Nguyễn Hoài An (dịch từ New York Times)
Ở Mỹ, trong hơn 40 năm trở lại đây, trung bình cứ ba tháng lại có một tử tù được minh oan.
Có ít nhất 4% số án tử hình ở Mỹ là oan sai. Ảnh: AP
Những người vô tội này phải chịu án tử hình vì nhiều lý do. Có người bị nhận dạng nhầm, có người bị ép cung phải nhận tội. Nhưng nguyên nhân chủ yếu được cho là do những sai sót trong quá trình tố tụng. Cuộc tranh cãi về việc nên hay không nên áp dụng án tử hình có lẽ sẽ vẫn còn rất căng thẳng, nhưng con số 152 người vô tội bị đánh dấu phải chết quả thật là con số báo động. Không một xã hội văn minh nào có thể chịu được cái giá của việc xử tử oan một người vô tội, hay cướp đi của họ bao nhiêu năm cuộc đời sau song sắt nhà tù.
Dù bất đồng đến đâu về tính đạo đức của bản án tử hình, song có một điều chắc chắn là không người Mỹ nào muốn nhìn thấy một người vô tội bị xử tử.
Thế nhưng, rất thường xuyên, nhiều người rốt cuộc lại phải ngồi trong xà lim tử tù sau khi bị kết án cho những tội ác kinh khủng mà họ không hề phạm phải. Những người may mắn là người được minh oan khi vẫn đang còn sống - đó là câu lạc bộ tử tù với quân số đã tăng lên tới 152 thành viên kể từ năm 1973.
Số còn lại chịu cảnh giam cầm cả đời trong những xà lim có kích thước bằng một chiếc tủ đồ. Một số chết vì những nguyên nhân tự nhiên; song có ít nhất hai trường hợp được ghi nhận, đã bị thi hành án tử dù gần như đã chắc chắn là vô tội.
Còn bao nhiêu người vô tội nữa phải chịu, hay đang chờ đợi số phận tượng tự? Có lẽ sẽ chẳng bao giờ có ai biết được. Trong 42 năm qua, trung bình cứ ba tháng lại có một người bị kết án tử hình được minh oan. Theo một nghiên cứu, có ít nhất 4% những người chịu án tử hình ở Mỹ bị kết án oan. Tần suất quá đỗi thường xuyên như thế thừa đủ để dẫn ta đến kết luận rằng án tử hình - bên cạnh tính độc ác, vô đạo đức, và thiếu hiệu quả trong việc hạn chế tội phạm - dễ xảy ra sai sót đến độ không một quốc gia văn minh nào có thể chịu được cái giá của việc sử dụng nó.
Những người vô tội bị kết án vì nhiều lý do, người thì do luật sư đại diện không bào chữa tốt, người thì bị nhận dạng nhầm, người thì phải nhận tội do bị ép cung. Tuy nhiên, khi những tiến bộ trong công nghệ phân tích ADN đẩy nhanh tốc độ minh oan, mọi sự cũng trở nên rõ ràng rằng những sai trái trong quá trình tố tụng mới là tâm chấn gây ra con số đáng báo động của những vụ oan sai như vậy.
Chỉ riêng trong năm ngoái, năm 2014, chín người bị kết án tử hình đã được trả tự do - và trừ một trường hợp, còn lại đa phần, chính việc làm sai trái của công tố viên mới đóng vai trò chủ chốt.
Người được trả tự do gần đây nhất là Anthony Ray Hinton. Ngày 3/4 vừa qua, Hinton bước ra khỏi nhà tù Alabama nơi ông thụ án gần 30 năm, nửa đời mình, với bản án tử hình treo lơ lửng. Hinton bị kết tội gây ra hai vụ giết người chủ yếu là do chứng cứ sai lệch cho thấy những viên đạn là từ khẩu súng của ông. Công tố viên khi đó, một người cũng biết Hinton, nói rằng chỉ cần nhìn Hinton cũng biết ông ta có tội và là kẻ “độc ác”. Sau đó các công tố viên khăng khăng tuyên bố ông có tội dù chuyên gia làm chứng đã có phản bác rõ ràng.
Tại sao chuyện này lại tiếp tục xảy ra? Trong một lá thư đáng chú ý gửi biên tập viên được đăng hồi tháng ba trên tạp chí The Shreveport Times, A.M. Stroud III, cựu công tố viên của giáo xứ Caddo ở Louisiana, đưa ra câu trả lời thẳng thắn đến ớn lạnh: “Chiến thắng trở thành tất cả”.
Năm 1984, ông Stroud đã thuyết phục bồi thẩm đoàn kết án Glenn Ford và tuyên án tử hình ông này vì tội giết người. Tuy nhiên, giờ đây ông Stroud thừa nhận, khi đó mình tập trung vào chiến thắng hơn là tìm kiếm công lý. Dù có nguồn tin về chứng cứ mới, song ông này đã không xác định và đưa chứng cứ này ra trước tòa.
“Tôi đã sai hoàn toàn”, ông Stroud viết, và nói lời xin lỗi ông Ford - người đã ngồi tù 30 năm, với 26 năm mang bản án tử hình - gia đình ông Ford, thẩm phán, bồi thẩm đoàn, và gia đình nạn nhân.
Lá thư này không an ủi được ông Ford. Ông được trả tự do năm 2014, nhưng giờ đây lại đang nằm chờ chết vì bệnh ung thư phổi đã phát triển, và không được chữa trị trong suốt những năm tháng phí hoài trong nhà tù. (Cũng trong tháng 3, thẩm phán ở Louisiana đã từ chối bồi thường cho ông Ford ngoài chiếc thẻ tín dụng 20 đô-la mà ông nhận được sau khi được trả tự do). Tuy nhiên, thông điệp mạnh mẽ của ông Stroud là một sự thừa nhận hiếm hoi về hành động ngạo ngược của bên công tố và cái giá quá cao mà nhiều người phải trả cho nó.
Đáng tiếc một điều, thông điệp này không gây được sự chú ý ở những nơi cần nghe nó nhất - chẳng hạn, ở chính giáo xứ Caddo, nơi có mức kết án tử hình bình quân đầu người cao hơn bất kỳ nơi nào khác trên đất Mỹ. Đáp lại sự thành thật trong lá thư của ông Stroud, Phó Trưởng phòng Công tố quận Dale Cox, cũng đưa ra sự thẳng thắn của riêng mình: “Tôi là người tin rằng án tử hình phục vụ lợi ích trả thù của xã hội”, ông Cox phát biểu với tờ Shreveport Times. “Tôi nghĩ chúng ta cần xử tử thêm nhiều kẻ nữa”.
Não trạng quá đỗi phổ biến là phải chiến thắng bằng mọi giá đã dẫn đến việc thi hành án tử hình với những người vô tội như Cameron Todd Willingham hay Carlos DeLuna. Và não trạng này cũng dẫn tới bản án oan cho những người như Hinton và Ford, những người đã phải ngồi tù suốt nửa đời người với bản án tử hình treo lơ lửng trên đầu.
Nếu không phải vì những nỗ lực tuyệt vời của các luật sư, các nhà điều tra, hay chỉ đơn thuần là nhờ may mắn, những người này sẽ phải chết, và ông Cox hay bất kỳ ai khác cũng chẳng thể biết được nỗi oan ức này.
Dịch từ: 152 innocents, marked for death (New York Times)
Tai game cho dien thoai Android
Trả lờiXóatai game Android mobile
Trả lờiXóađã nói đến tố tụng hình sự thì nước nào cũng để xảy ra án oan sai, dù là nên tư pháp có đỉnh đến đâu thì cũng phải có tình trạng này, không riêng gì Việt Nam, vậy nên đừng ai cứ mở miệng ra là chỉ có ở Việt Nam mới thế. Điều quan trọng là phải ngày càng nâng cao ý thức và trình độ cho cán bộ làm công tác tố tựng, và người dân cần trang bị những kiến thức về pháp luật cơ bản, điều đó mới là gốc dễ để thay đổi tình trạng án oan sai. Ở đâu cũng thế cả mà thôi, không riêng gì ở Việt Nam đâu
Trả lờiXóaThực ra mà nói trong vấn đề tố tụng hình sự của một đất nước thì không thể không tránh khỏi oan sai. Nhưng khi gặp phải vấn đề oan sai thì các cơ quan chức năng của đất nước xử lý làm sao hợp với lòng dân thôi. Còn đừng hễ thấy oan sai của đất nước khác thì kêu ầm ĩ lên, vu khống thế này thế nọ, còn oan sai của đất nước mình thì lấp liếm. Con số "152 án tử hình oan trong 42 năm" là con số đáng báo động. Qua đó để cho lũ rận chủ thấy rằng ở đất nước mà chúng suốt ngày ca tụng không tốt đẹp như chúng nghĩ.
Trả lờiXóanhìn con số oan sai của mỹ cũng không phải dạng vừa đâu
Trả lờiXóa152 án tử hình oan trong 42 năm, thực sự là một câu chuyện đáng lên án trong cái công cuộc "minh chứng và khẳng định cùng với việc thiết lập nhân quyền trên thế giới"
mỹ ơi, mỹ à. đừng có nói tới mình là nước đảm bảo nhân quyền nữa khi chính mình cũng không nhận thức được nhân quyền là gì
Ở đâu mà chả thế, chả riêng gì nước đang phát triển như Việt Nam hay cường quốc phát triển lâu đời như Mỹ, án oan sai là không thể tránh được. Bởi người phán quyết là con người mà con người dù có tài giỏi tới đâu thì cũng phải có lúc mắc lỗi. Chưa kể việc xử một vụ án là cả một quá trình từ khâu thẩm vấn, thu thập vật chứng cho đến điều tra xét xử... Chỉ cần một khâu làm sai do cố tình hoặc vô ý thì đều ảnh hưởng đến bản án cuối cùng cả.
Trả lờiXóa"152 án tử hình oan trong 42 năm", tính ra mỗi năm có tầm gần 4 vụ xử oan sai. Nếu so với dân số Mỹ khoảng hơn 310 triệu thì là một con số khá nhỏ. Tuy nhiên cũng chỉ là tương đối vì phải so với số vụ phạm tội mới chính xác. Điều đáng nói ở đây là cho dù văn minh và có công nghệ khoa học hình sự tiên tiến bậc nhất thế giới như Mỹ mà vẫn còn có sai lầm thì không thể trách những nước nghèo nàn lạc hậu như Việt Nam được. Điều nhân văn ở đây là sau khi biết xử sai, chúng ta đều có biện pháp khắc phục cho người bị án oan, giúp họ mau chóng hoà nhập lại cộng đồng.
Trả lờiXóaNew York Times khám phá ra nước Mỹ có 152 vụ án tử hình oan trong 42 năm, đó có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Sự thực chắc chắn sẽ còn lớn hơn con số đó. Đó là chưa kể những người bị án oan khác không phải là tử hình. Cộng vào thì con số phải lớn hơn rất rất nhiều. Điều đó có thể tin được bởi chính nước Mỹ là có sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo khá lớn.
Trả lờiXóaMột đất nước luôn rêu rao dân chủ, nhân quyền khắp nơi trên thế giới và sử dụng chúng như một công cụ để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác vậy mà chính bản thân nó cũng chỉ là một khối u đen tối với hàng loạt những bê bối, bí mật về dân chủ, nhân quyền. Thật nực cười khi mà Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện những hành vi trơ tráo của mình!
Trả lờiXóaĐất nước tự hào về giá trị dân chủ nhân quyền tự do nhất nhưng cũng có những sai sót trong quá trình tố tụng nên Mỹ hãy chăm lo tốt hơn cho nội bộ đã đừng can thiệp vào nước khác.
Trả lờiXóaBọn dâm chủ VN hãy đọc bài 152 innocents, marked for death (New York Times)để được mở mang tầm mắt. Đừng có lải nhải, nhại đi nhại lại mấy thứ rẻ rách chê bôi đất nước mình.
Trả lờiXóaĐọc những thông tin New york times đưa càng thấy xã hội VN vẫn cầu công lý hơn. Khi gặp sai đã có những hành động xin lỗi công khai, có biện pháp khắc phục sửa sai.
Trả lờiXóaNói chung chả cơ quan hành pháp nào mà chả dính oán an sai cả, chứ không phải như lũ rận và đám phản động lu lòa về mấy vụ án oan sai Việt Nam.
Trả lờiXóaLượng án oan sai ở Mỹ cao hơn so với ở Việt Nam rất nhiều. Thế nhưng những kẻ "rận chủ" do Mỹ đào tạo ở Việt Nam lại không ngừng tung hô, ngợi ca mọi thứ của Mỹ đều tốt đẹp, đều là ánh sáng mà các nước khác phải theo. Đám "rận chủ" nên nhìn vào sự thật này và dừng ngay những những trò bẩn thỉu ở Việt Nam. Oan sai nước nào cũng có, quan trọng là giải quyết và khắc phục oan sai như thế nào mới là vấn đề đáng bàn.
Trả lờiXóaTrong suy nghĩ của tôi nước Mỹ là một quốc gia không có oan sai nhưng qua bài viết này tôi mới hiểu ra suy nghĩ của tôi hoàn toàn sai nước mỹ không phải là quốc gia không có oan sai mà là có nhiều oan sai nhất thế giới và các vụ oan sai rất nghiêm trọng, nước mỹ đừng có tự cho mình là đất nước công bằng dân chủ nữa.
Trả lờiXóa