“Cái mà chúng ta chưa làm được lớn nhất, đáng lo nhất trong thời gian vừa qua không phải là ở kinh tế, mà ở việc xây dựng con người!”
LTS: TS.Lê Kiên Thành, con trai cố TBT Lê Duẩn, chia sẻ cùng Tuần Việt Nam những trăn trở của ông về vấn đề con người trong dự thảo báo cáo chính trị của BCH TW khóa XI cho Đại hội khóa XII.
Nhà báo Duy Chiến: Thưa ông, xuất thân từ gia đình truyền thống, với tư cách là một đảng viên, một doanh nhân, chắc ông đã nghiên cứu dự thảo báo cáo chính trị của BCH TƯ Đảng Đại hội 12. Điều ông quan tâm nhất trong báo cáo này là gì?
Cái chưa làm được lớn nhất là xây dựng con người
TS. Lê Kiên Thành: Báo cáo chính trị là sự tổng kết, đánh giá kết quả những gì chúng ta đã làm trong 5 năm qua một cách toàn diện, cả được và chưa được. Những năm vừa qua, nhìn nhận và quan sát sự vận hành của xã hội ta, cái tôi quan tâm nhất, đó là con người.
Chương 7 “Phát triển văn hóa và xây dựng con người” của báo cáo đã có nhận định tình hình chung và đánh giá về công tác này. Trong 6 nhiệm vụ trọng tâm thì nhiệm vụ thứ 6 cuối cùng cũng nói tới phát huy nhân tố con người. Như vậy, chương 7 và “nhiệm vụ thứ 6 trong 6 nhiệm vụ” đề cập đến xây dựng con người.
Và đây là phần tôi quan tâm, lo lắng, ưu tư nhất trong tình hình xã hội của chúng ta giai đoạn hiện nay. Bởi vì, suy cho cùng thì “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”, thành hay bại, cũng do yếu tố nhân tố con người quyết định. Chúng ta phải hiểu rằng rất nhiều điều chúng ta chưa làm được là do chúng ta chưa xây dựng được con người cần thiết.
Phần ghi nhận và đánh giá về con người và văn hóa trong dự thảo đã đề cập, ông thấy chưa đầy đủ và chưa thỏa đáng như thế nào?
TS Lê Kiên Thành: Nhìn vào xã hội chúng ta đang sống trong những năm vừa qua, với cách đánh giá và xác định nhiệm vụ “xây dựng con người” ở vị trí cuối cùng trong 6 nhiệm vụ quan trọng này, theo tôi, dự thảo đã đặt ở vị trí không thỏa đáng.
Trong khi đó, cái mà chúng ta chưa làm được lớn nhất, đáng lo nhất trong thời gian vừa qua không phải là ở kinh tế, mà ở việc xây dựng con người! Tôi xin nói thẳng đó là sự thất bại, chứ không phải sự sự xuống cấp, suy đồi, như trong dự thảo!
Có lẽ chưa bao giờ hình ảnh dân tộc ta đang bị xuống cấp vô cùng trầm trọng như hiện nay. Theo dõi truyền thông có thể thấy trong không ít vụ án kẻ sát nhân xuống tay với nạn nhân quá dễ dàng, đơn giản. Một con người chưa bao giờ phạm tội ác có thể giết một lúc 4 người, có cả trẻ em, mà không có mảy may gợi nên chút sợ hãi. Hay cháu giết bà nội, con có thể giết cha...
Điều đó nói lên cái gì? Đó là, chúng ta đang hủy hoại tài nguyên lớn nhất, sức mạnh lớn nhất, quyết định nhất là con người! Đáng lo nhất là trong dự thảo báo cáo chính trị không có một hướng nào để giải quyết.
Hồi xưa Bác Hồ có nói: “Muốn xây dựng CNXH thì phải có con người XHCN”. Tuy nhiên, tôi có cảm giác như chúng ta chưa tự tin vào chính mình, chưa dám đặt ra định hướng cho dù CNXH còn lâu mới đến. Chúng ta đang xây dựng con người mà chính cái xã hội đó chưa hình thành, chưa tồn tại, vậy chúng ta có thể làm được điều đó không?
Được chứ! Cho dù CNXH chưa đến, nhưng chúng ta vẫn hình dung được những tố chất của những con người của xã hội mới đó. Muốn như thế thì những con người đó phải bảo tồn cho được những tố chất truyền thống của dân tộc đã từng tôi luyện qua bao nhiêu năm, đồng thời con người đó phải biết hấp thụ những tinh hoa của thời đó. Đó là con người gì? Trong dự thảo hoàn toàn còn thiếu định hướng đó. Chừng nào ta chưa nói được điều đó thì tất cả những mâu thuẫn xã hội hiện nay chưa giải quyết được!
Tóm lại, rõ ràng con người và những vấn đề về con người phải được đặt lên hàng đầu, chứ không phải vào vị trí cuối cùng như trong dự thảo!
Những phẩm chất cao đẹp, nhân văn đã đi đâu?
Thưa ông, con người và tài nguyên con người, sức mạnh lớn nhất của Việt Nam chúng ta theo quan điểm của ông, họ như thế nào? Ông có thể phác họa vài nét về hình hài con người đó?
TS Lê Kiên Thành: Có thời điểm người nước ngoài nhận định về xã hội ta là “Ra ngõ gặp anh hùng”. Đó là sự thật và không phải ta tự nói về ta. Nhà báo nổi tiếng Úc Uyn-phret Bơc-sét nhìn thấy hình ảnh cô du kích áp giải phi công Mỹ đã thốt lên: “Súng thì dài hơn người, chiến công thì nhiều hơn tuổi”! Con người VN có thời điểm lịch sử bừng sáng đến như vậy, nhờ vậy đã giải quyết được những vấn đề rất lớn mà lịch sử đặt ra cho dân tộc VN vào thế hệ đó.
Đó không phải là những con người duy ý chí, không thật. Họ hoàn toàn thật, sống vì gia đình con cái chứ không phải quên hết tất cả. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng chúng ta có thể hoạch định chiến lược vừa giữ gìn vừa xây dựng được lớp con người mới VN. Cái mới này phải hoàn toàn mang tính chất của người VN cũ là yêu thương dân tộc, hàng xóm, con người và say mê lao động, có trách nhiệm với đất nước.
Vào những năm 1970 – 1971, tôi đã từng chứng kiến cuộc giải tù bình Mỹ từ Hỏa Lò ra sân vận động Hàng Đẫy làm cuộc mít tinh. Hai bên đường nhân dân đứng rất đông. Khi đoàn tù bình đi qua không một tiếng chửi bới, không có gạch đá ném. Người ta nhìn đám tù binh đi trong im lặng. Thỉnh thoảng có người hét to: “Đả đảo đế quốc Mỹ” một cách rất tự phát.Quay lại tính nhân văn của dân tộc, tôi cứ băn khoăn mãi. Hôm trước mở báo ra tôi cứ bị ám ảnh hình ảnh hai ông già đi ăn trộm gà bị bắt, bị đánh hộc máu mồm ra, rồi bắt ngậm con gà chết. Tôi cứ bàng hoàng, tự hỏi: “Chẳng lẽ đây là người VN chúng ta?”
Sau nghĩ lại tôi thấy tự hào về dân tộc mình: Chúng nó đã giết bao nhiêu người, trong đó có nhiều người thân của những người đang đứng hai bên đường. Vậy mà chỉ nhìn chúng đi qua, vừa khinh rẻ, coi thường, nhưng vừa rộng lượng. Con người VN lúc ấy rất đàng hoàng, văn minh, nhân ái, rộng lượng, và chính trên tư thế ấy chúng ta mới thắng Mỹ được.
Thế thì những con người ấy giờ đâu rồi? Những phẩm chất cao đẹp, nhân văn với cả kẻ thù của mình giờ đã đi đâu? Chúng ta chưa làm được nhiều về vật chất thì chúng ta phải giữ được những phẩm giá tuyệt vời như thế. Và không chỉ giữ được mà còn phải nhân ra.
Đảng ta đang khẳng định sự lãnh đạo của mình thì Đảng phải xông vào việc đó, chứ không thể chỉ có vài ý kiến nhạt nhòa như trong dự thảo. Đó là tôi chưa nói về những tiêu chí liên quan đến con người cũng rất quan trọng.
Đó là tiêu chí gì, thưa ông?
TS Lê Kiên Thành: Đó là tiêu chí thất nghiệp và chỉ tiêu giải quyết công ăn việc làm cho con người.
Việc con người có việc làm ảnh hưởng sâu rộng đến con người, không chỉ đến đời sống mà ảnh hưởng tới toàn thể con người, kể cả đạo đức, tinh thần, văn hóa và quyền con người. Con người có quyền rất lớn là quyền được lao động để mà sinh sống. Cho nên đối với các đảng cầm quyền, một trong những mục tiêu của họ là sẽ đưa chỉ số thất nghiệp từ bao nhiêu xuống bao nhiêu.
Thất nghiệp nói lên cái gì? Đó không chỉ là nhu cầu sống mà còn là an ninh xã hội. Vừa rồi tất cả các chuyện xảy ra tôi cho rằng phần lớn chúng ta chưa đáp ứng được quyền của con người, tức quyền có công ăn việc làm. Từ đó gây ra chuyện xuống cấp về con người.
Sự xuống cấp của quan chức là ở góc độ khác. Bởi họ được tiếp cận với quá nhiều quyền lợi mà không giữ bản thân. Còn xuống cấp trong xã hội nói chung vì quá nghèo khổ, không có công ăn việc làm.
Hiện nay tỷ lê thất nghiệp của VN là bao nhiêu? Chúng ta chưa có con số chính xác và chính thức, nhưng cá nhân tôi nghĩ, thất nghiệp không dưới 15 – 17%. Và chưa bao giờ tỷ lệ thất nghiệp và chỉ tiêu giải quyết công ăn việc làm được đưa báo cáo của Chính phủ hay báo cáo chính trị của Đảng như thế này. Từ cái không đúng cơ bản này sinh ra vô vàn những vấn đề khác.
Thực ra những cái đó nếu Đảng lãnh đạo được thì vai trò của Đảng mới thể hiện rõ. Từ trước đến nay chúng ta tác động rất mạnh vào con người để huy động sức người, sức của cho cuộc chiến tranh mà sự chênh lệch vật chất rất lớn giữa một bên là nước Mỹ một bên là VN. Cái gì để đẩy sức mạnh vật chất lên ngang tầm để thắng Mỹ?
Người ta đã tổng kết muôn đời rồi, không thể dùng tinh thần thắng vật chất được mà phải vật chất thắng vật chất. Vậy cái gì ở VN trong thời điểm đó đẩy cái vật chất bé nhỏ này thành vật chất lớn để chọi lại vật chất khổng lồ kia? Tinh thần chỉ nằm một phần trong khái niệm đó thôi. Để làm được điều đó thì phải cho tất cả quyện lại với nhau tạo ra lượng vật chất thật để chống chọi.
Trong công cuộc xã hội mới này nếu chúng ta làm được như vậy thì cũng có thể từ thu nhập thấp đẩy chất lượng cuộc sống lên tầm cao như chất lượng cuộc sống của những nước có thu nhập cao. Khi chúng ta đổi mới, thì việc đụng đến con người mới XHCN là tránh né, ngại đề cập, xem nó như cổ hủ, lỗi thời. Nếu chúng ta xây dựng được con người XHCN trong nền kinh tế thị trường này thì đó mới là định hướng thật, là sự khẳng định có định hướng XHCN.
Con người XHCN làm chủ kinh tế thị trường, tại sao không? Đó mới là sự khác biệt của chúng ta thật sự. Chính phủ lo về phát triển kinh tế, còn Đảng phải lo về con người, xây dựng con người. Nắm được con người là nắm được cốt lõi của vấn đề, nắm được tất cả và chi phối được điều chúng ta muốn khẳng định là định hướng XHCN. Không thể khác được!
(Còn nữa)
Duy Chiến/TuanVietNamNet
TS. Lê Kiên Thành sinh năm 1955, là con trai của cố TBT Lê Duẩn.Ông tham gia quân đội rất sớm, từ năm 1972, vào Đảng năm 1976. Từ năm 1990, ông đã nghỉ công tác tại cơ quan nhà nước để tham gia làm kinh tế tư nhân. Ông từng là Chủ tịch HĐQT ngân hàng Techcombank. Hiện nay ông Chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng và phát triển đô thị, Tổng giám đốc công ty Thiên Minh….
Có con người XHCN không?Xin thưa đến nền kinh tế,thể chế Nhà nước pháp quyền XHCN ...cũng còn đang được hoàn thiện ,chưa ai biết hình hài ra sao thì làm gì có con người XHCN trong kinh tế thị trường...hão huyền quá !
Trả lờiXóaVN chúng ta đang tự thoát khỏi thế giới thực để nhấy cẫng lên ,mong bám vào được cái bóng chưa có thực của CNXH,chưa rơi xuống bể sọ,nát xương là may rồi,lấy đâu ra con người XHCN mà mơ?
Thôi ,chỉ nên cần con người thực tế,là con người sôngs và làm việc theo pháp luật đã là tốt lắm rồi.Muốn có một xã hội sống và làm việc theo pháp luật thì cán bộ đảng viên phải tiên phong sống và là việc theo pháp luật trước đi đã,cán bộ đảng viên lợi dụng chức quyền vơ vét của cải,tham ô lãng phí vừa ăn vừa đổ thì núi cũng tan ,nói gì đến con người XHCN,nói gì đến cái CNXH chưa có thực kia ở VN hả bác Kiến Thành?
Đạo đức của xã hội đi xuống trầm trọng. Tôi chỉ đề cập tới đạo đức của giới trẻ trong thời đại ngày nay để thấy được suy nghĩ của họ về thế giới thế nào?Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người. Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm. Giới trẻ là tương lai của Giáo hội và nhân loại”. Đó là câu khẳng định nhiều người đã biết. Nhưng đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy. Liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không? Cứ như thực tế hiện nay thì nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần.
Trả lờiXóaCon người Việt Nam trong giai đoạn hiện tại,quả thực đang xuống cấp trầm trọng.Nó biểu hiện ở nhiều mặt trong xã hội.Nguyên nhân ư?thì đã có quá nhiều người tổng kết,bình luận rồi.Không thể một lúc mà diệt hết toàn bộ những mặt yếu ấy.Tôi thấy TS Thành nói có một điều đáng quan tâm,đó là nạn thất nghiệp?Tôi nghĩ đây là mấu chốt của vấn đề.Có công ăn việc làm,có đồng tiền chi tiêu,thì tiêu cực sẽ giảm bớt.Nhưng giải quyết được điều này e còn phải lâu dài,khó khăn vì một đất nước hẹp vanh vanh như nước ta,mà dân số lại là một" cường quốc",chưa kể đến chúng ta bị o ép mọi bề.Một trăm con voi thì tới hơn chục phần trăm là ngoảnh đầu đi nhiều hướng.Chả lẽ chặt đầu chúng.Nghe nói vua Hùng mới chặt một con,mà máu còn chảy đỏ tới bây giờ.Chúng ta có nhiều tiến sỹ,nhưng họ chỉ xới lên được,nhưng trồng gì thì họ không biết.Là người dân chỉ mong có những đóng góp sao cho ích nước lợi nhà
Trả lờiXóaĐúng là xã hội bây giờ một bộ phận không nhỏ người dân mà đặc biệt là giới trẻ có sự suy đồi về đạo đức, du nhập những thứ văn hóa không tốt đẹp gì ở bên ngoài, mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy vậy vẫn còn đó những con người tràn đầy những giá trị của con người Việt Nam đúng nghĩa, hay có thể nói xã hội không thiếu những con người là tấm gương về đạo đức nhân cách cho chúng ta học tập và noi gương.
Trả lờiXóaTôi nghĩ, việc xây dựng và phát triển con người phải làm từ gốc...nghĩa là phải làm tốt từ việc giáo dục những thế hệ mầm non của đất nước. Cái nền giáo dục nước ta hiện nay có chú trọng vào cái việc dạy 1+1 =2 mà quên đi việc dạy cái chuyện "trước khi ăn cơm thì nên mời ông bà, cha mẹ)...
Trả lờiXóa"Có con người XHCN không?Xin thưa đến nền kinh tế,thể chế Nhà nước pháp quyền XHCN ...cũng còn đang được hoàn thiện ,chưa ai biết hình hài ra sao thì làm gì có con người XHCN trong kinh tế thị trường...hão huyền quá !
Trả lờiXóaVN chúng ta đang tự thoát khỏi thế giới thực để nhấy cẫng lên ,mong bám vào được cái bóng chưa có thực của CNXH,chưa rơi xuống bể sọ,nát xương là may rồi,lấy đâu ra con người XHCN mà mơ?" - hãy nhìn vào tấm gương Liên Xô trước đây, đó sẽ là cái xã hội mà ta hướng đến và hướng xa hơn nữa. Tất nhiên ngoại trừ việc lãnh tụ Lenin mất và công cuộc bị bỏ dở giữa chừng
Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm trí hành hung cả thầy cô giáo, rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này, một cô bé đang bị một nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu "dạy dỗ" rất “anh chị”. Trong khi đó, nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng và kinh hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông . Đáng báo động hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương.
Trả lờiXóaBác Thành nói đúng "Vậy mà chỉ nhìn chúng đi qua, vừa khinh rẻ, coi thường, nhưng vừa rộng lượng. Con người VN lúc ấy rất đàng hoàng, văn minh, nhân ái, rộng lượng, và chính trên tư thế ấy chúng ta mới thắng Mỹ được" cuộc sống bây giờ con người đường như chỉ lo chạy theo những giá trị vật chất mà quên đi những điều đó.
Trả lờiXóa@Thái Sơn: Nói qua cũng phải nói lại, một số thành phần thì đúng là vô cảm và coi trọng vài thứ vật chất cỏn con thật, nhưng không có lửa làm sao có khói, như cái nạn trộm gà, trộm chó, có những kẻ bị đánh gần chết, lúc khỏi hết vết thương, lại đi ăn trộm chó tiếp. Không người dân nào không căm phẫn cái loại người đó, nhiều khi họ không tiếc con gà hơn 100 nghìn, mà họ bức tức khi cái công lao chăm bẳm của mình không đâu lại cho cái bọn ăn không ngồi dồi lấy trộm về ăn.
Trả lờiXóaGiáo dục và phát triển con người phải thực hiện ngay từ khi con người còn bé, thì mới đem lại hiệu quả thực sư. Tại sao Việt Nam không học tập Nhật Bản, khi bé, trẻ em được dạy các tục lệ, truyền thống của nước Nhật, họ chưa cần quá nặng về học Toán hay Văn những ngày đó.
Trả lờiXóaQuá rõ ràng rằng vấn đề quan trọng nhất, bức thiết nhất của Việt Nam ta lúc này chính là vấn đề con người, ý thức xã hội của mỗi công dân. Kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 còn thê thảm hơn chúng ta gấp rất nhiều lần, Singapore khi Lý Quang Diệu bắt đầu lãnh đạo cũng gần như là một con số 0 tròn chĩnh... Thế nhưng 2 quốc gia cùng dòng máu đỏ da vàng đó đã thay đổi như thế nào chứ? Người dân Việt ta có trí tuệ, có sức lực, có sự cần cù chịu khó, những vấn đề quan trọng nhất là ý thức thì lại đang dần xuống cấp một cách tệ hại.
Trả lờiXóaBài phỏng vấn rất hay. Đây cũng là điều làm tôi thấy thất vọng. Con người Việt Nam giờ đã bị thay đổi quá nhiều do áp lực cuộc sống. Ngày xưa ở quê tôi chả bao giờ phải khoá cửa khi ngủ buổi tối cả. Đi ra đồng thì chỉ việc khép cửa, cốt là để chó gà không chạy vào nhà phóng uế. Giờ thì cửa 3 4 lớp. Nuôi con chó giữ nhà cuối cùng mình lại phải suốt ngày kè kè trông con chó không bị câu mất...
Trả lờiXóaHà Nội của ngày xưa rất đẹp, đẹp từ con người cho đến thiên nhiên. Tôi nhớ lứa chúng tôi ngày xưa gặp người lớn là khoanh tay chào. Trộm cắp chả có mấy, nếu có cũng chỉ là con gà con vịt. Gia đình tôi nói riêng vẫn giữ truyền thống người nhỏ mời người lớn ăn cơm, mời từng người một rồi mới được ăn. Có người cho là cổ hủ nhưng tôi lại nghĩ đó là nét đẹp văn hoá. Thể hiện sự kính trọng ông bà cha mẹ.
Trả lờiXóaYếu tố con người là thứ cơ bản nhất của mọi sự phát triển. Người Nhật, người Hàn nếu không đưa cả một thế hệ trẻ của mình đi đào tạo ở các nước phát triển thì lấy đâu ra nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới và đất nước thịnh vượng thứ 11 thế giới như bây giờ. Tất cả là do con người mà tạo nên. Nếu chúng tao không có những Tô Vĩnh Diện và hàng trăm ngàn công binh vận chuyển vũ khí thì liệu có đánh được trận Điện Biên Phủ? Xe đạp, xe kút kit mà chiến thắng được máy bay xe thiết giáp thì chỉ có thể là do con người.
Trả lờiXóaCon người Việt Nam từ xưa đến nay nổi tiếng với tấm lòng nhân ái. Từ xa xưa, khi chiến tranh đã thắng lợi, ta còn cấp thuyền ngựa cho giặc về, đến khi thắng đế quốc thì thả tù binh. Cho dù hiện nay có những vấn đề đáng lưu tâm về đạo đức, nhưng tôi tin người Việt Nam vẫn sẽ là con người có nhân cách.
Trả lờiXóaNhân cách con người đâu phải ngày một ngày hai mà đánh giá được, đâu phải qua một vài sự kiện mà đã kết luận được đâu. Đúng là hiện nay tình trạng này đang có xu hướng gia tăng, nhưng là do áp lực, do bệnh tâm lí, chứ đâu phải người Việt Nam nào cũng như vậy.
Trả lờiXóaĐể đi lên xã hôi chủ nghĩa, chúng ta cần phải xây dựng được con người XHCN trong nền kinh tế thị trường, với một nhân cách thanh cao, nhân ái và văn minh.
Trả lờiXóaCon người Việt Nam trong giai đoạn hiện tại,quả thực đang xuống cấp trầm trọng.Nó biểu hiện ở nhiều mặt trong xã hội.Nguyên nhân là do lối sống ích kỉ hóa, nhà cua cua máy, nhà cáy cáy đào. Chúng ta cần phải thẳng thắn nhìn nhận vấn đế này và sửa chữa kịp thời.
Trả lờiXóaĐúng là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”, thành hay bại, cũng do yếu tố nhân tố con người quyết định. Vậy nên ngay từ bây giờ, chúng ta cần xây dựng một lối sống khoa học, để biến những con người Việt Nam thành một con người của xã hội chủ nghĩa, hướng tới xây dựng chế độ sau này.
Trả lờiXóaĐúng là xã hội bây giờ một bộ phận không nhỏ người dân mà đặc biệt là giới trẻ có sự suy đồi về đạo đức, du nhập những thứ văn hóa không tốt đẹp gì ở bên ngoài, mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Nhưng đấy cũng chỉ là một bộ phận nhỏ thôi, không phải là toàn bộ người dân đều như vậy.
Trả lờiXóa@ nặc : vậy thì phải học tập con người quân đội VNCH qua việc họ tụt quần chạy
Trả lờiXóaVấn đề quan trọng nhất, bức thiết nhất của Việt Nam ta lúc này chính là vấn đề con người, ý thức xã hội của mỗi công dân. Chúng ta hãy cùng xây dựng một Việt Nam giàu mạnh, với người dân thân thiện, nhân ái.
Trả lờiXóaGiáo dục con người không phải ngày một ngày hai mà làm được, vậy nên chúng ta cần phải chú trọng từ ngay khâu trồng người, có như vậy thì con người Việt Nam mới không có những hành vi xấu kia nữa.
Trả lờiXóaTôi cũng bằng hoàng khi thấy đạo đức của con người bây giờ nó tụt xuống một cách ghê gớm quá. Nó không còn tôn ti trật tự gì nữa. Có ai thể hình dung được không khi mà thấy con giết cha mẹ, cháu giết ông bà, đâm chém giết nhau chỉ vì những lý do rất nhỏ. Đạo đức của giới trẻ thì đi xuống một cách trầm trọng, các em văng tục chửi bậy, đánh chửi thầy cô, bạn bè. Không còn tư cách của một người trò nữa. Nếu như các xã hội ta cứ thế này thì đạo đức xã hội xuống cấp một cách trầm trọng.
Trả lờiXóa