CSGT sai thì dân phản ánh chứ không thể tấn công, chửi bới...
Dân trí “Hành vi coi thường pháp luật và tấn công CSGT là đáng lên án. Nếu CSGT làm không đúng thì người dân có quyền phản ánh chứ không thể ném gạch, chửi bới lăng mạ, hung hãn tấn công gây thương tích… Chúng ta nên khách quan và bảo vệ cái đúng trước.
Từ vụ việc Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt bị tài xế xe tải kéo lê trên Quốc lộ 5 cho thấy vấn đề chống người thi hành công vụ đang gia tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội - để làm rõ những nguyên nhân và vấn đề đặt ra hiện nay
Phóng viên: Xin Đại tá cho biết tình hình thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông (CSGT) và việc chấp hành các quy định của người tham gia giao thông hiện nay?
Đại tá Đào Vịnh Thắng: CSTGT có nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. Thành thật mà nói, ai cũng muốn trời nắng cháy được ngồi chỗ mát, trời mưa rét được ở trong nhà, 19h tối được ngồi quây quần bên mâm cơm gia đình… nhưng CSGT thì những lúc như vậy vẫn phải ở ngoài đường giữa các hàng ngàn làn xe chạy và hứng khói bụi, vẫn làm nhiệm vụ phân luồng và hướng dẫn giao thông để người dân được an toàn, đời sống xã hội được bình yên.
Trong khi đó, một bộ phận người tham gia giao thông suy thoái đạo đức, ý thức không thượng tôn pháp luật, bất chấp và coi thường pháp luật nên khi CSGT ra hiệu lệnh để dừng xe xử lý vi phạm thì một số đối tượng trốn tránh kiểm soát, những đối tượng hung hãn thì cố tình đâm xe vào lực lượng thực thi nhiệm vụ, ngoài ra còn có những đối tượng có nhận thức và ứng xử không văn hóa, lăng mạ, chửi bới, chống đối, vu khống CSGT nên dẫn tới thương tích và cả hi sinh.
Hành vi chống người thi hành công vụ ngày càng gia tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng, theo Đại tá nguyên nhân nào dẫn đến tình hình này?
Nguyên nhân là do suy thoái đạo đức của người lái xe về việc thiếu tôn trọng pháp luật. Các quy định của pháp luật về xử lý tội danh của người chống người thi hành công vụ còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm ngày càng có tính chất nguy hiểm đối với xã hội.
Đại tác Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT Hà Nội
Đơn cử như hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ hoặc đe dọa tính mạng nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 20 Nghị định 167 trong lĩnh vực an ninh trật tự xã hội áp dụng phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.
Theo điều 257 Bộ Luật hình sự năm 1999 quy định về xử phạt hành vi chống người thi hành công vụ theo các mức: Phạm tội ít nghiêm trọng phạt cải tạo không giam giữ 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, mức phạt cao nhất cho hành vi chống người thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng là phạt tù 7 năm.
Từ thực tế xử lý vi phạm và sau nhiều vụ CSGT bị tấn công, một số ý kiến cho rằng do CSGT lạm dụng quyền lực và quyền hạn nên đã dẫn tới những bức xúc cho người tham gia giao thông, Đại tá nhìn nhận như thế nào?
Một người lính thì làm gì có quyền lực, làm nhiệm vụ ở ngoài đường và dừng xe xử lý vi phạm chỉ là quyền hạn. Khoác trên người bộ cảnh phục khi ở ngoài đường thì họ là người đại diện cho pháp luật, thực hiện nhiệm vụ theo quy trình quy định. Có những trường hợp CSGT ra hiệu lệnh thì bị người tham gia giao thông chửi bới, ném mắm tôm, ném gạch, tấn công… đó là những chuyện bất khả kháng.
Tôi nhận những thiếu sót, tồn tại của một số anh em chiến sỹ khi có những việc A việc B trong khi thực hiện nhiệm vụ không đúng quy trình quy định, có những thái độ và lời lẽ chưa phù hợp, thiếu sót về điều lệnh tư thế tác phong khi tiếp xúc với nhân dân… Chúng tôi đã chấn chỉnh nhưng một số vẫn chưa thực hiện đúng nên cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc người tham gia giao thông chống người thi hành công vụ.
Tuy nhiên, hành vi coi thường pháp luật và tấn công CSGT là đáng lên án. Nếu CSGT làm không đúng thì người dân có quyền phản ánh chứ không thể hung hãn chống đối… Chúng ta nên khách quan và bảo vệ cái đúng trước, vì tính mạng con người là trên hết.
Rõ ràng ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông không tốt nhưng về phía CSGT liệu có liều lĩnh quá không khi đánh cược tính mạng của mình trước hành động hung hãn của lái xe? CSGT khi nhận ra những nguy cơ có thể ảnh hưởng tới tính mạng thì cần phải có hướng xử lý tỉnh táo và an toàn hơn?
Việc dừng xe, kiểm tra xử lý phải có quy trình chứ không phải là mang tính mạng ra để đánh cược. Khi dừng xe vi phạm CSGT phải ra hiệu lệnh như thế nào, đứng cách mép đường bao nhiêu…, nhưng một đằng là người ra hiệu lệnh và một đằng là phương tiện, người vi phạm chủ động có hành vi chống đối.
Thượng úy Đạt bị xe tải kéo lê trên Quốc lộ 5 ngày 12/12 (ảnh Tiến Nguyên)
Quan điểm của tôi là những trường hợp nào gây ảnh hưởng đến tính mạng của nhân dân, gây ra những thiệt hại thì lực lượng phải làm kiên quyết. Còn lại những trường hợp tài xế lái xe bỏ chạy, manh động thì CSGT thực hiện biện pháp ghi lại biển số xe, màu sơn, loại xe, đặc điểm nhận dạng xe… để truy tìm và xử lý.
Không phải ai cũng tinh nhanh để có thể đưa ra được những hướng xử lý tốt nhất trong tình huống có nguy cơ mất an toàn. CSGT cũng có người nhanh, có người chậm, có người nhút nhát, có người dũng cảm… Thành thật mà nói có những người phản xạ chậm thì có khi tài xế lao tới tận nơi vẫn chưa biết để nhảy ra mà cứ nghĩ là họ đang chấp hành hiệu lệnh của mình. Tuy đã được rèn luyện nhưng không phải ai cũng phát huy được tất cả.
Sau những vụ việc đáng tiếc như vừa xảy ra đối với đồng chí CSGT trên Quốc lộ 5, Đại tá có cho rằng lực lượng CSGT cần phải rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình khi thực thi nhiệm vụ?
Tôi cho rằng lực lượng phải rút kinh nghiệm cho chính mình. Thứ nhất, khi thực hiện nhiệm vụ phải làm đúng quy trình, quy định của Bộ Công an. Thứ hai là rút kinh nghiệm về thái độ khi tiếp xúc với nhân dân, vì có thể là thái độ ban đầu chưa tốt hoặc nói năng chưa phù hợp nên dẫn tới những bức xúc… Lực lượng phải giải thích, phải thuyết phục nhân dân.
Hàng năm chúng tôi vẫn tổ chức tập huấn, kiểm tra nhưng không tránh khỏi việc một số cán bộ trẻ nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm, nên không thể tránh khỏi những sơ xuất xảy ra khi thực thi nhiệm vụ. Đây là sự thật và lực lượng phải rút kinh nghiệm.
Xin cảm ơn Đại tá về cuộc trao đổi này!
Châu Như Quỳnh (thực hiện)
dantri.com.vn
không ai có quyền phủ nhận sự nhọc nhằn và khó khăn của lực lượng cảnh sát giao thông cả. Nhưng có đôi lời sau vụ cảnh sát giao thông bị kéo lê vừa rồi. Thứ nhất, cảnh sát giao thông đừng nhảy lên capo hay bám theo xe, hay phải ôm chân, ôm tay người vi phạm nữa. rất nguy hiểm, bởi vì hành động đó sẽ kích thích người vi phạm tâm lý trốn chạy, bất chấp, nguy hiểm cho người khác là nhìn thấy rõ. Thứ hai, người dân làm ơn tôn trọng CSGT đi, không có họ thì nhiều người chỉ trong tích tắc có thể ăn chuối cả nải, ăn gà cả con trên bàn thờ đấy. Thiết nghĩ, thay vì bám theo như thế, nhà nước nên đầu tư hệ thông camera theo dõi chung các tuyến đường, bên cạnh đó là camera di động phục vụ cho các chốt tuần tra, có lẽ nó đắt những hiệu quả hơn nhiều, an toàn hơn nhiều.
Trả lờiXóaCSGT cũng là người, mà đã là người thì có đúng có sai, sống trên đời ko ai có thể tránh được sai lầm, có người nọ người kia, vì thế ma ta nên nhìn nhận mọi việc thoáng hơn, CSGT sai thì ta phản ánh với người có thẩm quyền, ko nên hành hung người khác như vậy vì CSGT là người gìn giữ trật tự, là người thay mặt nhà nước duy trì ổn định, hành hung CSGT là chúng ta đang tự làm xấu đi hình ảnh của chính chúng ta, chính đất nước của mình, hãy hành xử có văn hóa vì 1 xã hội văn minh mà chúng ta đang hướng tới
Trả lờiXóachả thấy cha mẹ nào cổ vũ cho con là bạn sai thì đấm thẳng vào mặt nó cho nó nhớ, đều dạy con là chạy đi nói với cô giáo. ấy mà nhiều người nhìn thấy cảnh này lại tỏ ra vui mừng, thậm chí mừng ra mặt, thật không hiểu nổi nhân tính và lòng thương yêu đồng loại, đồng bào của họ ở đâu
Trả lờiXóaChính xác là như thế. Nếu cán bộ sai chúng ta có quyền phản ánh. Và các bạn yên tâm là thực sự như phản ánh thì các bạn sẽ được câu trả lời thỏa đáng
Trả lờiXóaở VN, CSGT là nghề đối mặt với nguy hiểm vì phải đối mặt với những thành phần hung hãn, sẵn sàng tấn công khi bị xử phạt vi phạm.
Trả lờiXóaMong cho sức khỏe của thượng úy Nguyễn Quốc Đạt sớm hồi phục. Xin chia sẻ nỗi đau cùng gia đình và các chiến sĩ CSGT.
Trả lờiXóaSau những sự vụ như thế này, phạt luật nên trừng trị nghiêm minh những kẻ xem thường pháp luật; các đồng chí cảnh sát khi làm nhiệm vụ cũng nên có các biện pháp phòng vệ, phòng trừ những hậu họa đáng tiếc xảy ra.
Đúng vậy! CSGT sai thì người dân có quyền phản ánh chứ không thể ném gạch, chửi bới lăng mạ, hung hãn tấn công gây thương tích… Xã hội có luật pháp rõ ràng. Muốn đất nước văn minh hơn thì phải thượng tôn pháp luật. Không thể dùng cái sai hơn để đối đầu.
Trả lờiXóaKhi tham gia giao thông, việc bị CSGT buộc dừng thì cũng chấp hành bình thường, việc này ko có gì ghê gớm cả. Chỉ là vi phạm hành chính thôi, ko xin đc thì nộp phạt. coi việc đó là bình thường và ai cũng có lúc vi phạm.Vụ việc này nếu va chạm thì dừng lại giải quyết, khi CSGT chặn xe thì cũng ko nên cố chạy làm gì để bậy giờ lĩnh án. Còn CSGT cũng ko nên chặn trước đầu xe như thế, nhiều trường hơp lái xe ko quen mà đạp nhầm chân ga cũng gây nguy hiểm,vì đây cũng ko phải tội phạm nguy hiểm để hy sinh tính mạng như thế
Trả lờiXóaToàn xã hội cực lực lên án những hành động giết người bằng dùng phương tiện xe oto. KHi các đồng chí CA đang làm nhiệm vụ đã có hiệu lệnh dừng xe mà còn cố tình nhấn ga thật quá nguy hiểm, những tên tội phạm loại này xử bắn cả xã hội ủng hộ, cần làm nghiêm loại tội phạm này không để cho những kẻ khác lợi dụng pháp luật mà lộng hành.
Trả lờiXóaNói thật, dù cảnh sát giao thông có nhiều việc làm mọi người phiền lòng nhưng những kẻ gây ra việc này cần phải trừng trị nghiêm khắc. Không có cảnh sát giao thông thì xã hội này loạn hết rồi. Xe tải xe ben ra đường thích tông thích cán thì cán. Cần phải lên án mạnh mẽ những lái xe cố tình từ vi phạm luật lệ giao thông đến phạm tội. Cần phải xử thật nghiêm những kẻ gây ra thương tích cho chiến sỹ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên đường.
Trả lờiXóaĐất nước ta đang trong thời kỳ phát triển về kinh tế và hội nhập sâu với cộng đồng quốc tế .nhưng có một vấn đề chúng ta còn chưa kịp làm đó là cải cách giáo dục nâng tầm hiểu biết về luật pháp và kỹ năng chuẩn hóa con người để có một dân tộc việt nam văn minh,tiến bộ chính vì vậy mới có sự việc đáng lên án này xảy ra.tôi không thể chấp nhận được loại lái xe không có đạo đức.là con người cần phải biết suy nghĩ về hậu quả của việc mình gây ra.đề nghị khởi tố lái xe này,cần phải loại bỏ những kẻ côn đồ lái xe này ra khỏi xã hội,phạt tù thật nặng,tước bằng lái vĩnh viễn để cho xã hội trong sạch hơn.chúc đồng chí Nguyễn Quốc Đạt mau chóng bình phục
Trả lờiXóaHành vi coi thường pháp luật và tấn công CSGT là đáng lên án và nghiêm trị trước pháp luật, không có lý lẽ gì để biện hộ và dung túng cho việc làm chống đối người thi hành công vụ. Mọi người đều tôn trọng pháp luật và ý thức đối với cộng đồng, khi phát hiện người thi hành pháp luật sai thì phản ánh.
Trả lờiXóaĐất nước muốn phát triển một cách bền vững thì tất cả mọi người dân cần là những con người có ý thức chấp hành pháp luật.CSGT họ là những con người đảm bảo việc chấp hành pháp luật ,đảm bảo cho mọi người tham gia giao thông được an toàn.Hành vi của người tài xế trong vụ chống người thi hành công vụ gần đây là hành vi vô cùng thiếu văn hóa,cần có hình thức xử lý xác đáng cho hành vi sai trái này!
Trả lờiXóaCSGT là một công việc chịu nhiều tai tiếng,nhưng dù vậy hiện thực không thể chối bỏ là nếu không có lực lượng CSGT thì số vụ vi phạm cũng như tai nạn giao thông đã không được kìm chế ở mức như hiện nay mà phải gấp mấy lần. Chính những con người kiên cường hằng ngày đối mặt với nguy hiểm trên những con đường là một phần quan trọng bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội cho nhân dân. Vì thế mọi người đừng nên vì một vài con sâu mà vơ đũa cả nắm, đừng bỏ quên những tấm gương như đồng chí Nguyễn Quốc Đạt.
Trả lờiXóaMình thì rất thông cảm cho khó khăn của CSGT, mặc dù tiêu cực trong ngành này cũng khá ức chế. Nhưng hiện nay một bộ phân không nhỏ nhân dân vì không hiểu sâu đã có những suy nghĩ, lời nói thiếu tôn trọng đối với CSGT nói riêng và ngành CA nói chung. Họ cho rằng CA nhận lương từ dân thì phải thế này thế kia. Họ nhầm khi cho rằng CA cũng như bảo vệ của C.Ty, doanh nghiệp. Nhưng thưa rằng, đại đa số họ trở thành CA vì lòng yêu nước, yêu dân, muốn bảo vệ nhân dân và thành quả của dân tộc (1 phần nhỏ vì hoàn cảnh kinh tế gia đình mà vào CA). Chứ với trình độ của đại đa số CA VN thì nếu họ làm Xây dựng, Kinh tế thì không hề thua kém ai. Họ làm vì họ yêu dân chứ không phải vì dốt hay vì tiền! Nên xin hãy tôn trọng họ cũng như tôn trọng pháp luật bởi một điều họ đều là con của nhân dân cả mà thôi!
Trả lờiXóaMình thì rất thông cảm cho khó khăn của CSGT, mặc dù tiêu cực trong ngành này cũng khá ức chế. Nhưng hiện nay một bộ phận không nhỏ nhân dân vì không hiểu sâu đã có những suy nghĩ, lời nói thiếu tôn trọng đối với CSGT nói riêng và ngành CA nói chung. Họ cho rằng CA nhận lương từ dân thì phải thế này thế kia. Họ nhầm khi cho rằng CA cũng như bảo vệ của C.Ty, doanh nghiệp. Nhưng thưa rằng, đại đa số họ trở thành CA vì lòng yêu nước, yêu dân, muốn bảo vệ nhân dân và thành quả của dân tộc (1 phần nhỏ vì hoàn cảnh kinh tế gia đình mà vào CA). Chứ với trình độ của đại đa số CA VN thì nếu họ làm Xây dựng, Kinh tế thì không hề thua kém ai. Họ làm vì họ yêu dân chứ không phải vì dốt hay vì tiền! Nên xin hãy tôn trọng họ cũng như tôn trọng pháp luật bởi một điều họ đều là con của nhân dân cả mà thôi!
Trả lờiXóaNghề CSGT quá là nguy hiểm luôn. Người dân thì cố tình vi phạm luật giao thông, lúc bị bắt giữ thì chống đối.
Trả lờiXóaTuy còn một số vấn đề mà cảnh sát giao thông cần phải khắc phục, nhưng khi họ mặc trên mình bộ quân phục, họ vẫn đại diện cho pháp luật, đạo diện cho quyền lực nhà nước. Người dân cần phải tuân theo sự chỉ dẫn của họ. Tất cả cũng chỉ vì sự an toàn tính mạng cho chính chúng ta mà thôi.
Trả lờiXóaNgười dân đôi khi luôn có phản ứng thái quá với cảnh sát giao thông. Họ chỉ biết túm lấy cái sai dù là nhỏ của công an, thi nhau chỉ trích người ta, trong khi bao nhiêu việc tốt người ta làm thì tại sao lại không ghi nhận? Chúng ta cần phải thay đổi thái độ này, thì xã hội mới văn minh được.
Trả lờiXóaCảnh sát giao thông khổ vậy đó. Lúc làm đúng, làm tốt thì chả thấy ai nói được gì, hay là một câu khen ngợi. Nhưng chỉ cần mắc một sai phạm, dù là nhỏ, thì sẽ bị ném đá thậm tệ. Tại sao vậy? Cảnh sát giao thông thì cũng là người mà, họ cũng phải có những lúc mắc sai lầm chứ?
Trả lờiXóaThế này thì xã hội chúng ta bao giờ mới phát triển được đây. Tư duy của người dân về một số vấn đề vẫn còn rất hạn chế. Đơn cử như trong hoạt động giao thông. Nếu như họ làm đúng, đi đúng luật thì chả có công an nào dám động đến. Nhưng khi mắc lỗi, bị xử lí thì lại có những hành vi xấu.
Trả lờiXóaNhững vụ chống người thi hành công vụ, đặc biệt là cảnh sát giao thông ngày càng diễn ra nhiều hơn với mức độ hành vi cũng như hậu quả là nặng nề hơn rất nhiều. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có biện pháp để hạn chế tình trạng này, cùng với đó là ý thức của người dân cần được nâng nên.
Trả lờiXóaLỗi đâu phải từ một phía, đó là sự kết hợp giữa ý thức tồi của người dân và hành động sai nguyên tắc của một bộ phận nhỏ cán bộ công an. Vậy nên, hãy dừng lại việc đổ lỗi cho một ai đó đi, hãy tự xem lại bản thân mình, xem những việc mình đã và đang làm có đúng với lương tâm, với trách nhiệm của một người công dân không đã.
Trả lờiXóaChúng ta cần nhìn lại thái độ của mình đối với lực lượng công an giao thông đi mọi người. Tôi thấy chúng ta đã hơi quá rồi đó. Họ làm việc cũng chỉ vì sự an toàn cho chính chúng ta, vậy mà chúng ta lại chỉ biết nhìn những sai phạm nhỏ của người ta để mà chê trách, vậy còn thái độ của mọi người trong việc chấp hành luật giao thông đã xứng đáng với tiêu chuẩn của một công dân tốt chưa?
Trả lờiXóaLiệu trong số các vị có ai chịu đứng ngoài nắng bụi, đến bữa cơm gia đình thì phải ra đường đứng trước cái lạnh mùa đông như thế này để bảo đảm an toàn cho người khác không? Vậy mà những chiến sĩ công an giao thông hằng ngày phải làm việc đó. Xin mọi người hãy xem xét lại thái đội của mình đi.
Trả lờiXóaMột người lính thì làm gì có quyền lực, làm nhiệm vụ ở ngoài đường và dừng xe xử lý vi phạm chỉ là quyền hạn. Khoác trên người bộ cảnh phục khi ở ngoài đường thì họ là người đại diện cho pháp luật, thực hiện nhiệm vụ theo quy trình quy định. Có những trường hợp CSGT ra hiệu lệnh thì bị người tham gia giao thông chửi bới, ném mắm tôm, ném gạch, tấn công… đó là những chuyện bất khả kháng. Đúng là cảnh sát giao thông cần được bảo vệ hơn.
Trả lờiXóaNguyên nhân là do suy thoái đạo đức của người lái xe về việc thiếu tôn trọng pháp luật. Các quy định của pháp luật về xử lý tội danh của người chống người thi hành công vụ còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm ngày càng có tính chất nguy hiểm đối với xã hội. Do vậy cần có chế tài để xử lí mạnh tay hơn đối với các đối tượng này.
Trả lờiXóaChúng ta cần có cái nhìn khác và thiện cảm hơn về lực lượng công an giao thông. Họ hàng ngày hàng giờ đối diện với bao nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng.
Trả lờiXóaTrong khi đó, một bộ phận người tham gia giao thông suy thoái đạo đức, ý thức không thượng tôn pháp luật, bất chấp và coi thường pháp luật nên khi CSGT ra hiệu lệnh để dừng xe xử lý vi phạm thì một số đối tượng trốn tránh kiểm soát, những đối tượng hung hãn thì cố tình đâm xe vào lực lượng thực thi nhiệm vụ, ngoài ra còn có những đối tượng có nhận thức và ứng xử không văn hóa, lăng mạ, chửi bới, chống đối, vu khống CSGT nên dẫn tới thương tích và cả hi sinh. Đúng là cần nhìn nhận khác về lực lượng giao thông, tất nhiên vẫn còn một số kẻ lợi dụng kiếm chác, nhưng không phải là số nhiều.
Trả lờiXóa