Mấy hôm nay vacxin Quivaxem lại được ầm ĩ trở lại. Các mẹ ơi một lần nữa lại trở thành một từ khoá đáng sợ của ngành Y.
Cũng là cha mẹ của những đứa trẻ, tôi và các bạn dĩ nhiên đau xót về những thông tin có gia đình mất con sau khi tiêm chủng. Chúng ta đều phẫn nộ trước những trang báo nói rằng vacxin này là thế hệ cũ, trong đó có loại sử dụng nguyên cả tế bào giảm độc lực và chất bảo quản nhiều nước không dùng.
Tôi nghĩ chắc chị Tiến cũng là một người mẹ, chị hẳn cũng đau lòng khi có một em bé nào ra đi vĩnh viễn dù vì bất kể lí do gì, dù là xác suất 4,5/1 triệu ca đi nữa.
Thế nhưng chúng ta chưa có khả năng để thay thế vacxin này, sản phẩm tiêm chủng quốc gia do WHO tài trợ. Có chăng là tăng cường những trường hợp chống chỉ định và giám sát chặt quy trình tiêm chủng.
Nếu cả nước này lo sợ và tẩy chay không cho con đi tiêm thì sao?
Hẳn mọi người còn nhớ dịch sởi năm 2014 khi cả cộng đồng hoang mang bởi truyền thông, một tác nhân mới nằm trong tâm dịch sởi, có thể cộng hưởng với sức mạnh của đám đông và tác động đến phần còn lại- những người không bị sởi.
Trong những ngày này báo chí cho biết phụ huynh đang nườm nượp đưa con trẻ đi tiêm phòng sởi ở các trung tâm và bệnh viện lớn ở hai đầu đất nước. Trong dòng người xếp hàng đó có không ít những bậc phụ huynh từ năm ngoái đã quay lưng với tiêm chủng khi nghe những thông tin về ăn bớt vắc xin, tiêm nhầm vắc xin và tử vong sau tiêm chủng.
Chúng ta cần một cái đầu đủ lý trí để nhắc nhau rằng tuyệt đại đa số chúng ta vẫn chưa có điều kiện đưa con ra nước ngoài để tiêm vacxin thế hệ mới hoặc để trốn dịch. Thậm chí nhiều gia đình không thể chi trả khoản tiêm chủng cho con trong nước. Sự lựa chọn duy nhất của chúng ta là Quivaxem và ngành Y tế Việt Nam.
Chúng ta cần thấy rằng nước Việt Nam hiện tại với những Mega City hàng dăm bảy triệu người sẽ phải chịu hậu quả tàn khốc như thế nào khi chẳng may cộng đồng thất bại trong việc phòng ngừa bệnh dịch.
Chúng ta cần, chẳng hạn, những con số so sánh để thấy 24 năm tiêm chủng mở rộng đã khiến cho tỷ lệ mắc ho gà giảm 543 lần, bạch hầu giảm 433 lần, uốn ván sơ sinh giảm 69 lần vào năm 2009.
Tiêm chủng, chứ không phải là những máy móc tinh vi, mới là thành tựu chăm sóc sức khỏe vĩ đại nhất của đất nước sau đổi mới.
Đối phó với bệnh dịch tự nhiên, muốn hay không thì hoàn cảnh cũng đã sắp xếp chúng ta và ngành Y ở chung trên một con thuyền.
Hãy tỉnh táo với phát ngôn dù bạn hành động thế nào với riêng con em mình.
Nguồn: Lọc Chọn Bùi
Không một cơ quan chức năng nào lại muốn có những trường hợp tử vong do tiêm vắc xin cả. Nhất là đối với trẻ con. Tác dụng của vắc xin thì ai ai cũng biết, giả sử con em chúng ta không sử dụng vắc xin liệu rằng sẽ như thế nào? Dịch, bệnh,... sẽ thường xuyên là sự lo lắng của mỗi bậc cha mẹ. Hiện tại, tuy có một số trường hợp hi hữu tử vong do tiêm vắc xin nhưng mọi người nên tin tưởng vào nền y tế thế giới, hãy nhìn vào mặt tích cực của việc sử dụng vắc xin.
Trả lờiXóaChúng ta cùng ở trên một con thuyền về phòng ngừa bệnh dịch nên mọi người hãy tin tưởng vào ngành Y học của thế giới và hãy thông cảm cho Việt Nam khi chưa có khả năng để thay thế loại vác xin này và đừng có mà phát ngôn bừa bãi về ngành Y học vì không ai muốn xuất hiện những trường hợp không may đó cả đâu các bạn ạ
Trả lờiXóaNhững em nhỏ chết do tiêm vacxin là điều chẳng ai mong muốn cả. Đừng vì thế mà quay lưng lại với tiêm chủng, phòng bao giờ cũng tốt hơn chống. Như ngay cả ở Mỹ năm trước cũng đã nổ ra dịch sởi khiến người ta lo ngại đua nhau đi tiêm phòng, điều mà đáng lẽ họ đã phải làm từ trước chứ không phải là nước đến chân mới nhảy.
Trả lờiXóaĐắng lòng cụm từ vắc-xin của các nước nghèo. vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem được Liên minh Toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI) tài trợ từ tháng 6-2010 đến hết năm 2015 với nguồn tài chính khoảng 38,5 triệu USD. Hai năm rưỡi sử dụng vắc-xin Quinvaxem, Việt Nam nhập về khoảng 15 triệu liều và đã sử dụng khoảng 11 triệu liều. Hàn Quốc là nước sản xuất Quinvaxem đã không sử dụng vắc-xin này vì các chuyên gia cho rằng nó có chứa thành phần ho gà vắc-xin toàn tế bào (dùng xác vi khuẩn ho gà) dễ gây phản ứng cho cơ địa trẻ. Đấy, vậy mà nước ta lại dùng, có khác nào bảo đùa với tử thần không?
Trả lờiXóaBản thân nhà sản xuất vắc-xin này cũng cảnh báo: “Việc tiêm liều tiếp theo của vắc-xin có chứa thành phần ho gà toàn tế bào phải được cân nhắc hết sức cẩn thận, nếu như mũi tiêm vắc xin DPT (sởi, quai bị, Rubella) có một hoặc nhiều dấu hiệu trong 48 giờ sau như sốt 40 độ C; đột quỵ hoặc sốc; khóc thét kéo dài hơn 3 giờ; co giật hoặc có hoặc không kèm theo phản ứng sốt trong phạm vi 3 ngày sau tiêm”. Tuy nhiên, việc tìm một loại vắc-xin có giá tương đương và không phải trích ngân sách nhà nước ra mua trong thời điểm này là vô cùng khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc các bậc cha mẹ vẫn phải đánh cược tính mạng của con em họ trước những rủi ro có thể gặp phải sau tiêm vắc-xin.
Trả lờiXóaVắc-xin Quinvaxem do GAVI tài trợ. Họ viện trợ bằng vắc-xin chứ không phải bằng tiền, do vậy không thể chi thêm ngân sách để mua vắc-xin tốt hơn. Ngân sách nước ta còn đang thâm hụt nặng cho kinh tế suy thoái, tham nhũng, kinh doanh thua lỗ của hàng loạt các tập đoàn kinh tế, thế nên tốt nhất là có điều kiện thì cho con ra nước ngoài tiêm, không có thì hên xui, không biết thế nào được.
Trả lờiXóaHên xui thôi, trời gọi ai thì người ấy dạ. Không tiêm cũng mệt mà tiêm thì căng thẳng như cuộc đấu sinh tử nên càng mệt hơn. Thôi thì không trông cậy được ai thì trông cậy vào trời vậy. Chỉ khổ cho tụi trẻ ...
Trả lờiXóaTrên đời này có gì là tuyệt đối, là hoàn hảo cả đâu. Chúng ta phải thông cảm cho những cán bộ ngành y chứ. Hãy nhìn vào thực tế những số liệu so với năm 2009 tỉ lệ ho gà giảm 543 lần, bệnh bạch hầu giảm 433 lần, uốn ván sơ sinh giảm 69 lần. chúng ta hãy nhìn vào những điều tích cực, những nỗ lực mà các bộ ngành y đã đạt được, đừng chỉ chăm chăm nhìn vào một sơ sẩy nào đó. Việc các em bé không may bị tử vong là điều mà không ai trong chúng ta mong muốn cả. Nhưng với điều ts nước kiện đất nước khó khăn thì chúng ta không còn lựa chọn nào khác. Mà chỉ cố gắng phát huy ưu điểm, hạn chế những nhược điểm thôi. Hạn chế tới mức thấp nhất có thể trường hợp hy hữu đáng tiếc xảy ra.
Trả lờiXóaNói về các phản ứng liên quan đến vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem, nhà sản xuất cũng đã khuyến cáo các hiện tượng nhiễm độc tiêu hóa, rối loạn tại chỗ tiêm, rối loạn hệ thống thần kinh, tâm thần là các vấn đề thường gặp và rất thường gặp ở trẻ sau tiêm. Biểu hiện như tiêu chảy, nôn, phản ứng tại chỗ tiêm, sốt, rối loạn ăn uống, buồn ngủ, trẻ cáu kỉnh, viêm dây thần kinh ngoại biên, co giật…
Trả lờiXóaTuy vậy, nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêm chủng cho rằng việc tìm một nguồn vắc-xin khác thay thế trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam là vô cùng khó khăn bởi giá Quinvaxem là 77.000 đồng/liều, trong khi các vắc-xin “5 trong 1” tương tự nhưng có thành phần ho gà vô bào, tinh khiết hơn có giá bán lẻ lên đến 550.000 đồng/liều. Có hơn 400k thôi mà để đánh cược tính mạng con trẻ thì có đáng không? tại sao nước ta không nhập loại vắc xin này về? nhà nước hỗ trợ được phần nào, còn đâu thì người dân đóng góp, cần gì cái danh tiêm chủng miễn phí để rồi biết bao nhiêu vụ việc đau lòng xảy ra như vậy?
Trong vòng hơn 2 tháng qua, có 7 trẻ tử vong, giới chuyên môn vẫn khẳng định “tỉ lệ tai biến nằm trong ngưỡng cho phép là 1/1 triệu mũi tiêm”. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nếu căn cứ vào tỉ lệ này với tổng số 4,5 triệu liều vắc-xin/năm chỉ được phép có tối đa 1 bé tử vong và tối đa là 4 ca nặng. Trong khi đó, mới trong 1 tháng, số phản ứng nặng sau tiêm vắc- xin đã tăng bất thường! Mẹ có phải con cái chúng nó đéo đâu mà chúng nó xót, trước không sao, nhưng giờ như này, chắc chắn vắc xin có vấn đề, không do chất lượng thì cũng do cách bảo quản, nói thế là xong à, coi mạng nhà người ta như may rủi à, thế mà cũng nói là bộ trưởng bộ y tế, trưởng các ban ngành...., con cái mấy bà có bao giờ tiêm trong nước?
Trả lờiXóaĐồ viện trợ mà, có ai cho không ai cái gì? có khi chính chúng ta và trẻ em đang bị lừa, biến thành kẻ thử nghiệm của vắc xin chứ à, ngay cả nhà sản xuất họ còn không dùng vì nghi ngờ không tốt, và thực tế chứng minh đúng là sự thật, một tháng mà có tới 7 trẻ bị sốc thuốc nặng thì chắc chắn có vấn đề rồi. Tôi còn nhớ khi trước có những đợt bác sĩ nước ngoài tới mổ hở hàm ếch miễn phí cho các trẻ em, nhưng thực chất là cho các thực tập sinh mổ, sau đó giáo sư sẽ kiểm tra lại. Lấy cơ hội để thực hành, chứ bên nước ngoài muốn làm việc này thì vô cùng khó. Chỉ vì cái tội nghèo thôi.
Trả lờiXóaCuộc bầu cử dân chủ và tự do với sự tham dự của nhiều chính đảng diễn ra ôn hòa ở Miến Điện đã minh chứng lý luận dân chủ đa đảng tạo ra hỗn loạn chỉ là ngụy biện của ĐCSVN nhằm duy trì chế độ độc tài, độc đảng. Một quốc gia chỉ có một đảng là quốc gia độc tài. Các quốc gia đa đảng dù chưa kiện toàn thể chế dân chủ, và còn có nhiều xáo trộn chính trị như Thái Lan, Mã Lai Á, Nam Dương... nhưng vẫn là các quốc gia có mức phát triển kinh tế cao hơn các quốc gia độc đảng như Triều Tiên, Việt Nam, Lào…
Trả lờiXóatiêm chủng cho trẻ là nhằm giúp trẻ có thể phòng ngừa đối với những bệnh tự nhiên...Tiêm chủng là tốt nhưng thực sự không gì có thể là tuyệt đối, nhìn nhận vào kết quả đạt được sau 24 năm ta cũng phải thừa nhận rằng ngành ý tế đã có những tiến bọ nhất định. Không thể vì những rủi ro trong quá trình tiêm chủng mà có thể phát ngôn nói xấu ngành y tế được.
Trả lờiXóaNhững bậc làm cha làm mẹ đang cực kỳ hoang mang bởi họ không dám liều mạng đưa con mình đi tiêm. Gần đây có quá nhiều trường hợp tiêm vắc xin xong con họ bị co giật rồi dẫn đến tử vong, thử hỏi có ông bố bà mẹ nào yên tâm được hay không? Nếu như đúng tác dụng của nó vắc xin Quinvaxem công dụng tuyệt vời bởi nó tích hợp 5 trong 1. Nhưng nếu không có sự đảm bảo chắc chắn thì không ông bố bà mẹ nào dám đưa con mình làm chuột bạch.
Trả lờiXóaHix, đất nước ta vẫn còn nghèo quá. Năng lực sản xuất vác xin thì vẫn còn thấp nên phải nhập khẩu. Mà đã nhập khẩu thì phụ thuộc gần như hoàn toàn và nhà sản xuất. Bản thân những vị làm trong ngành y tế cũng đâu có muốn điều này xảy ra. Họ cũng là cha mẹ, là ông bà của những trẻ nhỏ.
Trả lờiXóaNhững đứa trẻ mất sau khi tiêm là nỗi đau to lớn mà gia đình các em phải chịu đựng,và đây cũng là nguyên do để nhiều vị phụ huynh lo lắng khi đưa con đi tiêm chủng,đấy cũng là điều dễ hiểu. Liệu rằng có giải pháp nào thật sự tối ưu hơn hay không vậy?
Trả lờiXóaCô vợ tôi cũng đã từng thắc mà là vì sao vác xin ở nước ngoài lúc nào cũng sẵn trong khi ở Việt Nam mình lại khan hiếm đến thế. Đó là vì thứ nhất họ tự sản xuất được và thứ hai chả mấy nước phát triển mà dân số trẻ như Việt Nam. Dân số trẻ đồng nghĩa với việc nhu cầu vác xin rất lớn. Một vài vụ trẻ tử vong khi đi tiêm là rất đau lòng. Nhưng thuốc có xịn đến mấy thì vẫn có tỷ lệ tử vong của nó. 4,5/1 triệu có thể là con số rất nhỏ nhưng nếu nhân với 26 triệu trẻ em Việt Nam thì sẽ không ít những trường hợp thương tâm. Dù sao đi nữa, vác xin là cái rất rất rất quan trọng với trẻ em. Xin các bậc phụ huynh hãy cho trẻ đi tiêm phòng.
Trả lờiXóaTôi nghĩ rằng khi có những trường hợp tử vong như thế này thì nên dừng lại. Trong các khuyến cáo của vắc-xin không bao giờ chấp nhận có trường hợp tử vong lại đưa ra trên thị trường. Bất cứ loại Vắc xin nào cũng có phản ứng phụ, nhưng nặng đến mức tử vong thì nên dừng lại. hiện nay rất nhiều ông bố bà mẹ đang rất hoang mang, vắc xin Quivaxem tiêm hay không tiêm? Tất nhiên chẳng có ông bố bà mẹ nào lại ngu khi đưa con cái mình đi tiêm loại vắc xin đang có nhiều nghi vấn. Và dù có thế nào thì chúng ta vẫn nên cẩn thận, hãy tin tưởng vào nền y học hiện đại.
Trả lờiXóaMấy hôm nay vacxin Quivaxem lại được ầm ĩ trở lại. Cũng bởi vì trong một thời gian ngắn nhiều đứa trẻ tiêm chủng rồi không qua khỏi. Đây rõ ràng là việc cần xem xét rõ ràng chứ không thể phát ngôn là tỉ lệ tai biến nằm trong khoảng cho phép được.
Trả lờiXóa