Bí thư tỉnh ủy kể chuyện biên chế
Chép lại từ Lão Thợ Cạo
Câu chuyện có thật đã được một Bí thư Tỉnh ủy kể lại đã cho thấy sự đáng sợ của bộ máy này. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đến thăm một trường cấp III ở tỉnh. Gặp 4 nhân viên bảo vệ và 4 người lao công đang làm nhiệm vụ ngoài cổng trường, ông hỏi: “Mười năm nay, các bác có bắt được kẻ trộm nào không”. Họ đồng thanh đáp: “Không ạ, ở đây an toàn lắm”.
Nghe vậy, ông băn khoăn, tình hình tốt thế thì cần gì đến ngần ấy người. Sự băn khoăn đó trở thành câu hỏi lớn ngay sau đó. Gặp người thủ thư trong thư viện của trường được xây rất khang trang nhưng không có sách, ông Chính hỏi: “Ông làm công việc gì?”. Đáp: “Tôi nhận báo và đưa lên cho Hiệu trưởng”. Ngay sau đó, Bí thư Tỉnh ủy gặp phụ trách văn thư, lại hỏi: “Ông làm gì?”. Được đáp: “Tôi chuyển báo lên thư viện”. Vào phòng y tế học đường, Bí thư Tỉnh ủy giở sổ theo dõi thì thấy chỉ có 2 học sinh khám nhức đầu trong cả năm học.
Chính ông đã cung cấp cho báo chí những con số buồn với bộ máy hành chính của tỉnh ông. UBND phường Hồng Hải, TP Hạ Long, có 475 cán bộ; UBND thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều có tới 639 công bộc hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước. Chỉ 1 xã đảo có gần 200 hộ mà có hơn 100 cán bộ ăn lương và phụ cấp. Ông cho biết, cả tỉnh bình quân 8,5 người có một người ăn lương ngân sách.
Thật ra, quyết tâm tinh giản biên chế đã được đặt ra từ hơn 20 năm trước. Chỉ kỳ lạ, mỗi lần quyết tâm là một lần bộ máy biên chế phình to ra thêm một ít...
Đến năm 2013, sau 10 năm thực hiện tinh giản, số lượng biên chế không những không giảm mà còn tăng thêm 20%.
Cho đến nay, cả nước có 2,75 triệu công chức viên chức và nếu tính tổng số người hiện đang hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước, con số thật ấn tượng: 7,5 triệu người. Như vậy, cứ 12 người, kể cả trẻ mới đẻ lẫn các cụ già đã chuẩn bị về với tổ tiên, có một người hưởng lương phụ cấp từ ngân sách. Và chúng ta là một trong những nước hiếm hoi mà chỉ lệ chi thường xuyên chiếm gần 70% số chi ngân sách hàng năm.
Rất nhiều chuyên gia hành chính đã ngạc nhiên: Bộ máy hành chính là gì mà cả hệ thống chính trị xã hội đánh vật với nó hàng chục năm mà vẫn không thể thu gọn lại được?
Trích từ Anninhthudo
_____________
Lao Động 20/11/2013 17:42
"Câu chuyện hài diễn ra trước Quốc hội. Ấy là sau 3 năm thực hiện “tinh giản biên chế”, chúng ta có được một kết quả: Giảm 28 ngàn. Tăng 69 ngàn. Tức là kết quả của “phép trừ tinh giản” là một con số gấp 148% số trừ.
Chưa hết, sau khi sắp sếp bộ máy, “Phép trừ tinh giản” cho ra kết quả: Giảm được 4 bộ, trong khi số tổng cục từ con số 82 tăng lên thành 110.
Nhớ nửa năm trước, trong một hội nghị về tinh giản biên chế của chính ngành nội vụ, người tiền nhiệm của Bộ trưởng Bình là ông Trần Văn Tuấn đã “chiết tự” như sau: “Phát biểu bên ngoài thì người ta dùng "giảm biên chế", nhưng tại các diễn đàn thì nói "tinh giản biên chế", nghĩa là có giảm có tăng, người nào không đáp ứng yêu cầu thì giảm, nhưng khi cần tăng vẫn phải tăng”.
Trích từ: Baomoi
Chuyện công nhân viên chức sáng xách ô đi chiều cắp ô về,cuối tháng lĩnh lương đã trở thành căn bệnh trong bộ máy nhà nước rồi,rõ ràng là có chính sách cắt giảm rồi nhưng mà càng chữa bệnh càng phát triển
Trả lờiXóaTinh giảm biên chế là việc làm cần thiết, để thu gọn bộ máy hành chỉnh, để giảm bớt lao động dư thừa, thu giảm ngân sách và làm cho mọi người làm việc có hiệu quả hơn, chú tâm hơn, ko ỷ lại vào những người xung quanh, tinh giảm biên chế là việc làm cần thiết và thực hiện luôn và ngay
Trả lờiXóaBài toán tinh giảm biên chế là một bài toán khó, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của các cơ quan, ban ngành đoàn thể, phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động của các đơn vị và tình hình nhân sự của các cơ quan, tổ chức này. Phải cắt giảm làm sao vẫn có thể duy trì và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chung của nhà nước giao cho chứ không để ảnh hưởng. Vì vậy đây là công việc còn phải suy tính nhiều hơn nữa.
Trả lờiXóa""tinh giản biên chế", nghĩa là có giảm có tăng"?? mới nghe lần đầu à nha. Tinh là cô đọng lại lấy cái tinh tuý nhất, giản là giảm lược bớt đi. Nói tóm lại Tinh giản biên chế là giảm bớt lượng biên chế, chỉ giữ lại những người có năng lực tốt nhất để làm việc. Vậy mà vị này bảo có giảm có tăng, vậy thì cần gì giảm biên chế?
Trả lờiXóaTinh giảm biên chế là việc cắt giảm những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu, khả năng. Tinh giảm biên chế nhằm làm cho bộ máy chính quyền được thu gọn lại nhưng hoạt động, chức năng và hiệu quả thì không giảm. Nhưng bài toán tinh giảm biên chế không phải là một bài toán dễ, nó phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng cơ quan, từng đơn vị.
Trả lờiXóaQuyết tâm tinh giản biên chế đã được đặt ra từ hơn 20 năm trước. Chỉ kỳ lạ, mỗi lần quyết tâm là một lần bộ máy biên chế phình to ra thêm một ít. Cho đến nay, cả nước có 2,75 triệu công chức viên chức và nếu tính tổng số người hiện đang hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước, con số thật ấn tượng: 7,5 triệu người. Như vậy, cứ 12 người, kể cả trẻ em lẫn các cụ già đã chuẩn bị về với tổ tiên, có một người hưởng lương phụ cấp từ ngân sách. Và chúng ta là một trong những nước hiếm hoi mà chỉ lệ chi thường xuyên chiếm gần 70% số chi ngân sách hàng năm. Chưa hết, sau khi sắp xếp bộ máy, “Phép trừ tinh giản” cho ra kết quả: Giảm được 4 bộ, trong khi số tổng cục từ con số 82 tăng lên thành 110. Trước những con số đáng buồn như vậy khiến chúng ta không khỏi băn khoăn và lo lắng về những lỗ hổng còn tồn tại trong bộ máy hành chính, để lòng yêu nước có thể đặt đúng chỗ..
Trả lờiXóaViệt Nam là một trong những nước có bộ máy chính trị cồng kềnh nhất thế giới, điều đáng nói là làm việc kém hiệu quả. theo thì chỉ có khoảng 30 phần trăm công chức Việt nam làm được việc.Vậy 70 phần trăm kia họ làm gì? Căn bệnh sáng cắp ô đi, tối xách về, cuối tháng lĩnh lương đã trở thành căn bệnh nan y của người việt nam. Việc tinh giảm biên chế là điều hết sức cần thiết cần làm luôn và ngay. nhưng bài toán này không hề dễ giải quyết, nó cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp các ngành, các lãnh đạo. Làm sao để những người có năng lực được đối xử xứng đáng, tạo nên nội lực cho đất nước
Trả lờiXóaThật đúng là đáng buồn cho hệ thống hành chính của ta, bảo sao cứ tăng lương lên mà vẫn xảy ra tham nhũng. Đơn giản bởi một công thức có thể lý giải: Nhiều cán bộ -->Dù có tăng lương nhưng không cải thiện được --> Tham nhũng.
Trả lờiXóaTinh giảm biên chế đâu không biết chứ bộ máy quá cồng kềnh và qua đó sẽ ngốn tiền lương không nhỏ để nuôi bộ máy đấy.
Trả lờiXóaNặng nề thì khó di chuyển. Không di chuyển thì tất sẽ thụt lùi. Có vậy thôi.
Trả lờiXóaBộ máy công quyền Việt Nam quá cồng kềnh trong khi hiểu quả công việc thì quá kém.
Trả lờiXóaBài toán tinh giản biên chế là một bài toán khó, cần thực hiện từ từ, đồng bộ và có sự thống nhất giữa các Bộ, Ban, ngành chứ không phải chuyện một sớm một chiều mà làm được.
Trả lờiXóaTình trạng cán bộ nhà nước sáng mang cặp đi, chiều xách cặp về, cuối tháng nhận lương không còn lạ lẫm gì trong các cơ quan công quyền. Chính sách cắt giảm đã được triển khai nhưng chưa phát huy được hiệu quả thực sự, vẫn còn nhiều bất cập trong khâu tổ chức thực hiện
Trả lờiXóaTinh giản biên chế là biện pháp hữu hiệu để thu gọn lại bộ máy nhà nước, nhằm tạo cơ hội cho những người có năng lực được phát huy khả năng của mình, cũng là cơ hội để đất nước có chính sách đãi ngộ xứng đáng với người có tài
Trả lờiXóaTinh giản biên chế nhằm thu gọn bộ máy hành chính cồng kềnh của đất nước, cũng tiết kiệm được một khoản rất lớn tiền để trả lương cho bộ máy này. Việc làm này là cần thiết và cũng cần có một đường lỗi cụ thể, rõ ràng để đạt được hiệu quả
Trả lờiXóaTinh giản biên chế nhằm cắt bớt những cán bộ không có năng lực, tạo cơ hội cho người tài phát huy khả năng, từ đó nâng cao nội lực của đất nước
Trả lờiXóa