Chia sẻ

Tre Làng

Hoa hậu, bóng đá: THI XONG XUÔI TẤT CẢ LẠI VỀ !

Hoa hậu, bóng đá: Thi xong xuôi tất cả lại về!

Châu Phú 

VNN - Không có truyền thống, không đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, lại chỉ ăn đong, ăn xổi, nhưng lúc nào cũng hy vọng và chờ đợi.

Cuối tuần rồi, con trai ghé tai mách thầm “Tối chủ nhật chung kết Hoa hậu Thế giới, sáng thứ 2 chung kết Hoa hậu Hoàn vũ, thí sinh Việt Nam có nhiều cơ hội lắm, bố xem nhiệt tình nhé”.

Để mọi việc hòa thuận, trôi chảy trong không gian mấy chục mét vuông chung cư, tôi nói thật to cho cả nhà cùng nghe “Chúng mày làm gì thì làm, xem gì thì xem, chung kết 2 cuộc hoa hậu, để tivi đấy cho bố mẹ. Cấm gây ồn ào, đi vào đi ra, nhờ trông cháu, gửi tiền đi chợ mua quà sáng…”

Bữa đó, tôi giục ăn cơm sớm, trà thuốc gọn nhẹ, ê a vài câu ví, ngả người trên đi-văng chờ xem hoa hậu. Tất nhiên cái chính là chờ xem hoa hậu ta lọt qua vòng lớn, lọt sâu vòng bé, ngon ơ vòng phỏng vấn và giây phút xướng tên vang lên thánh thót, tự hào.

Mà chả riêng tôi đâu nhé. Các anh chị thuyết minh, phiên dịch trên tivi cũng chung tâm trạng hồi hộp, chờ đợi, đợi chờ. Rồi lo âu to dần, lớn dần khi vòng ngoài, vòng trong lần lượt xướng tên các hoa hậu, thêm, thêm nữa vẫn không thấy “quân ta” thì cơ hội càng thu hẹp dần, hẹp hết cho đến khi… cuộc chơi là của thiên hạ, của người khác mất rồi!

Danh sách 20 thí sinh lọt vào vòng trong Hoa hậu Thế giới, không thấy “quân ta” đâu, sao lạ lùng? Top 10 thí sinh tất nhiên là “nỏ” có, lấy đâu ra! Nhưng bỗng dưng thí sinh ta đứng đầu mục bình chọn qua mạng (kiểu bình chọn di sản dạo nọ?), nghiễm nhiên lọt top 11, như trên trời rơi xuống, kiểu vé vớt. Thì ta bầu chọn cho mình chứ răng?

Đi đứt một niềm mong!

Thôi, thua keo này bày keo khác, cuộc sáng mai mới là tuyệt tác, mới là chắc thắng, thông tin trên mạng xã hội, trên báo chí mấy bữa nay cho thấy phen này ta “ẵm” giải to rồi. Bình tĩnh, em nó thi bán kết hay mọi nhẽ, thiên hạ khen lấy khen để ra kia kìa.

Nào, danh sách top 15 Hoa hậu Hoàn vũ lại lần lượt được xướng lên. Ôi, đẹp thế, ác liệt thế, dưng mà đến 10 vẫn chưa thấy “quân ta”, 14 cũng chưa, còn suất cuối biết đâu ta thắng?

Vẫn chẳng có gì sất. Vậy là đi đứt niềm mong tiếp theo.

Sao bảo hy vọng lắm, quốc tế đánh gia cao lắm, thi bán kết tốt lắm? Cứ thổi lên thật to, thật oách rồi khi vào cuộc bỗng… xẹp dúm như thế này a? Mai kia thể nào ai đó chả thốt lên: gian lận, nghiệp dư, tư nhân, cuồng…

***

Thảm cảnh “hoa hậu… hụt” nói trên, thực ra không phải lần đầu chứng kiến, chỉ có điều trong bộ môn khác. Là “anh” bóng đá và giấc mơ vô địch đi mãi không/chưa tới!

Thì đây, vài ví dụ tiêu biểu thôi nhé.

Hồi chung kết Tiger Cup 1998, trên sân nhà gặp đội tuyển Singapore, quân ta có đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Dàn Thể Công thượng thặng làm nòng cốt. Lâu lắm mới “quật” được kẻ ngáng đường đáng ghét Thái Lan với 3 bàn không gỡ ở bán kết. Không thắng Singapore là cớ mần răng?

Rứa mà không thắng đấy, thậm chí lại thua bằng cái lưng của cầu thủ cao kều Sasi Kumar. Nhớ đời nhé, các bác “nghiện” bóng đá, “nghiện” Thể Công!

Cũng lại chung kết, nhưng với lứa U23 kỳ SEA Games tại Lào. Thầy trò HLV lừng danh H. Calistor ở vòng bảng thắng dễ U23 Malaysia và họ gặp lại nhau trong trận chung kết rất được chờ đợi. Thầy giỏi, trò hay, từng thắng đối thủ, thi đấu ở Viêng Chăn không khác gì ở Vinh hay Hàng Đẫy, vậy còn gì để ngăn cản U23 VN lần đầu đoạt cup vàng SEA Games, rửa hận cho bóng đá nước nhà?

Thế mà chiếc cup vàng lại cùng đội quân chiến thắng bay về Malaysia đấy? Bao nhiêu hy vọng bị tan ra, bị thổi đi!

Chưa hết, mới đây thôi, thi đấu với đối thủ truyền kiếp Malaysia ở AFF Cup 2014 trên sân bạn mà thầy trò HLV Miura vẫn thắng lớn. Vì thế trận lượt về trên sân Mỹ Đình khán giả đông nghịt, tinh thần cao vút, hy vọng tràn cung mây.

Nhưng rồi, như những phen tệ hại trước đây, tất cả lại bị dội vô vàn, vô số, vô tận những gáo nước lạnh, lánh ngắt, lạnh tê, lạnh đắng, lạnh cứng khi đội nhà bỗng thua tan tác. Đối phương lên bóng 4 đợt ghi 4 bàn thắng, cứ như đá bóng ở chỗ không người. Ngao ngán. Ngán ngao.

***
Hoa hậu và bóng đá ta, được cái lâu nay dễ, rất dễ đưa “phong trào” từ không đến có, từ thấp lên cao, từ thất vọng lên hy vọng và cuối cũng là “vũ như cẩn”!

Không có truyền thống, không đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, lại chỉ ăn đong, ăn xổi, nhưng lúc nào cũng hy vọng và chờ đợi. Nói cho cùng hy vọng dù rất đáng yêu và không bao giờ có lỗi, vẫn chỉ là hy vọng “ảo”, bùng lên một lúc rồi tắt ngấm, như bong bóng mà thôi. Còn làm gì thật bài bản, căn cơ để biến hy vọng thành sự thật thì để người khác làm. Như thi hoa hậu thì người Venezuela lo, còn bóng đá khu vực thì người Thái lâu nay lo hết còn đâu.

Và người ta vẫn hát cười khoái chí trong dịp “Gặp nhau cuối năm” (lan sang cả đầu và giữa năm) rằng “Thi xong xuôi tất cả lại về!”

Cũng nói cho cùng, chỉ tại thằng con trai ghé tai mách nhỏ mà mình dán mắt lướt mạng quyết không bỏ sót diễn biến thi thố nào, rồi đeo kính xem clip bán kết áo tắm, không lo chuyện bế cháu lại mải mê xem chung kết trên tivi rồi trào sôi hy vọng. Rồi kháo chuyện sang cả hàng xóm, cả chung cư, cả cơ quan. Và thấp thỏm như mình sắp vớ được (bét ra cũng) Á hậu 2, chưa nói Á hậu 1 như người ta đồn đoán, biết đâu Hoa hậu chứ chẳng chơi!

Để rồi chỉ thấy bong bóng bay, muôn màu, hấp dẫn , bay xa, bay hút, ảo mờ…

23 nhận xét:

  1. Hoàng tiều phu20:17 28/12/15

    Việt Nam Không có truyền thống, không đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, lại chỉ ăn đong, ăn xổi, nhưng lúc nào cũng hy vọng và chờ đợi. Nói cho cùng hy vọng dù rất đáng yêu và không bao giờ có lỗi, vẫn chỉ là hy vọng “ảo”, bùng lên một lúc rồi tắt ngấm, như bong bóng mà thôi. Còn làm gì thật bài bản, căn cơ để biến hy vọng thành sự thật thì để người khác làm. Như thi hoa hậu thì người Venezuela lo, còn bóng đá khu vực thì người Thái lâu nay lo hết còn đâu. Chúng ta cần học hỏi các nước trên về phong cách làm việc nếu muốn thành công.

    Trả lờiXóa
  2. Hoa hậu Việt Nam cần có những sự đào tạo bài bản hơn nữa nếu như muốn vươn ra các cuộc thi quốc tế, Việt Nam ta cũng có những đức tính tốt của một người hoa hậu, đẹp người , đẹp tính vì vậy chỉ cần công tác đầu tư đào tạo tốt sẽ cho ra những lớp thế hệ tiềm năng hơn cho xã hội, nâng tầm chất lượng lên.

    Trả lờiXóa
  3. Cuộc thi sắc đẹp hành tinh, như tác giả nói tôi cũng đồng tình đó là cần có sự đầu tư và đào tạo bài bản. Tôi muốn nhấn mạnh từ đầu tư bởi chỉ có đầu tư, chi mạnh tay tất cả các khâu từ truyền thông cho đến kinh phí tất cả phải hợp làm một, hướng về người hoa hậu vì họ đại diện cho hình ảnh cả một quốc gia, dân tộc.

    Trả lờiXóa
  4. Mình chả biết gì nhưng như thế là một niềm vinh hạnh của cả Đất nước Việt Nam chúng ta. Không vì thế mà chúng ta buồn cần cố gắng và hoàn thiện khả năng của mình trên mọi lĩnh vực nhé. Không kể ai? Như Phạm Huơng đấy. Ai cũng có thể là được những điều không tưởng. Vấn đề là ở mọi cá nhân.

    Trả lờiXóa
  5. tiền ít thì vẫn có thịt ngon, nhưng chỉ được một mẩu thôi, lấy đâu ra mà được vừa ngon vừa nhiều. Cũng là chúng ta đối lúc đã ảo tưởng quá mức về bản thân, động viên, khích lệ là cần thiết những cũng nên có chừng mực, chưa có gì mà đã cứ như mình đoạt danh hiệu, lại đi tin vào mấy lời của mấy trang người đẹp, giờ thì thấy nó lệch đến cả ngàn cây số chưa, nó tung lên trời rồi mình rơi tự do xuống đất đó, chả ai thèm quan tâm mình đâu.
    muốn có giải thì phải có sự đào tạo chuyên nghiệp, và trắng trẻo thì ở nhà đi nhé, chẳng có tí mẹ gì khỏe khoắn cả

    Trả lờiXóa
  6. TRong cả cuộc thi sắc đẹp mà Việt Nam chúng ta cũng bị chèn ép.Thế mới thấy sự bất công nó tồn tại khắp nơi trên thế giới này chứ không riêng gì lĩnh vực gì

    Trả lờiXóa
  7. dân minh vẫ luôn cuồng nhiệt như thế đấy, cũng do long tự tôn dân tộc mà ra, thấy người Việt nào thi các cuộc thi tầm cỡ quốc tế là lại kì vọng cổ vũ hết mình mong là nước mình được tỏa sáng trên trường quốc tế, hi vọng ròi lại thất vọng, rồi nói ghét bỏ , bao lần bảo không xem bóng đá nữa rồi mà mõi lần có bóng đá lại đông kín người, chúng tôi hi vọng, mơ mộng thì đâu có gì sai, cái sai là chúng ta không đào tạo một cách bài bản, có chiều sâu nên không gạt hái được kết quả, chúng tôi có thể chờ đợi thêm nhiều năm nữa nhưng chúng tôi muốn nhìn thấy chút tia sáng hi vọng về sự quyết tâm thay đổi của những người có liên quan.

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Nhưng dù gì đó cũng là danh dự và niềm tin quốc gia. Nói gì thì nói tất cả những gì đã có, đã làm của các hoa hậu là rất đáng tự hào. Chỉ là các hoa hậu của ta đã quá đơn độc và vất vả trong những cuộc thi tầm cỡ như thế này thôi. Chúng ta có quyền tự hào về họ. Về những gì họ đã thể hiện và làm được trong các đấu trường sắc đẹp thế giới.

    Trả lờiXóa
  10. Quả thực khi nói về bóng đá và hoa hậu thì chúng ta vẫn còn đang ở dạng tiềm năng, cứ đến giờ phút quyết định là lại thất bại là bởi chúng ta không được đào tạo một cách bài bản chuyên nghiệp, chưa có sự đầu tư đúng đắn trong việc đào tạo các cầu thủ; trong các giải hoa hậu tất nhiên kết quả của một cuộc thi nhan sắc nó cũng không thể khẳng định được nhiều điều tuy nhiên nó lại góp phần quảng bá hình ảnh cho quốc gia trên tầm quốc tế. Philipin giành được nhiều giải hoa hậu trên trường quốc tế là bởi họ thực sự quan tâm và đầu tư cho nó, đưa nó trở thành chiến lược phát triển trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, thậm chí những quốc gia như Venezuela còn mở lò để đào tạo Hoa hậu.

    Trả lờiXóa
  11. Những cuộc thi nhan sắc hay những trận bóng vượt ra ngoài khuôn khổ nội bộ quốc gia chúng ta không gặt hái được nhiều thành công thì chúng ta cũng phải nhìn vào một sự thật là chúng ta chưa đủ tầm để với đến thành tích cao nhất, thế thôi, có gì đáng phải bàn về những kết quả, những ai gian lận, hay trách móc truyền thông, trách móc những người tham gia dự thi. Cái quan trọng ở đây là chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết điểm yếu của mình cố gắng hơn, dám nhìn thẳng vào sự thật là chúng ta đã thua, không mơ tưởng, huyễn hoặc nữa mà phải nỗ lực để khắc phục những điểm chưa được, có những kế hoạch, chiến lược đúng đắn.

    Trả lờiXóa
  12. Người Việt Nam lúc nào cũng có tâm lý ăn xổi, chưa thực sự dám đối diện với cái thua, cái chưa được, gây áp lực tâm lý cho những đại diện của Việt Nam tham dự các giải đấu lớn; chúng ta cứ hay tự huyễn hoặc bản thân rồi đến khi thất bại lại chỉ biết trách móc đổ lỗi; cổ nhân có câu :”tiên trách kỷ hậu trách nhân”, chúng ta chưa thực sự thấm nhuần lời dạy này khiến cho chúng ta đôi khi có phần hơi cao ngạo khiến cho phong trào bề nổi bị thụt lùi so với khu vực cũng như quốc tế.

    Trả lờiXóa
  13. Trước nay Việt Nam chưa chú trọng cho vấn đề đào tạo hoa hậu, nên khi ra trường quốc tế hoa hậu của Việt Nam có vẻ bị lép vế rất nhiều. Nói về truyền thông năm nay chúng ta cũng đã làm tích cực hơn, nhưng bề nổi tốt, cần bề chìm tốt nữa, nên chưa thể ngay một lúc có kết quả tốt được

    Trả lờiXóa
  14. Mình rất ủng hộ cho em Phạm Hương, cá nhân mình còn đánh giá ẻm hơn cái em Philipin kia. Trước rất thích xem hoa hậu (tại ưa cái đẹp) mà năm nay xem xong chán hẳn luôn, thấy rõ một sự cơ cấu.

    Trả lờiXóa
  15. Vừa qua hoa hậu Phạm Hương của chúng ta mới đi thi hoa hậu về vầ kết quả là chúng ta đã trắng tay khi về qua vụ việc này chúng ta cần phải xem xét lại cách đào tạo và cách đầu tư và chúng ta hãy rút kinh nghiệm để làn sau chúng ta đi thi có thể đạt được giải cao.

    Trả lờiXóa
  16. Hungyen363619:14 4/1/16

    Không có truyền thống, không đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, lại chỉ ăn đong, ăn xổi, nhưng lúc nào cũng hy vọng và chờ đợi. Nói cho cùng hy vọng dù rất đáng yêu và không bao giờ có lỗi, vẫn chỉ là hy vọng “ảo”, bùng lên một lúc rồi tắt ngấm, như bong bóng mà thôi. Còn làm gì thật bài bản, căn cơ để biến hy vọng thành sự thật thì để người khác làm. Như thi hoa hậu thì người Venezuela lo, còn bóng đá khu vực thì người Thái lâu nay lo hết còn đâu". Lời tác giả thật thấm thía. Việt Nam muốn thành công thì cần học tập phong cách và cách tổ chức chuyên nghiệp của các nước trên

    Trả lờiXóa
  17. Hoabinh03020019:17 4/1/16

    Người Việt mình có cái tự ái cao quá. Không bao giờ nhìn thẳng thực tế là ta còn yếu kém nhiều mặt. Từ khâu đào tạo, tổ chức và quảng bá đều chưa thực sự tốt. Như vậy kết quả đạt được không cao là điều đương nhiên

    Trả lờiXóa
  18. Hoabinh023419:20 4/1/16

    Lối làm việc không chuyên nghiệp, luôn đi theo lối mòn cũ của người Việt ta nếu không thay đổi thì mãi mãi không tiến bộ được. Đừng bao giờ đổ lỗi khách quan này kia trong các cuộc thi mà hãy nghiêm túc nhìn nhận lại chủ quan mình đã thực sự tốt chưa.

    Trả lờiXóa
  19. Thaibinh02340019:24 4/1/16

    Câu hát trào phúng "Thi xong xuôi tất cả lại về" thực sự đang phản ánh đúng hiện trạng của VN hiện nay. Vì có chăng ngay từ đầu ta đã không chuyên nghiệp trong cuộc thi nên kết quả không cao cũng là đương nhiên, ta không ngạc nhiên, cũng không thèm nhìn nhận lý do tại sao kết quả lại vậy, ta nghiễm nhiên bằng lòng với kết quả đó. Cứ vậy biết bao giờ mới tiến bộ đây?

    Trả lờiXóa
  20. Thaibinhquetoi23419:27 4/1/16

    "Tiên trách kỉ hậu trách nhân". Kết quả không tốt là do năng lực của ta chưa đạt tới tầm. Đừng đổ lỗi cho gian lận, chỗ chính trị hay cho bất kỳ lý do gì. Nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm mà khắc phục thì chúng ta mới tiến lên được

    Trả lờiXóa
  21. Hagiang83622:34 4/1/16

    Thắng thua là một phần tất yếu của mỗi cuộc thi. Cái quan trọng ở đây là chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết điểm yếu của mình cố gắng hơn, dám nhìn thẳng vào sự thật là chúng ta đã thua, không mơ tưởng, huyễn hoặc nữa mà phải nỗ lực để khắc phục những điểm chưa được, có những kế hoạch, chiến lược đúng đắn.

    Trả lờiXóa
  22. Sao rõ ràng cuộc thi hoa hậu thế giới lần này có tiêu cực, mà ở Mỹ tổ chức đấy, sao không thấy đám kền kền bình luận gì nhỉ? thế có có cái móng tay xảy ra ở Việt Nam là chúng cũng đưa tin khắp năm châu bốn bể

    Trả lờiXóa
  23. Năm nay hoa hậu Phạm Hương của chúng ta cũng tiến bộ hơn nhiều so với những năm trước rồi mà. Nhưng để giành được ngôi vị á hậu hay hoa hậu đó là một lộ trình dài hơi, chứ không đơn giản.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog