Nhà văn Trang Hạ vừa có bài viết về những người đàn ông nói tiếng Việt, đã và lại sắp thể hiện sự vô tâm của họ một cách hồn nhiên vào dịp Tết. Họ năm ườn, uống diệu, ợ chua và trút những vất vả lên đầu phụ nữ.
Lần này thì gần như như toàn bộ những đàn ông chuẩn mực, cho dù yêu Ngọc Trinh, cũng sẽ vẫn đồng tình với Trang Hạ.
Tết mấy năm trước, tôi và vài đứa em được một người bác họ xa lắc rủ về nhà ăn bữa tất niên, gia chủ tiếp đãi rất linh đình trọng thị. Chị giúp việc đã xin nghỉ về quê nên cỗ bàn một tay bác gái chuẩn bị. Suốt cả buổi sáng bác lăng xăng trong bếp với núi nguyên liệu đủ để nuôi Thánh Gióng đến tuổi trưởng thành. Người chồng vẫn ngồi bình thản thuốc lá trên môi, mắt nhìn xa xôi chờ cơm diệu.
Sau quãng mười lần dô dô trăm phần trăm thì bác trai cũng đã ngà ngà, ông đứng dậy lảo đảo rồi nôn thốc nôn tháo vào cái ống nhổ đồng hun gia truyền cổ vật từ thời nhà Lý. Sở dĩ tôi biết nó từ thời Lý là vì hoa văn con rồng chạm nổi gầy như các bạn nghiện lưu niên ở trại Phú Thụy, Gia Lâm.
Trên con đường đầy trắc trở đi xuống toilet xả nốt hàng tồn, ông đã kịp vương vãi khắp nhà thứ hỗn hợp kinh dị kia. Nó sền sệt, bám dính như vữa xây dựng mác cao và có mùi rất khó tả. Bọn tôi nhìn nhau kinh hãi trong khi bác gái lầm lũi dọn dẹp hiện trường.
Nếu "không khí Tết" có thể được đóng vào trong hộp, nó hẳn phải có hương tổng hợp của cồn, măng miến, giò mỡ và enzym amilaza vùng ruột kết.
Phụ nữ dịp cuối năm luôn bị tra tấn bởi những hủ tục khiếp đảm, có những gia đình khá giả sống giữa nơi phố lớn vẫn duy trì phong tục cắt tiết gà cúng Tết.
Còn gì ám ảnh hơn cảnh người vợ run run giữ cổ con gà cứa nhẹ một đường dao inox Thái Lan ngọt lịm, máu tóe bắn cao cả thước như vỡ ống nước Sông Đà. Tập tục man rợ này khiến hàng triệu phụ nữ Việt Nam trở thành đồ tể bất đắc dĩ.
Rõ ràng, nếu cần món gà để cúng, chúng ta hoàn toàn có thể mua nó ở KFC, rất đơn giản và tiện lợi. Ít nhất thì cũng dễ ăn hơn gà luộc nguyên con. Và tôi tin nó cũng sẽ hợp khẩu vị của những người trên bàn thờ.
Một thiên chức nữa của phụ nữ trong dịp Tết, đó là dọn dẹp, bày trí nhà cửa. Dù phần đa những bậc thầy nghệ thuật sắp đặt đều là nam giới, đàn ông Việt Nam dường như không có mấy hứng thú trong những công việc vi mô tầm thường này.
Họ chỉ chiếu cố tham gia khi việc bày trí dọn dẹp đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật điện đóm cao siêu, như là giăng, chỉnh đèn nhấp nháy cho cành đào. Và họ thường cố làm thật nhanh để sớm quay lại bàn tiếp tình hình chiến sự căng thẳng ở Syria với bác hiu trí láng giềng.
Nếu người vợ thắc mắc và đòi hỏi chồng tham gia nhiều hơn, sẽ có một tiết phụ đạo giáo huấn nhanh về vai trò người phụ nữ theo quan điểm của Khổng Khâu.
Tệ hơn mà gặp phải ông chồng hủ lậu vũ phu thì khả năng cao sẽ có một bàn tay ấm áp bất ngờ xoa lên má với một lực sinh công vừa đủ.
Anh bạn tôi có cách chuẩn bị cho Tết không giống ai, dù kinh tế rất khá, anh luôn đón Tết bằng cách đặt hình nền hoa đào xuân rực rỡ trên màn hình laptop, chỉ vậy thôi. Thời gian, tiền bạc phục vụ Tết, sẽ được dùng để bảo dưỡng hôn nhân và gắn kết gia đình.
Tôi rất thích câu nói của Edgar Howe, “Để trở thành một vị khách hoàn hảo, hãy ở nhà”. Nếu bắt buộc phải vui cười, chúc tụng, làm hài lòng ai đó khi xuân đến, tại sao không làm điều đó với chính gia đình và người phụ nữ mình yêu?
Đàn ông vô tâm cũng giống như loài chim cánh cụt, họ không bao giờ biết phải đón mùa xuân như thế nào
Nguồn: Phú Không Hề Ngẫn
Đúng là có nhiều anh vô tâm với công việc nhà thật. Nhưng đấy không phải là tất cả. Đàn ông Việt giờ tiến bộ hơn xưa rồi. Không còn tư tưởng trọng nam khinh nữ nữa
Trả lờiXóanếu theo như những gì ad nói thì đàn ông có nhiều cái gọi là lợi hơn người phụ nữ . và theo tôi thì đấy chắc chắn là điều phái mày râu cần phải xem xét lại mk. đối với những người phụ nữ hiền lành đảm đang chúng ta cần phải qtaam hơn và lắng nghe họ hơn . và đối với những con người đàn bà chỉ đc hình hài người phụ nữ mà miệng đầy dao găm thì nên cho họ một sự đối xử như người đàn ông
Trả lờiXóaHô hô, xấu hổ quá đi, thực sự bây giờ cũng còn nhiều bậc đàn ông tết đến là dịp ăn chơi thực sự, cứ có việc gì là lại đổ hết đầu các chị em phụ nữ thế có buồn cười không nhỉ. Tết là tết chung chứ đâu phải tết của các bậc đàn ông đâu nhỉ.
Trả lờiXóaNghe có vẻ không được đúng lắm, bởi vì ngày tết là ngày nghỉ ngơi xả hơi sau một năm làm việc căng thẳng, không phaỉ ngày nào cánh đàn ông cũng đều bắt vợ phải hàu như thế. mà các chị cũng mong đến ngày xuân để mua sắm đón Tết chứ cũng không phải không. ngày tết là ngày đoàn viên cả gia đình. Thời nay cũng có nhiều người đàn ông tâm lý lắm chứ!
Trả lờiXóathực ra nếu là đàn ông thì người ta là trụ cột của gia đình. Mà đã là trụ cột của gia đình thì cái gì cũng biết làm chứ không phải để cho chị em phụ nữ làm một mình như thế là không tốt. cùng sắn tay vào làm thì mới cảm thấy không khí tết đến chứ
Trả lờiXóatheo tôi thì việc kể như nhà văn trang hạ chỉ xảy ra ở 1 số nhà, hay gặp 1 số ít đàn ông gia trưởng thì mới để vợ khổ như vậy, chứ đàn ông tiến bộ của Việt nam thì không như vậy nữa, họ biết chăm lo cho gia đình, biết chia sẻ công việc cho vợ con và không để vợ con phải vất vả, bận bịu ngày tết. cái nhà văn Trang Hạ cứ vơ đũa cả nắm, viết nhiều bài mà quá bêu xấu đàn ông việt nam
Trả lờiXóanhà văn tả ghê quá, mà ngẫm thì cũng đúng:): Trên con đường đầy trắc trở đi xuống toilet xả nốt hàng tồn, ông đã kịp vương vãi khắp nhà thứ hỗn hợp kinh dị kia. Nó sền sệt, bám dính như vữa xây dựng mác cao và có mùi rất khó tả. Bọn tôi nhìn nhau kinh hãi trong khi bác gái lầm lũi dọn dẹp hiện trường
Trả lờiXóaKhông thể vơ đũa cả năm được. Đàn ông Việt giờ cũng có nhiều người biết chia sẻ gánh nặng với vợ con đấy chứ. Quan trọng là ở ý thức mỗi cá nhân thôi
Trả lờiXóaTrong cuộc sống ga đình cần có sự thông cảm và giúp đỡ nhau thì cuộc sống mới bền vững được. Đàn ông là trụ cột gia đình thì phải làm sao để cho xứng với cái vai trò đấy chứ không phải chỉ ngồi chỉ tay năm ngón mặc vợ làm quần quật
Trả lờiXóaHình mẫu Trang Hạ viết chỉ là một số ít những người đàn ông gia trưởng chứ không phải là tất cả đàn ông Việt Nam. Vẫn có những người đàn ông sẵn sàng xắn tay áo lên giúp đỡ san sẻ công việc gia đình với vợ con
Trả lờiXóaThực ra Tết là dịp mọi người được nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Cũng chẳng thể trách người đàn ông được. Phụ nữ cần tự biết cân đối việc nhà với việc chăm sóc bản thân chứ cũng không nên chỉ chăm chú vào chuẩn bị Tết nhất
Trả lờiXóaTết là dịp gia đình đoàn tụ, là dịp để mọi người quan tâm chia sẻ với nhau. Thiết nghĩ mỗi người có ý thức đỡ đần nhau một chút thì sẽ nhẹ nhàng hơn, không khí cũng dễ chịu hơn và ai cũng sẽ thoải mái
Trả lờiXóaMình nghĩ vợ còng cùng làm cũng có cái hay chứ. Vừa thể hiện sự giúp đỡ san sẻ công việc của người đàn ông với người phụ nữ trong gia đình, vừa là để cảm nhận không khí Tết gần gũi hơn. Nếu được như vậy thì cái Tết sẽ trọn vẹn hơn
Trả lờiXóaPhụ nữ vốn đã thiệt thòi hơn đàn ông rất nhiều nên nếu có thể thì mong các anh hãy lắng nghe, chia sẻ và cảm thông giúp đỡ vợ nhiều hơn. Hãy xứng đáng với cái vị trí trụ cột gia đình, làm chỗ dựa cho vợ con chứ đừng làm gánh nặng
Trả lờiXóaChuyện đàn ông Việt vô tâm không còn là chuyện lạ nhưng cũng không phải vì vậy mà chúng ta có cái nhìn thiếu thiện cảm với đàn ông. Còn rất nhiều ông chồng tâm lý, hiểu được khó kahwn của vợ con mà chia sẻ giúp đỡ, đó thực sự là những điều đáng quý mà chúng ta cần ghi nhận.
Trả lờiXóaSự chia sẻ thiết nghĩ không chỉ dành riêng ngày tết mà cần cả trong cuộc sống hàng ngày. Nếu có sự đồng cảm và chia sẻ giữa hai vợ chồng, chắc chắc tình cảm cũng sẽ bền chặt hơn, cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn. Ngoài chuyện cứ quần quạt lao vào "phục vụ" chồng con thì người vợ cũng cần khéo léo tâm sự để các ông chồng tự giác xắn tay áo lên giúp vợ
Trả lờiXóaKhông thể đánh đồng tất cả đàn ông Việt chỉ qua một bài viết của Trang Hạ được. Trước khi trách cánh đàn ông vô tâm, vô trách nhiệm thì thử nhìn lại xem có phải do phụ nữ chúng ta đã vô tình làm hư các ông chồng của mình không? Chính chúng ta đã tạo tiền lệ cho các ông chồng ỷ lại việc nhà cho vợ, nếu muốn cánh đàn ông thay đổi thì trước tiên suy nghĩ của người phụ nữ cũng cần thay đổi đã, không thể cam chịu mãi được
Trả lờiXóaMình cũng là 1 thằng đàn ông,bài viết của Trang Hạ tuy còn nhiều góc chưa phản ánh chuẩn nhưng phải khẳng định luôn đó là góc nhìn rộng và đúng đắn nhất.Phụ nữ Việt và nhất là phụ nữ Bắc thì Tết phải nói đúng là quá cực chứ không phải là để nghỉ ngơi. Đàn ông Việt hãy tập dần với những điều nói thật khó nghe,hãy chịu nhìn lại chính bản thân mình và tự soi lại mình trong gương.Cái này khó vì nó bị ảnh hưởng bởi nhiều thế hệ nhưng không vì thế mà ta không thay đổi để cuộc sống tốt và công bằng hơn
Trả lờiXóaMỗi cây mỗi hoa , mỗi nhà mỗi cảnh, VN mình nằm trong văn hóa phương Đông nên ít nhiều ảnh hưởng phong kiến, đại đa số đàn ông vô tâm lo bài bạc trước và sau tết mọi việc để cho vợ làm hết, không những thế lại còn phải dọn mấy cái hậu quả của mấy ông để lại mà vẫn không được ca thán gì không thì sẽ bị người đời đánh giá là chưa làm tròn nghĩa vụ của người vợ. Thực sự thì hận một nỗi là kiếp trước tôi không phải là người đẻ ra cái ông khổng tử, không thì tôi sẽ bóp chết ông ta từ trong trứng để nó không đưa ra cái luận điệu đeo gông vào cổ người phụ nữ cả mấy trăm năm qua.
Trả lờiXóaTết đến xuân về, ai cũng muốn được vui vẻ bên bạn bè, gia đình. Nếu chị em muốn có những phút giây như thế, gác việc nhà lại. Hoặc là, bày tỏ quan điểm với chồng, việc nặng chia đôi, việc khó không làm. Để cả hai có thời gian rảnh rỗi bên gia đình, bè bạn. Thế mới là công bằng. Nhiều người ý thức lắm, họ không muốn để vợ họ mệt nên cũng giúp đỡ vợ khá là nhiều việc trong gia đình. Nói chung, đàn ông cũng có người này, người nọ. Người đã vô tâm thì không chỉ tết mà bất cứ khi nào việc gì họ cũng vô tâm chứ không phải mỗi ngày tết. Còn nếu đã là người chồng tâm lý thì những dịp vất vả lại càng là dịp họ thể hiện mình là người chồng ga lăng, yêu chiều vợ. Có những niềm vui mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu.
Trả lờiXóaĐã là những người cầm ngòi bút viết lên những điều trong xã hội thì nên tôn trọng những cái chuẩn mực, đừng nói phiến diện dựa trên cái nhìn thiển cận của một con người. Đừng nhìn cái bề nổi người ta làm, người ta ngồi chơi xơi nước tiếp khách tiếp sếp tiếp mối quan hệ xã giao của họ, mục đích là gì ? Chả phải là vì cái nồi cơm của cả gia đình hay sao. Mỗi người một việc, đàn ông lo kinh tế, đàn bà lo việc gia đình, có vậy mà cứ tị nạnh nhau.
Trả lờiXóaLàm hay không do người phụ nữ hết, khéo léo thì được chồng chia sẻ, cứ làu bàu thì tự ôm hết việc vừa tức vừa phải làm hết cho nên ta phải thông minh vừa sai vừa nịnh mấy ông ấy mới làm. Giờ có cái gì gọi là công to việc lớn, đất nước không chiến tranh, đàn ông đi làm kiếm tiền phụ nữ cũng vậy, ấy vậy sao báo đài lúc nào cũng nói phụ nữ việt nam có sức hy sinh chịu đựng vì chồng vì con phi thường, mặc định phụ nữ phải đặt việc nhà lên số một, thế mới là mẫu mực, toàn tự mình đặt ra tiêu chuẩn cho mình cả thôi.
Trả lờiXóaNgoài những ông chồng lười, ỷ lại vào vợ, bắt vợ làm mọi việc lại có những ông chồng cực kì chăm chỉ, chịu khó, nhận những việc nặng nhọc về mình.Ví như, trong gia đình tôi, việc sắm sửa bánh kẹo, mâm hoa quả ngày Tết, đồ dùng trong nhà, thức ăn thức uống ngày Tết là việc của vợ. Nhưng việc gói bánh chưng và luộc bánh chưng lại là việc của các ông chồng. Chồng không cần vợ nhắc cũng chủ động đụng lợn bên nhà hàng xóm, rồi chuẩn bị thịt, nhân để gói bánh chưng. Cả đêm, chồng cũng là người canh nồi bánh, không để vợ thức khuya, dậy sớm. Tại sao không có ai ca ngợi. Đừng có vơ đũa cả nắm như vậy chứ?
Trả lờiXóaMột sự chụp mũ, vơ đũa cả năm trơ trẽn của cái ả gọi là nhà văn kia. Đọc cái đoạn mà cô ta viết chỉ thấy nổi lên một điều: chắc chắn cô ta là một người phụ nữ không biết làm gì, hoặc là lười nhác không thích làm gì, chỉ đòi ăn sẵn. Trong gia đình Việt, mỗi người đều có vai trò khác nhau, cô ta mới chỉ thấy có cái bề nổi, thấy có cái cá thể mà quy chụp cho toàn bộ các ông chồng là thể hiện cái sự ganh tị của cô ta. Người Việt Nam có câu:"Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu" quả là chính xác với cái cô này. Hơn nữa, đối với văn hóa thì cô ta đừng có lôi cái thứ tạp nham ở đâu đó vào. Tôi tin chắc rằng nếu cô ta mang cái đùi gà, hay cánh gà KFC về đặt lên bàn thờ thì sau đó chắc sẽ tới lượt cô ta "lên bàn thờ" luôn. Đã lười nhác, dốt nát còn bày đặt dạy đời - đó là Trang Hạ.
Trả lờiXóaMặc dù không phải là tất cả, vì trên đời này chẳng có gì là tuyệt đối hết. Nhưng nhà văn Trang Hạ đã nói rất đúng hầu hết đàn ông Việt Nam hiện nay. Hầu hết các ông ấy nói rằng việc bếp núc là việc tầm thường của đàn bà, họ là đàn ông quan những công to việc lớn, Chuyện chiến sự căng thẳng ở Syria với bác hiu trí láng giềng. Chuyện này không chỉ xảy ra ở một số mà là rất nhiều
Trả lờiXóaMặc dù không phải là tất cả, vì trên đời này chẳng có gì là tuyệt đối hết. Nhưng nhà văn Trang Hạ đã nói rất đúng hầu hết đàn ông Việt Nam hiện nay. Hầu hết các ông ấy nói rằng việc bếp núc là việc tầm thường của đàn bà, họ là đàn ông quan những công to việc lớn, Chuyện chiến sự căng thẳng ở Syria với bác hiu trí láng giềng. Chuyện này không chỉ xảy ra ở một số mà là rất nhiều
Trả lờiXóaNghe có vẻ không được đúng lắm, bởi vì ngày tết là ngày nghỉ ngơi xả hơi sau một năm làm việc căng thẳng, không phaỉ ngày nào cánh đàn ông cũng đều bắt vợ phải hàu như thế. Mà các chị cũng mong đến ngày xuân để mua sắm đón Tết chứ cũng không phải không. Ngày tết là ngày đoàn viên cả gia đình. Thời nay cũng có nhiều người đàn ông tâm lý lắm chứ! Những gì ad nói thì cũng chỉ là số it thôi.
Trả lờiXóaTheo tôi thì việc kể như nhà văn trang hạ chỉ xảy ra ở 1 số nhà, hay gặp 1 số ít đàn ông gia trưởng thì mới để vợ khổ như vậy, chứ đàn ông tiến bộ của Việt nam thì không như vậy nữa, họ biết chăm lo cho gia đình, biết chia sẻ công việc cho vợ con và không để vợ con phải vất vả, bận bịu ngày tết. cái nhà văn Trang Hạ cứ vơ đũa cả nắm, viết nhiều bài mà quá bêu xấu đàn ông việt nam.
Trả lờiXóa