HỌC SINH TIỂU HỌC LÀM VĂN
Gần nhà em có một chú thương binh cụt đầu, sáng nào chú cũng qua nhà em để đi ăn sáng…
- Chiều chiều em dắt ông nội dạo quanh một vòng bờ hồ. Ông nội thường chạy tung tăng quanh em tỏ vẻ rất thích thú. Ông em có tai rất to, phủ dài xuống tận vai, thỉnh thoảng phe phẩy như tai lợn. Ông nội em có trồng một cây bông hồng, trông nó rất hùng vĩ, nó cao khoảng một gang. Gai mọc chi chít, trông vậy thôi nhưng sờ vào gai hoa mềm nhũn.
- Ở nhà em có một bà ngoại. Mẹ em không cho bà ngoại làm gì hết, vì mẹ nói bà làm cái gì là hư cái đó. Có một hôm, mẹ mua bánh cho em ăn. Mẹ đem vào phòng cho em ăn và nói không được cho bà biết. Nhưng thực không ngờ bà em đã đứng bên ngoài và nghe được hết. Hình dáng của bà ngoại rất là thấp, chiều rộng ba mươi, chiều dài hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình bà rất là bực bội… Khi bà cười liền nhe hàm răng ra còn được ba bốn cái mà thôi.
- Bố em làm thợ mộc…. mỗi nhát búa của bố em long trời lở đất. Bố em rất yêu em dù hơi nóng tính, em mong bố em bớt nóng tính đi một chút để mông em đỡ bị nổi lươn. Nhà em có một cây ớt rất to và sai quả. Ngày nào em cũng trèo lên cây hái ớt cho bố em ăn.
- Thân hình mẹ em rất to lớn, mấy chú bộ đội ôm không xuể.
- Mẹ em nặng 2 kg, bố em nặng 2.5 kg. Những lúc rỗi rãi em thường thương yêu bố mẹ em.
- Cô giáo em cao như cây phượng vĩ trước sân trường. Cô không bao giờ đi nhanh trừ những khi cô vội vã. Cô giáo em mắt như hai hạt hồng xiêm. Dưới sống mũi dọc dừa là… hai lỗ mũi đang thở ra hít vào. Cô giáo em dáng rất đẹp, hai chân của cô thẳng và thon dài như hai cây chuối lộn ngược. Đầu cô to bằng cái hộp bánh, còn tay cô thì giống hệt cành hoa hòe nhà em.
- Ở gần nhà em có một chú bộ đội, chú cao 80 cm.
Chú bộ đội rất cao to đẹp trai, chú dài khoảng 2 km.
- Phiên chợ trước, bố em mua một con lợn con. Đến phiên chợ sau nó đã lớn nhanh như thổi, hai hàm răng như hai hàng cây mới trồng. Con lợn nhà em thân to bằng cái phíc, 2 tai to bằng 2 lá mít lúc nào cũng vẫy vẫy. Chân thì dài 1mét….
- Nhà em ở thành phố nên không có nuôi gà nhưng bố em bảo: nhà mình là 1 đàn gà, bố là gà trống, mẹ là gà mái và em là gà con. Sáng dậy, gà trống giặt đồ, phơi đồ, cho gà con ăn, gà con soạn sách vở, ăn sáng và theo gà trống đi học còn gà mẹ đánh phấn, bôi son, kẻ mắt, xịt nước thơm và đi làm.
- Mùa đông, người già thường hay chết. Trên đường, em thấy những chiếc hộp nhỏ xinh xắn chứng tỏ vừa có đám ma đi qua.
- Cây lúa mọc lừng lững giữa sân trường.
- Bến xe thật đông đúc, khi lên xe, người trẻ nhường chỗ cho người già, trẻ em, thương binh và liệt sỹ được ngồi.
- Đề: Hãy phân biệt "công cụ" và "nông cụ":
Công cụ và nông cụ khác nhau là 1 cái là nông còn 1 cái là công cụ, còn giống nhau là cả hai đều là … "cụ"
Hàng sưu tầm, chính xác là ăn cắp trên mạng
Đọc xong mà không nhịn được cười với các em, tả thật đến mức không còn gì để nói. Các bài văn của học sinh tiểu học có lẽ luôn khiến cho các thầy cô giáo khi chấm bài cũng như phụ huynh phải buồn cười nhất. Những bài văn dạng này khá nhiều, cách dùng từ ngữ và cách diễn đạt của các em hết sức ngộ nghĩnh, thể hiện được cách tư duy và sự hiểu biết của từng học sinh. Các em viết bài thông qua những quan sát từ thực tế, nhưng lại không biết cách sắp xếp và diễn đạt, một phần là do môi trường sống của các em quá tách biệt dẫn đến các em thiếu đi vốn sống. Phụ huynh và giáo viên cần phải định hướng cho các em để các em phát huy được khả năng tư duy, và dạy cách diễn đạt, cách dùng từ cho các em sao hợp lý.
Trả lờiXóanhững bài văn này thật đáng yêu quá cơ! Các em đã nhìn sự vật qua lăng kính hết sức ngây ngô của mình. Có cái chân thực đến nỗi không thể chân thực hơn "dưới sống mũi của cô là hai lỗ mũi đang thở ra hít vào" , có cái lại phi thực đến nỗi không thể phi thực hơn 'ở gần nhà em có bác thương binh cụt đầu". Cùng với những câu văn lộn xộn. Điều này đòi hỏi giáo viên và phụ huynh học sinh có phương pháp giáo duc phù hợp để các em có thể sửa chữa và phát huy khả năng của mình.
Trả lờiXóanhững bài văn này thật đáng yêu quá cơ! Các em đã nhìn sự vật qua lăng kính hết sức ngây ngô của mình. Có cái chân thực đến nỗi không thể chân thực hơn "dưới sống mũi của cô là hai lỗ mũi đang thở ra hít vào" , có cái lại phi thực đến nỗi không thể phi thực hơn 'ở gần nhà em có bác thương binh cụt đầu". Cùng với những câu văn lộn xộn. Điều này đòi hỏi giáo viên và phụ huynh học sinh có phương pháp giáo duc phù hợp để các em có thể sửa chữa và phát huy khả năng của mình.
Trả lờiXóaTrẻ em như tờ giấy trắng, mỗi hành động, mỗi cách đối xử của người lớn đều là những điều sẽ in sâu, in đậm lên tờ giấy trắng ấy. Và ở cái lứa tuổi mới bắt đầu chập chững làm quen với câu văn, chữ viết như các bé lớp hai , sự ngây ngô của các em được vận dụng vào các bài văn miêu tả một cách triệt để đến mức khiến người lớn chúng ta không khỏi giật mình. Sự ngây ngô, đáng yêu của các em rất cần những sự chỉ bảo từ phía nhà trường cũng như phụ huynh, cần uốn nắn cho các em để các em dùng từ cho đúng.
Trả lờiXóaChẳng biết là nói trẻ con bây giờ nó ngây ngô hay là ngố quá nữa, ngày xưa mình cũng đi học như chúng nó, khéo còn có tuổi thơ dữ dội hơn bây giờ nhiều nhưng cũng chẳng đến nỗi viết ra một bài văn như vậy. Đủ để biết phải viết gì không nên viết gì. Chẳng có gì đáng cười khi đọc bài văn này, cười vì chúng quá ngây ngô, hay cười vì sự dạy dỗ của người lớn chúng ta chưa đến nơi.
Trả lờiXóaThế mới thấy được cần dạy dỗ các em như thế nào mới phù hợp, chứ chẳng thể để các em có cái tư duy ngây ngô mãi như thế được, việc học hành ở nước ta lúc nào cũng được đề cao và khá nặng với các em, với cái thực tế đấy thì các em chẳng thể nào cứ ngây ngô thế được, có thể ngây ngô trong lời nói hành động, nhưng để viết văn thì chẳng thế xem thường.
Trả lờiXóa