Dù biết hợp đồng vay vốn của doanh nghiệp không đủ điều kiện, nhưng nguyên giám đốc Agribank Chi nhánh 6 đã chỉ đạo cấp dưới giải ngân, gây thất thoát gần một nghìn tỷ đồng của Nhà nước.
Sáng nay (22/10), TAND TP.HCM đưa đại án tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn – Chi nhánh 6 (viết tắt là Agribank Chi nhánh 6) ra xét xử.
Đây là một trong 8 đại án được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo đưa ra xét xử trước Đại hội lần thứ XII của Đảng.
11 bị cáo bị đưa ra trước vành móng ngựa và bị truy tố về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Cụ thể, các bị cáo Dương Thanh Cường (SN 1966, nguyên Tổng Giám đốc công ty cổ phần Tập đoàn Bình Phát), Thái Cường (SN 1969, nguyên Giám đốc Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tấn Phát), cùng hai đồng phạm là Lê Sơn Hùng, Phạm Hoàng Thọ (đều là nguyên phó giám đốc Công ty TNHH sản xuất xây dựng thương mại Thanh Phát) bị cáo buộc tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Liên quan đến vụ án, các bị cáo Lê Thành Công (SN 1954, nguyên Tổng giám đốc Công ty dệt kim Đông Phương), Đỗ Trọng Nhân (SN 1964, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Siêu mẫu Việt) bị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Dương Thanh Cường từng bị tuyên tù chung thân trong một vụ lừa đảo 15 tỷ đồng của Agribank - chi nhánh Bình Chánh.
Đối với nhóm cán bộ lãnh đạo, nhân viên Agribank Chi nhánh 6, bị can Hồ Đăng Trung (SN 1953, nguyên Giám đốc Agribank Chi nhánh 6) bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Bị cáo Hồ Văn Long (nguyên trưởng phòng tín dụng Agribank Chi nhánh 6) cùng 3 nhân viên là Trương Quốc Bảo, Trương Nhật Quang và Nguyễn Hoàng Quốc Thụy bị truy tố về các tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Theo cáo trạng, người cầm đầu vụ án là bị cáo Dương Thanh Cường dù không có khả năng về tài chính, nhưng đã thành lập nhiều công ty, thuê nhiều người làm giám đốc, lập nhiều hồ sơ vay vốn ngân hàng để đầu tư bất động sản.
Năm 2006, Bộ Tài chính chấp thuận cho Công ty Dệt Kim Đông Phương chuyển mục đích sử dụng hơn 17.000 m2 đất tại số 10, đường Âu Cơ (quận Tân Phú, TP.HCM) để làm dự án xây dựng Trung tâm thương mại, dịch vụ và chung cư cao tầng.
Dương Thanh Cường đứng ra nhận huy động vốn để đầu tư xây dựng và khai thác dự án cùng với công ty Đông Phương.
Để có tiền đầu tư xây dựng, Thanh Cường chỉ đạo cho cấp dưới là Thái Cường lập hồ sơ vay 170 tỷ đồng của Agribank Chi nhánh 6, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất tại số 10 đường Âu Cơ của Công ty Đông Phương cùng với một bất động sản khác tại quận 8 do công ty của Thanh Cường đứng tên.
Khi nhận được hồ sơ vay vốn, Hồ Đăng Trung chỉ đạo cấp dưới lập báo cáo thẩm định. Thuộc cấp của Trung dù biết dự án Trung tâm thương mại số 10 Âu Cơ chưa được phê duyệt, tài sản đảm bảo là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với bất động sản này chỉ là chứng nhận tạm thời không được thế chấp, cầm cố,… nhưng vẫn thẩm định “dự án có hiệu quả khả thi”.
Sau khi có báo cáo thẩm định, bị cáo Trung đã ký duyệt, tự ý lấy quyết định nâng quyền phán quyết cho vay của dự án khác để hợp thức hóa hồ sơ vay vốn, giải ngân 170 tỷ đồng cho công ty của Thanh Cường.
Đến tháng 10/2007, Thanh Cường thực hiện dự án Khu biệt thự nhà vườn tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh nên chỉ đạo Lê Văn Tuấn (Giám đốc công ty Thanh Phát do Cường thuê) lập hồ sơ vay 628 tỷ đồng của Agribank Chi nhánh 6. Tài sản thế chấp để vay vốn là 3 bất động sản tại quận 12, quận Bình Tân và quận 8 cùng 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.
Trong phi vụ này, bị cáo Trung dù biết dự án Khu biệt thự nhà vườn mà Thanh Cường sắp triển khai chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 23 bất động sản mà Cường đem thế chấp chưa được chuyển nhượng cho Công ty Thanh Phát nhưng Trung vẫn phê duyệt cho vay.
Khi Agribank Chi nhánh 6 đang giải ngân cho công ty Thanh Phát vay, Thanh Cường chỉ đạo cho thuộc cấp là Lê Sơn Hùng, Phạm Hoàng Thọ mượn 23 tài sản thế chấp nói trên từ ngân hàng để hoàn tất thủ tục chuyển nhượng.
Tuy nhiên, sau đó Cường không đem trả lại các giấy tờ này cho Agribank Chi nhánh 6 mà tiếp tục đem đến thế chấp cho Ngân hàng Phương Nam để vay tiền.
Đến hạn trả nợ cho Ngân hàng Phương Nam, Cường và đồng phạm không có khả năng chi trả nên gán luôn các quyền sử dụng đất trên cho ngân hàng này dẫn đến Agribank Chi nhánh 6 bị thiệt hại.
Đến thời điểm bị khởi tố vụ án (9/2012), hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho Agribank Chi nhánh 6 hơn 966 tỷ đồng.
Liên quan đến kẻ cầm đầu vụ án Dương Thanh Cường, hồi tháng 6 vừa qua, Cường bị xử phạt tù chung thân về hành vi lừa đảo chiếm đoạt 15 tỷ đồng của Agribank Chi nhánh Bình Chánh.
Dự kiến phiên tòa kéo dài trong 1 tuần. Viện KSND TP.HCM thừa ủy quyền của Viện KSND tối cao giữ quyền công tố tại phiên tòa.
Công Thư
Bị can Hồ Đăng Trung, nguyên Giám đốc Agribank Chi nhánh 6 đã có hành vi quyết định cho Công ty Tấn Phát vay 170 tỷ đồng khi dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tự ý cho vay vượt quyền phán quyết; ký hợp đồng thế chấp tài sản và tài sản không được phép thế chấp; không công chứng và không đăng ký giao dịch bảo đảm; giải ngân không đúng hợp đồng cho vay; cho mượn tài sản thế chấp không có biện pháp phòng ngừa rủi ro.Đối với việc cho Công ty Thanh Phát vay 628 tỷ đồng, bị cáo Trung cũng có hành vi vi phạm tương tự. Cùng thông đồng với Trung thực hiện những hành vi trên còn có Hồ Văn Long (nguyên Trưởng phòng tín dụng Agribank Chi nhánh 6), Trương Quốc Bảo, Trương Nhật Quang, Nguyễn Hoàng Quốc Thụy (cùng nguyên cán bộ tín dụng Agribank Chi nhánh 6). Đây quả thực là một vụ trọng án, gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng của đất nước, phải xử lý thật nghiêm những kẻ đã gây tội để làm gương cho kẻ khác.
Trả lờiXóaTổng cộng 11 bị cáo hầu tòa gồm 5 người nguyên là lãnh đạo, nhân viên của ngân hàng Agribank CN 6 (trong đó có nguyên giám đốc Hồ Đăng Trung) và 6 giám đốc doanh nghiệp. Một vụ án quá lớn với đường dây hoạt động hết sức chuyên nghiệp cho thấy quyết tâm của nhà nước ta trước thềm đại hội Đảng toàn quốc. Một con số quá lớn, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, những kẻ phạm tội sẽ phải bị tịch thu toàn bộ tài sản, xử lý nghiêm túc những kẻ để làm răn đe những kẻ khác.
Trả lờiXóaĐối với những vụ án này cần xử lý điểm để làm tấm gương cho những kẻ khác không dám bắt chước, hậu quả của chúng gây ra rất lớn, do vậy cần xử lý thật nghiêm và tịch thu hết những tài sản tham ô.
Trả lờiXóaNghe đến số tiền thất thoát mà toát mồ hôi. Lương kỹ sư của tôi 1 tháng 10 triệu. Tính ra 1 năm tôi chỉ kiếm được 120 triệu. Nếu không ăn không uống, chỉ hít khí trời để thở thì tôi cần phải làm việc liên tục hơn 8300 để đạt được số tiền 1000 tỷ thất thoát đó. Chắc tôi phải gọi Tôn NGộ Không đến xin mấy viên linh đan hoặc ăn vài quả đào tiên mới được.
Trả lờiXóaPhải xử lý nghiêm minh những đối tượng này. Chúng nó trục lợi làm thất thoát gần 1000 tỷ đồng thì dân ta phải làm bao lâu để có thể lấy lại được. Kinh tế đất nước làm sao phát triển nhanh được.
Trả lờiXóaMình nhớ không nhầm là hình như đã xoá án tử hình cho các tội danh về kinh tế. Đáng lẽ vẫn nên giữ án tử hình thì hay hơn. Dẫu biết tiền không bằng tính mạng con người nhưng vì tiền nhiều kẻ vẫn sẵn sàng đoạt mạng người hoặc liều mạng mình. Với số tiền thất thoát lớn như thế này thì các bị can xứng đáng lĩnh án tử hình. Đó cũng là một lời nhắn đến những kẻ đang có ý định làm những việc như vậy.
Trả lờiXóaNhững vụ án nghiêm trọng thế này cần xử lý thật nghiêm khắc, đảm bảo tính răn đe của pháp luật
Trả lờiXóaViệc đưa đại án này ra xét xử cho thấy sự quyết tâm của các cấp, các ngành trước thềm đại hội Đảng
Trả lờiXóaRất nhiều vụ đại án liên quan đến các quan chức đứng đầu ngân hàng. Những vụ việc nghiêm trọng này cần có những bản án nghiêm khắc để cảnh tỉnh răn đe nhiều người.
Trả lờiXóaTham nhũng thì tiền vẫn còn, chứ lãng phí thất thoát thì coi như mất hết, tội càng thêm nặng, những hành vi như này, cần phải xử lý nghiêm minh và đẩy mạnh truyền thông răn đem, toàn những ông to mặt lớn tiền làm thất thoát của nhà nước tới hàng nghìn tỷ đồng thế này thì sao mà nước ta phát triển cho được chứ, mà vụ việc này đâu phải lần đầu đâu, quả báo nhãn tiền rồi mà cứ tham.
Trả lờiXóaCác bê bối trong ngân hàng càng ngày càng nhiều, xử phạt chung thân là còn quá nhẹ so với những mất mát của nhà nước, số tiền 15 tỷ đồng, hay thậm chí là 996 tỷ đồng đều là con số vô cùng lớn đối với người dân nước ta, biết bao nhiêu mồ hôi công sức mới làm ra được, số tiền đó đủ cho người dân miền trung xây kè, chống lũ lụt dọc bờ biển chứ ít à. Điều này đang dấy lên vấn đề, có nên tăng hình phạt của những kẻ tội phạm kinh tế này lên mức tử hình hay không.
Trả lờiXóaDù biết hợp đồng vay vốn của doanh nghiệp không đủ điều kiện, nhưng nguyên giám đốc Agribank Chi nhánh 6 đã chỉ đạo cấp dưới giải ngân, gây thất thoát gần một nghìn tỷ đồng của Nhà nước. Tội này thì quá nặng rồi. Án ít cũng chung thân.
Trả lờiXóaNhững kẻ lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình mà cố tình làm sai, cố tình vi phạm pháp luật. Chỉ nghĩ sao cho có lợi cho mình, vơ vét cho mình mà không bàng đến sự ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng cho địa phương cho đất nước. Cái mất lớn nhất đó là mất lòng tin của người dân.
Trả lờiXóaCần phải xử lý nghiêm khắc, đúng luật để thanh trừng và những kẻ đã và đang có ý định vi phạm.
Thiệt hại gần một nghìn tỉ đồng của nhà nước thì đền bao nhiêu tội cho vừa. Một nghìn tỉ, có nghĩa là mỗi người dân Việt Nam đã bị chúng cướp đi gần mười nghìn đồng. Chúng phải chịu tội cho hành vi này.
Trả lờiXóaĐây là một hành vi tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn cho kinh tế quốc gia. Ngân sách Nhà nước là do nhân dân đóng góp, thiệt hại ngân sách Nhà nước là làm mất tiền của dân. Hành vi này cần được xử lí thích đáng, để làm gương cho những kẻ khác.
Trả lờiXóaBọn này thì có tù hết đời cũng không hết được tội. Ảnh hưởng đến Nhà nước là ảnh hưởng đến gần một trăm triệu dân nước Việt Nam ta. Chỉ vì chút lợi ích của chúng mà làm thất thoát bao tiền của của nhân dân.
Trả lờiXóaNhững vụ tham nhũng ở ngân hàng thường rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn đến ngân sách quốc gia. Nhà nước cần có những luật chặt chẽ hơn để hạn chế tình trạng này, tránh gây bức xúc cho nhân dân.
Trả lờiXóaThiết nghĩ phải thay đổi cung pháp lý với những tội phạm loại này thôi. Không thì chúng còn lộng hành, còn tham nhũng. Chỉ vì sai lầm của chúng mà nhân dân phải gánh thay cho chúng sao? Xử phạt đâu có đánh đổi được.
Trả lờiXóaBiết rõ là hồ sơ chưa đủ chứng từ nhưng vì tư lợi quá lớn hắn ta đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình mà cố tình làm sai, vi phạm pháp luật. Hắn chỉ nghĩ sao cho có lợi cho mình, vơ vét cho mình mà không màng đến sự ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng tới nền kinh tế đất nước. Với số tiền trên, vì nước ta đã bỏ án tử hình với các tội phạm kinh tế, cao nhất là chung thân, chứ không, hắn lĩnh án tử là cái chắc rồi.
Trả lờiXóaCó lẽ nhà nước ta cần phải đẩy khung hình phạt cho hành vi hối lộ, tham nhũng, gây hoang phí thất thoát nguồn vốn của nhà nước lên mức tử hình chứ không phải chung thân nữa, chung thân rồi chấp hành án tốt, chạy trọt rồi lại giảm án, thế này thế nọ rồi cũng không hết đời ở trong tù, trong khi đó số tiền mà chúng hoang phí người dân nước ta phải đổ bao nhiêu mồ hôi xương máu mới kiếm ra được, kinh tế nước ta còn yếu kém, lại đang trên đà phát triển mà còn những con sâu đục khoét thế này thì khác gì như cái cây non mà đã rỗng ruột, chẳng chóng thì cũng chừng đổ xuống sớm thôi
Trả lờiXóaĐúng là toàn lũ có tài mà không có đức, học hành cẩn thận, làm chức này chức nọ mà mờ mắt vì tiền làm ra những chuyện sai trái với đạo đức với pháp luật, số tiền thất thoát không phải là một con số nhỏ với số tiền đó có thể xây được cả nghìn ngôi trường cho các em nhỏ, hàng trăm km đê chắn sóng cho người dân miền biển...., hiện tại điều quan trọng nhất là cần phải điều tra làm rõ những hành vi vi phạm, xét xử nghiêm minh với những kẻ liên quan, thu hồi tịch biên tài sản, đẩy mạnh truyền thông tăng tính răn đe, không thể để càng ngày càng có nhiều những tên tội phạm cấp cao thế này được, chúng còn nguy hiểm hơn cả tội phạm trộm cắp cướp giật hay buôn bán heroin.
Trả lờiXóaGiờ các án phạt về tham nhũng cứ phải tử hình hết thì may ra mới giảm được những vụ việc như thế này.
Trả lờiXóaNhũng vụ tham nhũng mà xảy ra ở các ngân hàng bao giờ cũng sẽ thất thoát số tiền nhà nước trên nghìn tỷ đồng cả. Vậy mà giờ các tội danh này đều bỏ án tử hình rồi thì rất khó mà răn đe các quan lớn lắm.
Trả lờiXóaNhiều người dân 100tr còn chưa được một lần được cầm trong tay, thế mà đây là 1.000 tỷ, con số nào có nhỏ đâu, nhìn những người lao động tần tảo kiếm từng đồng từng hào, rồi khi ngẩng lên nhìn thấy người ta đã tiêu đến tiền tỷ mà đau xót, dân ta còn nghèo lắm, tham ô nó cũng vừa phải thôi, nếu lấy số tiền này đi giúp dân nghèo thì chắc đã giúp được nhiều người lắm.
Trả lờiXóaLòng tham của con người đúng là không có đáy, nhiều người làm cả đời, vất vả cả đời, cố gắng cả đời, lam lũ cả đời, cũng chẳng làm ra được số tiền 1 tỷ, thế mới biết được số tiền 1.000 tỷ nó lớn thế nào, chẳng nhẽ chúng ta cứ đổ tội cho số phận mãi được, nhân quả tuần hoàn, cứ ăn mặn cho lắm vào để rồi đời con lại khát nước đấy.
Trả lờiXóa