Lâu nay các nhà quân sự, chính trị đã phân tích, nêu bật rất nhiều ý nghĩa, vai trò của quần đảo Trường Sa trong chiến lược của Trung Quốc, đều cho rằng, xây các căn cứ quân sự trên đó để khống chế Biển Đông, khống chế tuyến hàng hải quốc tế và eo biển Malacca; bảo vệ “đường sinh mạng” của mình, hay, để biến Biển Đông thành ao nhà, biến thành nơi trú ẩn cho tàu ngầm, là nơi xuất phát tấn công lý tưởng để phá vỡ hệ thống bao vây của Mỹ ngăn chặn Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương….
Tuy nhiên, mọi điều có vẻ như chưa đủ và chưa thực tế về tầm nhìn chiến lược lâu dài của Trung Quốc trên Biển Đông và khu vực ĐNA.
Sự cọ xát mạnh về địa chính trị trên khu vực châu Á-TBD qua hoạt động của các cường quốc, càng ngày càng lộ rõ đáp án cốt lõi, phần nào giúp ta hiểu được vấn đề…
Tránh “dãy đá ngầm” Malacca….
Nếu như Trung Quốc coi tuyến hàng hải trên Biển Đông như là “đường sinh mạng” của mình thì eo biển Malacca chính là tử huyệt. Khi eo biền Malacca bị phong tỏa thì tuyến hàng hải từ Ấn Độ dương, Trung Đông qua Biển Đông bị tê liệt. Vấn đề đặt ra ở đây là mối quan hệ giữa eo biển Malacca và QĐ Trường Sa là gì? Tại sao QĐ Trường Sa, địa quân sự của nó, với Trung Quốc, quan trọng hơn, là để tránh eo biển Malacca?
Trước hết mà nói, khi đã gọi khống chế tuyến hàng hải thì phải bảo đảm 2 điều kiện là ngăn chặn được đối phương và bảo vệ được mình, nói cách khác là “đánh chuột nhưng không làm vỡ bình”.
Trung Quốc với khả năng của PLAN với các căn cứ quân sự trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa thì có thể ngăn chặn được tuyến hàng hải qua Biển Đông đến Nhật Bản và Đông Bắc Á nếu một cuộc đối đầu với liên minh quân sự của Mỹ xảy ra. Nhưng tất nhiên, khi đó đối phương cũng sẽ không ngồi nhìn mà sẽ phong tỏa eo biển Malacca. Lối vào Biển Đông bị bịt kín không phải bởi Trung Quốc mà bởi Mỹ-Singapo-Malaysia sẽ khiến Trung Quốc ngạt thở. Trong khi đó, hiện tại, Trung Quốc không có khả năng để khống chế eo biển Malacca theo phương thức “cấm đối phương nhưng không cấm ta”. Vì vậy, khi không làm chủ được eo biển Malacca thì Trung Quốc có được quần đảo Trường Sa và những căn cứ quân sự trên đó chí có ý nghĩa về chủ quyền mà vai trò quân sự của nó chưa khiến Mỹ và liên minh lo lắng, bất an như giới quân sự Mỹ đã phân tích.
Đương nhiên, Trung Quốc quyết tâm, bất chấp tất cả, bỏ ra bao nhiêu tiền của, công sức, uy tín quốc tế bị lên án, để đòi chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa, bồi lấp những đảo đã chiếm được của Việt Nam thành những căn cứ quân sự…không phải để phục vụ cho mục tiêu nhỏ, ngắn hạn như vậy trên Biển Đông. Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự trên QĐ Trường Sa để loại bỏ eo biển Malacca, không phụ thuộc vào nó.
Với hơn 85% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca, nếu như hoàn toàn phụ thuộc vào eo biển này, tức là vào Mỹ thì Trung Quốc sẽ hoàn toàn bị động về chiến lược, bị khống chế về an ninh năng lượng. Vì thế eo biển Malacca là “dãy đá ngầm” nguy hiểm nhất trên tuyến hàng hải sống còn của Trung Quốc nên phải tránh và trong thực tế Trung Quốc cũng đã “vòng tránh” bằng việc xây dựng đường ống dẫn dầu qua Myanmar nhưng chỉ đáp ứng là một phần rất nhỏ trong nền kinh tế, năng lượng mà Trung Quốc cần.
…bằng kênh đào Kra.
Vào trung tuần tháng 5/2015, Want China Times dẫn lại báo Hong Kong Oriental Daily cho biết, Trung Quốc và Thái Lan ký biên bản ghi nhớ xây dựng kênh đào Kra Isthmus, được mệnh danh là "kênh đào Panama châu Á" ở miền nam Thái Lan, nhằm rút ngắn hải trình của tàu bè Trung Quốc từ Trung Đông về Quảng Châu. Kênh đào Kra có hai chiều, sâu 25 m, dài 102 km, rộng 400 m, việc xây dựng sẽ hoàn tất trong 10 năm, với chi phí 28 tỷ USD. Biên bản này được ký kết tại một diễn đàn hợp tác nghiên cứu và đầu tư tổ chức ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Lễ ký kết đã rõ ràng nhưng vẫn bị giới chức hai nước bác bỏ
Kênh đào Kra Isthmus không chỉ biến Thái Lan trở thành một trung tâm hàng hải khu vực có thể lấn át các cảng trung tâm dọc eo biển Malacca của Singapore và Malaysia. Nó còn có vai trò như một huyết mạch quan trọng trong Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc mà giờ đây là một phần trong kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của nước này.
Kênh Kra Isthmus nối thẳng vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương, cho phép tàu thuyền không phải đi qua Eo biển Malacca cũng như trung tâm cảng Singapore, cho nên, vấp phải nhiều nhạy cảm về địa chính trị khu vực. Chính vì thế sau đó vài ngày giới chức 2 nước Trung Quốc, Thái Lan đã bác bỏ tin này.
Một tháng sau đó, theo The Straits Times ngày 20/8/2015, Việt Nam tuyên bố sẽ xây một cảng biển nước sâu trị giá 2,5 tỷ đô la tại đảo Hòn Khoai, cách 17km ngoài khơi bờ biển Cà Mau-tỉnh cực nam của Việt Nam. Dự án đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông qua.
Dự án được thực hiện bởi Tập đoàn Bechtel-công ty kiến trúc và xây dựng lớn nhất Hoa Kỳ, trong một thỏa thuận ký với doanh nghiệp Việt Nam là Vân Phong. Thiết kế này bao gồm 12 cầu cảng trong số đó thì một nửa dùng để nhập khẩu than.
Nếu dự án với Bachtel được thông qua thì cảng Hòn Khoai sẽ được tài trợ 85% vốn bởi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (Ex-Im Bank). Ex-Im Bank là một cơ quan tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Mỹ.
Giới phân tích chính trị Thái Lan đang không tin Việt Nam xây cảng Hòn Khoai để tiếp nhận than, bởi nếu đặt nó ra ngoài sự tương tác của kênh Kra Isthmus thì nó không có ý nghĩa gì về giá trị kinh tế. Tuy nhiên, khi xuất hiện kênh Kra thì vị trí “đắc địa” của Hòn Khoai trong địa kinh tế lại là chuyện khác. Vậy thì, việc xây dựng cảng Hòn Khoai của Việt Nam là dấu hiệu của việc triển khai thực hiện kênh đào Kra Isthmus?
Ý nghĩa địa kinh tế, địa chính trị của việc hình thành cảng Hòn Khoai ta sẽ bàn vào lúc khác, ở đây ta chỉ quan tâm đến vai trò quân sự của quần đảo Trường Sa khi kênh Kra Isthmus hoàn thành.
Khu vực được coi là sân sau của Trung Quốc dưới sự kiểm soát của các căn cứ quân sự của Trung Quốc xây trái phép, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại các đảo Trường Sa.
Đến lúc này, nhìn lên bản đồ Biển Đông chúng ta mới thấy tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc. Căn cứ quân sự không quân, hải quân trên quần đảo Trường Sa sẽ cho phép Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát khu vực Tây Nam Biển Đông và vịnh Thái Lan. Không có các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa thì không bao giờ Trung Quốc đổ tiền của vào Thái Lan xây dựng kênh đào Kra Isthmus.
Điều đặc biệt là tại khu vực này không có bóng dáng của Mỹ, nó được coi như sân sau của Trung Quốc…Tuy thế, “khu sân sau” này vẫn gắn chặt và tương tác lớn với địa thế chiến lược của Việt Nam dù có muốn hay không.
Đến đây, chắc chắn Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam sẽ có cách tiếp cận về an ninh trên Biển Đông để đảm bảo đồng thuận về lợi ích cao nhất.
Nguồn Ngoc Thong Le
Tham vọng của Trung Quốc đối với Biển Đông của là lớn lao và nguy hiểm. Nó đã được bộc lộ từ rất lâu, đặc biệt trong những năm gần đây khi sự bành trướng này càng ngày càng cần thiết đối với đất nước của chúng. TRc tham vọng như vậy các nước cần phải đoàn kết lại mới mong chống đc TQ và những âm mưu đáng ghê rợn của chúng.
Trả lờiXóaTham vọng của Trung Quốc đối với Biển Đông của là lớn lao và nguy hiểm. Nó đã được bộc lộ từ rất lâu, đặc biệt trong những năm gần đây khi sự bành trướng này càng ngày càng cần thiết đối với đất nước của chúng. TRc tham vọng như vậy các nước cần phải đoàn kết lại mới mong chống đc TQ và những âm mưu đáng ghê rợn của chúng.
Trả lờiXóaBiển Đông căng thẳng là do chủ nghĩa tham vọng bá quyền, bành trướng của bắc kinh gây nên .Chừng nào họ từ bỏ mưu đồ thôn tính biển Đông thì hòa bình ổn định ở khu vực Đông Nam Á mới trở thành hiện thực. Đây là những hành động phi pháp, bất chấp luật pháp quốc tế mà Trung Quốc đang thực thi trong một thời gian dài. Chúng ta cần lên án, cần bạn bè quốc tế ủng hộ để ngăn chặn không để tình hình ngày càng phức tạp thêm.
Trả lờiXóaChủ quyền của Việt Nam, đã đang và tiếp tục bị Trung Quốc thử thách. Để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền Biển Đảo, Việt Nam không còn cách nào khác phải hành động mạnh mẽ : 1 - Về đối nội : Làm cho nhân dân hiểu rõ các hàng động muốn cướp Biển Đảo của chúng ta. Việt Nam, sẵn sàng trường kỳ bảo vệ Biển Đảo : Đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa. 2 - Về đối ngoại : Nền ngoại giao nhân dân phải hành động quyết liệt để nhân dân thế giới, nhân dân Trung Quốc hiểu Hoàng Sa - Trường Sa và Biển Đông là của Việt Nam. 3 - Huy động nhân lực, tài lực toàn dân vào hành động bảo vệ chủ quyền Biển Đảo. 4 - Về quân sự : Cảnh Sát Biển và Hải Quân Việt Nam sẵn sàng hành động để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ ngư dân.
Trả lờiXóaViệt nam ta đã đến lúc phải hành động rõ ràng, cụ thể. Ta càng nhân nhượng thì địch càng lấn tới, ta muốn giải quyết vấn đề Biển đông bằng hòa bình, hữu nghị thì nó lại coi Việt Nam ta không ra gì. Chúng tôi những người dân Việt Nam luôn sẵn sàng ủng hộ và nêu cao ngọn cờ yêu nước, quyết không để Trung Quốc đạt được mục đích xấu xa.
Trả lờiXóa"Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm lược Việt Nam". Điều này nhân dân ta và cả thế giới đều nhìn thấy vậy chúng ta còn chờ gì nữa mà chưa kiện TQ ra tòa án QT. Họ chưa bao giờ nghĩ đến tình "hữu nghị, láng giềng". Họ chỉ luôn chờ cơ hội "có thể" là đánh cướp nước ta thì có nên xem họ là bạn bè không? Cho dù họ có lớn mạnh cỡ nào nhưng với ý chí của toàn dân tộc, Chúng Ta Sẽ Thắng.Tôi tin là mãi mãi sẽ như thế!
Trả lờiXóaTrung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm lược Việt Nam nhưng Việt Nam cững chưa bao giờ quên sự độ hộ của giặt Tàu và sự bánh trướng xâm lăng của Bắc Kinh. Dù là một quốc gia nhỏ nhưng Việt Nam chưa bao giờ khuất phục trước một cường quốc nào có ý xâm lược thống trị Việt Nam.Cho dù ngàn năm trước hay mãi mãi về sau Trung Quốc cũng không bao giờ thống trị được Việt Nam. Người Việt Nam có đủ ý chí và nghị lực, có sức mạnh đoàn kết dân tộc ,Việt Nam sẽ tồn tại phát triển mạnh mẽ bên cạnh cạnh các quốc gia khác và kể cả Trung Quốc.
Trả lờiXóaViệt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý, lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Việt Nam là quốc gia đầu tiên xác lập chủ quyền và là quốc gia duy nhất quản lý liên tục, hòa bình, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chính vì vậy Trung Quốc không bao giờ đạt được âm mưu thủ đoạn lấn chiếm quần đảo của Việt Nam, lợi ích của Trung quốc sẽ không bao giờ đạt được.
Trả lờiXóaTrung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ dựa trên các tài liệu của các nhà du hành, thám hiểm và dĩ nhiên, theo công pháp quốc tế những tài liệu này không phải là các tư liệu chính thức của Nhà nước có thể dựa vào để chứng minh chủ quyền và sự kiểm soát chính thức của Trung Quốc tại các quần đảo này. Sự nham hiểm cùng với những tham vọng Trung Quốc sẽ không bao giờ chịu thỏa hiệp. Dù có thế nào thì Việt Nam cương quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không bao giờ để Trung quốc thực hiện được âm mưu đen tối đó.
Trả lờiXóaVì biển đông chiếm vị trí quan trọng trong công tác hàng hải cũng như quân sự nên Trung Quốc luôn muốn thâu tóm làm riêng của nó.
Trả lờiXóaBiển đông có vị trí quan trọng, hơn nữa lại không bị Mỹ nhòm ngó nhiều nên Trung Quốc luôn muốn chiếm làm của riêng. Do vậy chúng chuyên gây hấn với các nước láng giềng để chiếm đoạt.
Trả lờiXóaTrung Quốc nó còn muốn chiếm cả đất nước chúng ta chứ không phải mỗi biển đông. Âm mưu thống trị của nó luôn hiện hữu.
Trả lờiXóarung Quốc quyết tâm, bất chấp tất cả, bỏ ra bao nhiêu tiền của, công sức, uy tín quốc tế bị lên án, để đòi chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa, bồi lấp những đảo đã chiếm được của Việt Nam thành những căn cứ quân sự…không phải để phục vụ cho mục tiêu nhỏ, ngắn hạn như vậy trên Biển Đông. Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự trên QĐ Trường Sa để loại bỏ eo biển Malacca, không phụ thuộc vào nó. Đây mới là kế hoahcj sâu xa của nó.
Trả lờiXóaVới thằng ba bựa Trung Quốc thì không gì là không thể với nó, phải luôn đề cao cảnh giác sẵn sàng vũ khí để đương đầu bảo vệ tổ quốc.
Trả lờiXóa