chính thống lại được đề bạt. Theo quan điểm của tôi phải bỏ qua tư tưởng vin vào chủ nghĩa lý lịch, đừng vì lý lịch mà đánh giá người ta, mà phải tập trung vào bản thân người cán bộ đó xem có đúng chuẩn không. Đương nhiên chuẩn ở đây là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa, đó là quy định của nhà nước, pháp luật, phương thức minh bạch hóa, tranh thủ ý kiến dân chủ.
Quan trọng là có đề bạt thì phải có "hạ bệ" nếu như anh không hoàn thành nhiệm vụ.

Dư luận băn khoăn là số cán bộ trẻ được bầu làm lãnh đạo một số tỉnh, thành lại đều rơi vào đúng con em “con nhà nòi”. Ông có bình luận gì về việc này?

Rõ ràng phải giám sát để bảo đảm khách quan để xem việc đề bạt đó có đúng hay không. Nhưng có lẽ chúng ta không nên e ngại mà hãy để thực tế trả lời, miễn sao làm nghiêm túc. Như anh giao một nhiệm vụ không tương xứng với năng lực thì thực tế sẽ trả lời. Tôi cho rằng, quan trọng là phải giám sát tốt hậu đề bạt.

Nếu so sánh với vị trí “bấp bênh” của 600 Phó Chủ tịch xã đang làm việc tại 64 huyện nghèo của cả nước, sau khi Đề án kết thúc, dư luận càng cho rằng chỉ “con ông cháu cha” mới được bổ nhiệm khi tuổi còn trẻ?

Tôi nghĩ rằng, thực tiễn diễn ra đòi hỏi phải xem xét lại cách làm của chúng ta. Đương nhiên phải chấp nhận những thử nghiệm, nhưng đừng để lại những hậu quả nặng. Cũng như câu chuyện của Đà Nẵng là một thành phố rất năng động trong việc đào tạo cán bộ nhưng sự thực diễn ra không như anh muốn. Sự thực đó không phải hoàn toàn tiêu cực.

Việc người ta muốn có điều kiện làm việc tốt hơn là chuyện hết sức bình thường, chính đáng, nhưng rõ ràng lại chênh với chủ trương. Việc đòi thu hồi lại đầu tư cũng chính đáng. Cả hai vấn đề đó đều chính đáng, vậy rõ ràng là do chính sách chưa lường hết được các yêu tố đó. 

Chúng ta đã có tiêu chí rất cụ thể khi lựa chọn cán bộ, nhưng việc áp dụng khiến dưluận băn khoăn, thưa ông?

Tất nhiên từ chữ nghĩa văn bản đến vận dụng là một khoảng cách rất lớn và khoảng cách đấy là có hai cách là công khai minh bạch cho mọi người biết; thứ hai là thực nghiệm, kiểm nghiệm. Thực nghiệm, kiểm nghiệm không chỉ là liên quan đến nhân sự ấy mà còn liên quan đến cả bộ máy, cơ cấu và những người chịu trách nhiệm, không để xong rồi hòa cả làng và ai đã lên cứ lên, không đánh giá chất lượng của việc đề bạt.

Tức là phải công khai minh bạch để người dân giám sát khi giới thiệu đề bạt cán bộ?

Công khai là cần thiết, nhưng không phải cái gì cũng công khai. Công khai với những người có trách nhiệm với vấn đề này, và có những việc thì công khai để toàn dân biết. Nếu vấn đề gì cũng công khai như đẽo cày giữa chợ thì lại khó. Công khai, minh bạch cũng có phương thức của nó và là một công nghệ để vận dụng.

10 nhận xét:

  1. cứ để yên cho họ làm đi, người ta mới vừa lên, đã vội vàng phán xét này nọ thì làm sao mà họ phá huy được năng lực của mình một cách tốt nhất. Thử hỏi những người kêu rằng mất niêm tin này nọ, nếu người khác cũng nghĩ về họ như thế thì liệu họ có cơ hội mà phát triển được không. Vậy nên, để họ làm, nhân dân giám sát, sai phạm đâu xử lý ở đó, pháp luật không trừ một ai cả, tất cả mọi người nên có niềm tin vào pháp luật.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi rất đồng tình với ý kiến của ông khi cho rằng chúng ta nên giám sát sau khi đề bạt như thế mới đánh giá đúng năng lực của họ. Chứ tuổi tác và dòng dõi gia đình không là tiêu chí để ta đánh giá họ. Cán bộ trẻ làm lãnh đạo không chỉ diễn ra ở nước ta mà diễn ra ở nhiều nước, mà nó cũng không chỉ diễn ra thời nay mà thời xưa cũng đã từng. Ví dụ như:Tổng Bí thư đầu tiên – Tổng bí thư Trần Phú của chúng ta chỉ có 27 tuổi, ông Võ Nguyên Giáp trở thành Bộ trưởng Bộ nội vụ vào năm 1945 mới 34 tuổi.Hãy nhìn về phía trước chứ đừng nhìn về phía sau. Chúng ta hi vọng rằng với đội ngũ lãnh đạo trẻ sẽ có nhiều cống hiến cho nước nhà.

    Trả lờiXóa
  3. Đây là một chủ trương đúng đắn, bên cạnh vinh dự và tự hào vì được tin tưởng thì họ cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ lớn lao là phải chứng tỏ năng lực của mình, đáp ứng tốt sự kỳ vọng của nhân dân, đừng vì lý lịch mà đánh giá không khách quan..

    Trả lờiXóa
  4. chuẩn không cần chỉnh! xu hướng lãnh đạo trẻ là một điều đáng mừng mới phải. Đa số thế hệ lãnh đạo giờ xuất thân từ thời kháng chiến và thời bao cấp. Lửa nhiệt cách mạng thì có thừa nhưng nếu nói về sự nhạy bén với những cái mới của thế giới thì phải là giới trẻ. Chưa kể việc họ được đào tạo ở nước ngoài, có cái nhìn mới và đa chiều, sẽ giúp đất nước phát triển nhanh hơn.

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh21:22 22/10/15

    có "đề bạt" thì ắt có "hạ bệ" nếu như anh ta ko hoàn thành tốt nhiệm vụ như kỳ vọng. Dân hãy theo dõi, chất vấn họ.

    Trả lờiXóa
  6. Không cần phải bàn cãi là "giao một nhiệm vụ không tương xứng với năng lực thì thực tế sẽ trả lời". Không có năng lực, làm không ra gì thì chả mấy chốc mà bật chỗ. Hãy để thời gian và kết quả chứng minh năng lực của những lãnh đạo trẻ.

    Trả lờiXóa
  7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi rất đồng tình với cách suy nghĩ và trả lời của ông Dương Trung Quốc. Tư duy của Đảng đã có phần thay đổi, nhân lực đưa vào giữ lãnh đạo ngày càng trẻ đó là điều tích cực. Người dân hay các thế lực thù địch có nghi ngờ thì chúng ta phải minh bạch hóa thông tin, càng giấu họ càng tò mò và suy luận.

    Trả lờiXóa
  9. Tôi rất đồng tình với ý kiến của ông Dương Trung Quốc khi cho rằng chúng ta nên giám sát sau khi đề bạt như thế mới đánh giá đúng năng lực của họ. Không nên đánh giá tuổi tác và dòng dõi gia đình. Cán bộ trẻ làm lãnh đạo không chỉ diễn ra ở nước ta mà diễn ra ở nhiều nước, đây là xu hướng tích cực.Hãy nhìn về phía trước chứ đừng nhìn về phía sau. Chúng ta hi vọng rằng với đội ngũ lãnh đạo trẻ sẽ thể hiện hết khả năng của mình, với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ cống hiến cho đất nước để mọi sự nghi ngờ sẽ được xóa bỏ.

    Trả lờiXóa
  10. Gần đây việc rất nhiều cán bộ lãnh đạo trẻ tuổi được bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng đang được sự quan tâm của rất nhiều người. Dư luận tỏ ra băn khoăn khi số cán bộ trẻ được bầu làm lãnh đạo một số tỉnh, thành lại đều rơi vào đúng con em “con nhà nòi”. Nhưng tôi lại rất đồng tình với ý kiến của ông Dương Trung Quốc là phải giám sát để bảo đảm khách quan để xem việc đề bạt đó có đúng hay không. Chúng ta không nên e ngại mà hãy để thực tế trả lời, miễn sao làm nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm. Hi vọng những cán bộ trẻ sẽ đủ tài đủ sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để xóa bỏ hết nỗi băn khoăn trong lòng dư luận.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog